Viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bài viết có ích: 814 lượt bình chọn
Viêm đường tiết niệu là bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn E. coli gây ra. Để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị của các bác sĩ thì bệnh nhân cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm để chủ động ngăn ngừa bệnh và giúp việc chữa bệnh trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu
1. Tìm hiểu: Viêm đường tiết niệu là gì?
Để có thể nắm chắc viêm đường tiết niệu nên ăn gì, bạn nên tìm hiểu tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu, những nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm của bệnh. Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), nơi loại bỏ chất thải và nước tiểu ra ngoài. Bệnh viêm đường tiết niệu do vi khuẩn tấn công, thường là do vi khuẩn E. coli tấn công ở thận, niệu đạo, bàng quang, niệu đạo.
Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính nhưng nhiều hơn ở nữ giới (do cấu tạo đường niệu của nữ giới ngắn và thẳng lại gần với hậu môn). Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cao gấp 10 lần so với nam giới. Theo thống kê thì có 1 nửa số người bị viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.
2. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
- Do thói quen vệ sinh hàng ngày, vệ sinh sau khi đại tiện
- Việc vệ sinh trong ngày đèn đỏ, sau khi quan hệ, sau khi sinh nở không đúng cách
- Thói quen uống ít nước, nhịn tiểu
- Quan hệ tình dục với nam giới bị mắc viêm đường tiết niệu
- Mắc các bệnh sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, dị dạng thận, suy giảm hệ miễn dịch, đái tháo đường, ứ trệ nước tiểu do u…
- Bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần
Sỏi đường tiết niệu
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới
- Do mắc các bệnh sỏi thận từ trước
- Do quan hệ không an toàn, lây nhiễm viêm đường tiết niệu từ bạn tình, lây nhiễm bệnh xã hội…
- Do chấn thương dương vật khi quan hệ hoặc thủ dâm
- Sử dụng các loại chất tẩy rửa có trong nước hoa, xà bông
- Mắc các bệnh như: Đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, sức khỏe bị suy kiệt…
- Do cấu tạo phần niệu đạo bị hẹp
3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu
Nếu nắm bắt được những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu để bạn có kế hoạch điều trị bệnh sớm và tìm hiểu cũng như lên kế hoạch viêm đường tiết niệu nên ăn gì. Bệnh viêm đường tiết niệu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khám và điều trị kịp thời.
- Khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đi tiểu buốt như kim châm
- Vùng viêm nhiễm ở bên trong cơ thể nên khiến người bệnh đau bụng, tiểu rắt, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt
- Tổn thương đường tiết niệu nếu để bệnh ở giai đoạn mãn tính
- Gây viêm niệu đạo và đài bể thận
- Viêm ống dẫn tinh trùng, tinh hoàn, túi tinh… khiến chức năng sinh sản của nam giới bị hạn chế
- Phụ nữ mang thai khi bị viêm đường tiết niệu có thể bị sảy thai, sinh non
- Bệnh có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng
- Nguy cơ dẫn đến suy thận mãn tính
4. Viêm đường tiết niệu nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu bạn nên dùng một số loại thực phẩm tốt cho đường tiết niệu và để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- Quả nam việt quất
Nam việt quất là loại quả có chứa nhiều chất oxy hóa, giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch. Trong quả việt quất còn chứa proanthocyanidin giúp ngăn ngừa vi khuẩn, gắn kết với các tế bào ở đường tiết niệu.
Bạn có thể dùng nước ép quả việt quất hàng ngày (bạn không nên thêm đường) nếu khó uống bạn có thể dùng thêm nước lọc hoặc nước ép táo.
- Tỏi
Tỏi không chỉ là loại gia vị giúp món ăn trở nên ngon hơn mà nó còn là loại thực phẩm giúp phòng viêm đường tiết niệu hiệu quả. Trong tỏi có chứa allicin, hợp chất lưu huỳnh có tác dụng kháng khuẩn tốt.
- Sữa chua
Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, nó cũng là loại thực phẩm bảo vệ bàng quang. Trong sữa chua có chứa probiotic giúp làm tăng nồng độ vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung sữa chua hàng ngày, sau mỗi bữa ăn
- Trà xanh
Trong trà xanh có chữa Catechins EGCG có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E. Coli. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 cốc trà xanh để tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Giấm táo
Giấm táo được nhiều người sử dụng trong việc làm đẹp da và đặc biệt là trong việc hỗ trợ và điều trị viêm đường tiết niệu. Giấm táo chứa nhiều enzyme, kali gây ức chế vi khuẩn phát triển. Trong giấm táo còn chứa các axit axetic làm thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi.
Bạn có thể sử dụng giấm táo để hỗ trợ chữa viêm đường tiết niệu bằng cách dùng 2 muỗng canh giấm táo, 1 muỗng canh mật ong, 1 thìa nước cốt chanh, cùng nước lọc để uống ngày 2 lần.
Lưu ý: Giấm táo có thể làm tăng tính axit của nước tiểu, gây nóng và rát, nếu thấy hiện tượng này bạn hãy ngừng sử dụng.
- Bột baking soda
Thành phần trong baking soda có tính kiềm tự nhiên giúp trung hòa độ axit của nước tiểu khi đang bị nhiễm trùng đường tiểu. Bạn có thể dùng 1 muỗng canh baking soda hòa với 1 cốc nước lọc và sử dụng càng nhiều càng tốt.
Bột baking soda
- Vitamin C
Vitamin C có vai trò trong việc điều trị, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C như: cam, quýt, đu đủ, bông cải xanh, bắp cải…
- Dầu cây trà
Dầu cây trà có đặc tính kháng khuẩn, có thể hỗ trợ điều trị như một loại thuốc kháng sinh. Chính vì thế, nó có thể giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn E.coli gây bệnh khá hiệu quả. Bạn có thể dùng dầu cây trà để tắm hai lần mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu.
- Uống nước râu ngô và lá mã đề
Nước râu ngô và lá mã đề giúp làm sạch đường tiết niệu của bạn. Bạn có thể rửa sạch nước râu ngô và lá mã đề rồi cho vào đun thật kỹ. Uống ngày 3 lần, uống liền trong vòng 3 ngày. Lưu ý nên uống nước râu ngô và lá mã đề lúc đói, có thể cho thêm đường.
5. Viêm đường tiết niệu không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì thì người bệnh khi mắc viêm đường tiết niệu cũng cần tìm hiểu những loại thực phẩm cần tránh khi mắc căn bệnh này. Vậy viêm đường tiết niệu không nên ăn gì?
- Hải sản: Khi bị viêm đường tiết niệu bạn không nên ăn đồ hải sản. Mặc dù đây là loại thực phẩm rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại loại thực phẩm cần loại bỏ trong danh sách các món ăn cho người mắc nhiễm trùng đường tiểu. Nguyên nhân là do hải sản khiến chị em bị ngứa ngáy, dịch âm đạo tiết nhiều hơn
- Đồ cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng như: ớt, hạt tiêu, gừng… sẽ làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, hậu môn và niệu đạo tăng tiết dịch và ngứa rát.
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Đây là những loại thực phẩm được cho là không lành mạnh có thể khiến vi khuẩn trong đường tiết niệu được sinh sôi nảy nở nhanh hơn.
- Đồ uống có ga, đồ uống có chất kích thích như: rượu, chè, cà phê cũng cần được loại bỏ
- Đồ ăn có nhiều chất béo như: sữa, phô mai, bơ, sôcôla, mỡ động vật…
- Không nên ăn những loại thực phẩm có nhiều muốn, nhiều đường
Đồ ăn có nhiều chất béo
Lưu ý: Khi mắc bệnh viêm đường niệu bạn không nên quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho người bạn tình. Ngoài ra bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi người, ăn nhiều rau xanh, bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C có trong hoa quả, các loại trái cây.
Việc sử dụng các loại thực phẩm cho bệnh viêm đường tiết niệu cũng như việc lên thực đơn xem bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì chỉ là một cách phòng bệnh, hỗ trợ bệnh, còn việc chữa viêm đường tiết niệu triệt để cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể đến khám viêm đường tiết niệu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng ở 193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phòng khám là địa chỉ uy tín với chất lượng khám và chữa bệnh viêm đường tiết niệu được nhiều người tin tưởng và đánh giá cao.
Tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng các bác sĩ sẽ chỉ định chữa viêm đường tiết niệu tùy theo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y chuyên khoa để loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm, kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như viba, hồng ngoại, sóng ngắn… để tăng cường hấp thu thuốc. Đặc biệt, người bệnh sau khi điều trị bằng thuốc Tây còn được sử dụng thêm các loại thuốc Đông y để giúp tăng cường sức đề kháng, giải độc, mát gan, nhanh chóng hồi phục.
Nếu bạn muốn được tư vấn bệnh viêm đường tiết niệu cũng như viêm đường tiết niệu nên ăn gì có thể liên hệ Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Cộng Đồng 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, số điện thoại: 0243.9656.999 hoặc tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
- Viêm niệu đạo chlamydia là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu về viêm niệu đạo không đặc hiệu và biện pháp phòng tránh - điều trị an toàn
- Tình trạng niệu đạo bị viêm là gì? - Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và điều trị như thế nào?
- So sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ - Tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở niệu đạo
- Xét nghiệm tế bào biểu mô niệu đạo cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?
- Ung thư niệu đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ