Ngứa vùng kín khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bài viết có ích: 806 lượt bình chọn
Ngứa vùng kín khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ có bầu. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của thai nhi? Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng này? Cách khắc phục ra sao cho hiệu quả? Theo dõi nội dung bài viết để biết câu trả lời.
Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai
Nguyên nhân nào khiến phái đẹp ngứa vùng kín khi mang thai? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em trong quá trình mang thai? Tình trạng ngứa có thể do yếu tố sinh lý, nội tiết tố hoặc do bệnh viêm phụ khoa gây ra.
1. Đau rát vùng kín khi mang thai – Thay đổi nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân ngứa vùng kín là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể người mẹ khi mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể mẹ có sự thay đổi nội tiết tố, điều này gây ảnh hưởng tới sự cân bằng pH tại âm đạo.
Ngoài ra, lúc này cơ thể mẹ tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi xung quanh, khiến cho vùng kín “ẩm ướt”, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
2. Ngứa vùng kín khi đang mang thai tháng đầu – Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Việc vệ sinh vùng kín không sạch hay thiếu khoa học (ví dụ như sử dụng sữa tắm vệ sinh vùng kín, dị ứng với thành phần có trong nước giặt quần áo hay giấy vệ sinh....) dễ khiến “nơi ấy” trở nên nhạy cảm. Thậm chí, tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây viêm và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
3. Ngứa vùng kín khi mang thai tháng thứ 4 – Rạn da
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, đa phần các bà bầu đều xuất hiện những vết rạn da ở vùng bụng dưới, quanh mu, bẹn, đùi. Khi kích thước thai nhi phát triển hơn bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự căng da ở bụng.
Các đường sọc nhỏ của tế bào da chuyển dần từ màu hồng sang màu nâu đậm (tùy thuộc vào màu da của mỗi bà bầu). Những phần da bị rạn có thể khiến bà bầu cảm thấy hơi ngứa ngáy râm ran.
Bạn không thể nào ngăn chặn hoàn toàn dấu hiệu này, nhưng việc bôi kem giữ ẩm cho da và bổ sung thêm nước cũng như thực phẩm dinh dưỡng sẽ góp phần hạn chế sự ngứa ngáy do khô da.
Ngoài ra, tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai kéo dài có thể là dấu hiệu nhận biết người mẹ đã mắc các bệnh lý về phụ khoa.
Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai
4. Mang thai bị ngứa vùng kín - Viêm âm đạo
Bệnh này xảy ra là do vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm. Bà bầu mắc bệnh này thường có triệu chứng ngoài ngứa ngày kéo dài còn kèm theo tình trạng vùng kín sưng đỏ, mẩn ngứa, đau rát, nhiều khí hư và có mùi hôi khó chịu.
5. Ngứa rát vùng kín khi mang thai - Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn E.Coli tấn công gây ngứa ngáy và đau rát vùng kín khi tiểu tiện.
6. Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng giữa - Bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh giang mai, lậu, Chlamydia, Herpes và Trichomonas là những căn bệnh phổ biến bị lây nhiễm thông qua đường tình dục. Người mắc bệnh này thường có cảm giác ngứa rát vùng kín, ngoài ra kèm theo các triệu chứng âm hộ sưng đỏ, khí hư màu trắng đục, khi tiểu tiện đau buốt.
7. Ngứa vùng kín lúc mang thai - Rận mu
Nếu người mẹ chỉ có cảm giác ngứa xung quanh lông mu thì khả năng lớn là mắc bệnh rận mu. Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, mẹ bầu cũng có thể dễ dàng phát hiện những mẩn nhỏ nổi lên xung quanh mép âm đạo.
>>Xem thêm: Ngứa vùng kín nữ: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để
Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Đây là vấn đề chị em cần nắm rõ để biết được tác hại của tình trạng ngứa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé.
- Trước hết, ngứa vùng kín kéo dài sẽ gây khó chịu cho bản thân người mẹ, khiến người mẹ cảm thấy lo lắng.
- Ngoài ra, việc cảm giác không thoải mái cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi.
- Thêm vào đó, tình trạng ngứa vùng kín kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành các bệnh phụ khoa nguy hiểm, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi (trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do bị vi khuẩn tấn công nếu người mẹ sinh thường...).
Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Cách khắc phục tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai
Cách khắc phục tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai như thế nào cho hiệu quả và an toàn? Thực tế, ngứa vùng kín do mắc bệnh phụ khoa thường được xử lý bằng cách đốt viêm hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, phương pháp đốt viêm không được áp dụng. Việc sử dụng thuốc tây cần hạn chế tối đa để tránh ảnh hưởng tới em bé.
Biện pháp an toàn và hiệu quả nhất chính là phòng ngừa, phục hồi sự cân bằng pH tự nhiên của vùng kín, để hỗ trợ bảo vệ chống lại nhiễm trùng và các điều kiện gây viêm, làm dịu giảm ngứa.
Đồng thời, mẹ bầu cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Dừng gãi
Khi phần da nhạy cảm ở vùng kín bị ngứa, theo bản năng mẹ sẽ gãi, nhưng theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bên ngừng ngay hành động này bởi khi gãi phạm vị viêm sẽ càng lan rộng. Những vết gãi do ngứa này còn nghiêm trọng hơn nếu chúng phát triển thành các chứng viêm nhiễm.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày
Dùng băng vệ sinh hằng ngày liên tục cũng được xem là tác nhân gây viêm nhiễm. Vì thế các mẹ cần bỏ thói quen sử dụng thường xuyên sản phẩm này. Cũng nên tránh dùng xà phòng, dung dịch có tính chất tẩy rửa mạnh hay có mùi.
- Chọn trang phục và đồ lót phù hợp
Chọn mặc những loại quần lót thoáng, thấm nước và khô ráo để vùng kín luôn khô ráo.
Hạn chế ngồi lâu ở nơi quá nóng. Mặc quần áo bằng vải cotton, rộng rãi cũng như tuyệt đối không mặc quần chật, bó và phải thay quần lót thường xuyên.
- Thêm sữa chua vào chế độ ăn uống
Ăn sữa chua đặc biệt là sữa chua Hy Lạp không đường, ít chất béo tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp giữ cân bằng độ pH. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước nhiều, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D… và hạn chế ăn đồ ngọt.
>>Xem thêm: Cách điều trị ngứa vùng kín tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhất
Có nên đặt thuốc ngứa vùng kín khi mang thai không?
Có rất nhiều chị em băn khoăn: Có nên đặt thuốc ngứa vùng kín khi mang thai không? Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, có rất nhiều loại thuốc có thể đặt khi bị ngứa vùng kín được chỉ định riêng cho bà bầu như: Canesten, Polygynax, Mebines,… Cho nên việc đặt thuốc là được phép theo chỉ định của bác sĩ.
Việc đặt thuốc phải thực hiện liên tục, đúng liều chỉ định. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đặt thuốc. Tránh quan hệ tình dục trong quá trình đặt thuốc để tránh phản tác dụng.
Phụ nữ bị ngứa vùng kín khi đang mang thai, phải lưu ý đặc biệt với trường hợp đặt thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy đến gặp ngay bác sĩ để khám lại để có phương pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý: Nếu xuất hiện tình trạng ngứa do mắc các bệnh phụ khoa, trong trường hợp này mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ xem xét và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng sóng cao tần với nhiều ưu điểm vượt trội như không gây hại đến các mô lành tính xung quanh, giảm thiểu đau đớn, hạn chế chảy máu,...
Chữa ngứa vùng kín khi mang thai an toàn tại đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Ngoài ra, khi trong thời kỳ đầu mang thai mà bị ngứa vùng kín thì tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích, đồng thời cần bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu xuất hiện tình trạng ngứa vùng kín, kèm theo một số triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nghiêm cấm tuyệt đối việc quan hệ tình dục, tránh trường hợp bệnh phát triển nặng hơn.
Qua nội dung trong bài, chị em đã biết ngứa vùng kín khi mang thai nguyên nhân do đâu? Cách xử lý hiệu quả là gì? Nếu còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhanh chóng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến].
- Thuốc chữa viêm phụ khoa liệu có thực sự an toàn
- Tham khảo các cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả được chuyên gia khuyến nghị
- Que thử viêm nhiễm phụ khoa có tốt không? [Giải đáp chi tiết]
- Cách đặt thuốc viêm phụ khoa và những lưu ý khi sử dụng
- [Sự thật] Cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi có hiệu quả không?
- Tổng hợp cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà - Đâu là cách chữa dứt điểm?