Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh nhất
Bài viết có ích: 243 lượt bình chọn
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến khi có hơn nửa dân số Việt Nam mắc phải, nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay đa số bệnh nhân thường để bệnh nặng mới đi chữa trị. Các bác sĩ khuyên rằng nếu như bạn chưa có thời gian đi khám thì có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, thực đơn ăn uống để khắc phục, giảm bớt những triệu chứng. Vậy bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh.
Bệnh trĩ và những biến chứng khôn lường
Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom. Bệnh do sự giãn ra quá mức ở đám rối tĩnh mạch trĩ phình to quá mức xung quanh bộ phận hậu môn. Khi ở trạng thái bình thường, đám rối tĩnh mạch sẽ kiểm soát lượng phân đi ra ngoài, tuy nhiên khi những mô này phồng lên hoặc sung to lên thì gọi là bệnh trĩ.
Bệnh trĩ được chia làm 3 loại là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội: Là búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
Trĩ ngoại: Xuất phát từ đường lược dưới (đường hậu môn, trực tràng), búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại khi người bệnh mắc hai loại này cùng 1 lúc tạo thành búi trĩ lớn và kéo dài từ trong ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn
- Giai đoạn 2: Lúc bình thường búi trĩ nằm trong ống hậu môn còn khi đi cầu thì các búi trĩ sẽ thập thò hoặc lòi ít ra ngoài. Tuy nhiên sau khi đi đại tiện xong búi trĩ sẽ tự thụt vào trong
- Giai đoạn 3: tình trạng nặng hơn giai đoạn 2, không chỉ đi cầu mà kể cả những lúc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ xa ra ngoài. Lúc này người bệnh phải nằm nghỉ hoặc dung tay đẩy nhẹ vào.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn bệnh nặng nhất khi mà búi trĩ luôn luôn nằm ở ống hậu môn
Khi mắc bệnh trĩ, tùy từng giai đoạn mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở giai đoạn đầu bệnh sẽ ít có triệu chứng rõ ràng nhưng từ giai đoạn 2 trở đi người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn, chảy máu trong khi đi vệ sinh, ngứa hậu môn, nứt hậu môn, sưng xung quanh vùng hậu môn, xuất hiện khối nhô lên gần hậu môn, cảm giác đau, rát…
Bệnh trĩ nếu không chữa trị sớm và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Ung thư hậu môn, trực tràng: Khi bị bệnh trĩ không xử lý sớm sẽ có thể làm xơ hóa búi trĩ, kích thích tế bào ung thư phát triển, đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.
- Hoại tử hậu môn: Việc búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và có điều kiện phát triển gây nên tình trạng viêm nhiễm đồng thời phá hủy búi trĩ, nếu để lâu búi trĩ sẽ có nguy cơ bị hoại tử.
- Bội nhiễm ở cả nam và nữ giới: Vị trí xuất hiện của búi trĩ ở bộ phận nhạy cảm hơn nữa lại dễ bị xâm nhập, do đó khi bị trĩ người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu. Ở nam giới có thể gây nhiễm trùng huyết, ở nữ giới có thể gây viêm phần phụ.
- Tắc mạch: Khi bị trĩ, mỗi lần đi vệ vệ sinh người bệnh sẽ phải rặn nhiều, điều này sẽ khiến hậu môn chịu áp lực nặng, gây xung huyết và tạo những cục máu đông gây tắc mạch máu. Nếu như cục máu đông này không được loại bỏ thì một thời gian sau sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng gắn chặt vào thành hậu môn, việc bóc tách sẽ khó hơn và tăng nguy cơ hoại tử.
- Lở loét hậu môn: Các búi trĩ khi bị lồi thường xuyên sẽ gây xuất huyết và viêm nhiễm tại vùng hậu môn gây ngứa ngáy và viêm nhiễm.
- Thiếu máu: Bệnh trĩ có thể gây mất máu dài ngày gây mất máu mãn tính và có nguy cơ xuất huyết búi trĩ. Cơ thể lúc này không đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, vàng da…
Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì - Lời khuyên bác sĩ
Theo các bác sĩ hậu môn trực tràng để đảm bảo cho quá trình chữa bệnh trĩ cũng như hỗ trợ việc chữa bệnh trĩ hiệu quả người bệnh có thể bổ sung, thay đổi các loại thực phẩm, thực đơn ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân là vì, bệnh trĩ là bệnh chủ yếu do thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng. Chính vì thế, khi bị trĩ người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn. Vậy bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?
Bệnh trĩ nên ăn gì là tốt nhất?
Đây là thắc mắc của đại đa số các bệnh nhân mắc căn bệnh này, bệnh trĩ nên ăn gì để hạn chế triệu chứng của bệnh trĩ?
- Những loại thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ thường có trong các loại rau củ quả, đặc biệt là những loại rau xanh như: xà lách, rau muống, rau cải, cải cúc, rau chân vịt, rau ngổ, hoa thiên lý, rau lang, rau dền… các loại củ như: củ cải trắng, củ cải đỏ, mướp hương… Đây là những loại thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho việc nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón khiến bệnh nhân đẩy lùi bệnh trĩ.
- Những loại thực phẩm giàu chất sắt: Một số loại thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến như: nho khô, mơ khô, mận khô, hạt điều, khoai tây luộc, dưa đỏ, mè đen… Các loại thực phẩm này sẽ cung cấp chất sắt tự nhiên, hỗ trợ những bệnh trĩ bị mất máu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
- Các loại hoa quả giàu vitamin: Có thể kể đến một số loại hoa quả tốt cho người bệnh trĩ như: đu đủ chín, việt quất, quả sung, các loại quả có múi như: cam, quýt, bưởi…
- Thức ăn giàu magie như: cá bơn, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành… hoặc các loại như mật ong, măng… cũng rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.
- Uống nhiều nước: Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi ngày bệnh nhân trĩ cần uống từ hơn 2 lít nước trở lên, có thể uống nước lọc hoặc các loại nước trái cây. Việc uống nhiều nước sẽ khiến phân mềm hơn, hạn chế táo bón, làm giảm tình trạng bệnh trĩ, giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ.
- Sữa chua: Trong sữa chua có các chế phẩm có lợi cho tiêu hóa và các lợi khuẩn cho đường ruột giúp bộ máy tiêu hóa được củng cố đồng thời tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Bạn có thể bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như: hạt mè, hạt vừng, óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt đỗ… thay vì sử dụng các loại ngũ cốc tinh chế từ khoai lang, khoai sọ, khoai tây, khoai môn, củ từ, củ sắn dây… cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng. thay vì ăn cơm, người bệnh có thể thay thế một bát rau củ trên để có thể giúp bổ sung chất xơ mà vẫn cảm thấy no.
>>Tin liên quan:
- Bệnh trĩ: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- Các triệu chứng bệnh trĩ cần đi khám ngay trước khi quá muộn
- Bệnh trĩ có lây không, cách phòng tránh bệnh an toàn hiệu quả
Bệnh trĩ không nên ăn gì? Kiêng gì?
Người bị bệnh trĩ không nên ăn gì hoặc bệnh trĩ kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều người. Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm nêu trên, bệnh nhân trĩ cũng cần bỏ những loại thực phẩm sau ra khỏi thực đơn của mình:
- Người bị bệnh trĩ không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng: ớt, hạt tiêu, tương ớt, hành… Những loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn.
- Không nên ăn các loại thực phẩm chứa các chất kích thích như: trà, cà phê, rượu, bia… sẽ làm bạn mất nước và có nguy cơ táo bón triền miên, dạ dày bị mất cân bằng
- Đồ ăn có nhiều muối: Theo các nghiên cứu thì đồ ăn có nhiều muối sẽ khiến tế bào và mạch máu căng lên gây khó chịu, phân sẽ bị cứng vì thiếu nước, gây khó khăn khi đại tiện, đường ruột đau đớn hơn, hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn.
- Bánh ngọt và sô cô la: Đây là hai loại thực phẩm không chỉ gây táo bón mà còn làm ngứa hậu môn tăng cao.
- Nước ngọt có ga: Thành phần trong nước ngọt có ga sẽ làm tăng áp lực trong khung ruột khiến hiện tượng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
- Đồ ăn có nhiều chất béo: Đây là những loại thực phẩm được đánh giá là không lành mạnh, làm cho hệ tiêu hóa kém đi và gây ra táo bón.
- Sữa và thực phẩm từ sữa: Đây chính là thủ phạm khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng và đau đớn. Sữa khiến cho việc tăng cường sản xuất khí, đồng thời gây ra các hiện tượng đau bụng khi bị táo bón.
- Các loại thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế: Những loại thực phẩm này có trong bột, bánh mỳ, bột kem, bánh bông lan khiến các chất dinh dưỡng khác bị đọng lại trong ruột và dạ dày khiến nguy cơ táo bón tăng cao.
Để khắc phục bệnh trĩ, người mắc trĩ nên ăn gì và kiêng gì thì cần thực hiện cũng như phòng ngừa bệnh tái phát bằng cách:
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Hậu môn là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn nên dễ gây ra viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do vậy, mọi người nên chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Để tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, đại tiện dễ dàng.
- Không đứng ngồi quá lâu: Do đặc thù công việc như nhân viên văn phòng, lái xe, bộ đội,… là những đối tượng thường xuyên phải ngồi nhiều nên sẽ tăng áp lực lên hậu môn và có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Vì vậy, sau 1 tiếng làm việc bạn nên đi lại hoặc vận động tại chỗ để giảm áp lực lên hậu môn.
- Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày: Người bệnh nên hình thành thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trọng ngày, tốt nhất sau mỗi sáng sớm thức dậy. Tránh các thói quen xấu khi đại tiện như ngồi đại tiện lâu, vừa đại tiện vừa làm việc riêng, thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ gây khó chịu cùng nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó khi mắc các triệu chứng của bệnh trĩ bạn nên thực hiện các chế độ ăn uống theo danh sách các loại thực phẩm trên. Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì không phải là quá khó, tuy nhiên chỉ có tính chất hỗ trợ. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để được tư vấn cụ thể để có cách chữa trĩ hiệu quả nhất.
Bạn có thể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, liên hệ theo số điện thoại 0243.9656.999 hoặc chat trực tuyến tại khung [Tư Vấn Trực Tuyến] để được các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám hỗ trợ sớm nhất.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?