Báo động đỏ tràn dịch màng tinh hoàn – Chớ coi thường!

Điểm trung bình: 4.2/5
Bài viết có ích: 678 lượt bình chọn

Tràn dịch màng tinh hoàn là tên gọi còn khá mới mẻ với cánh mày râu. Rất nhiều người nhầm lẫn đây là triệu chứng của bệnh viêm nhiễm nam khoa, dẫn tới điều trị sai hướng. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, đe dọa trực tiếp khả năng làm cha trong tương lai của nam giới.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì? Là hiện tượng màng tinh hoàn bị tổn thương, dẫn tới ứ đọng dịch, máu, mủ giữa lá tạng và lá thành của màng tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn

Màng tinh hoàn là một lớp màng, tạo thành nhờ phúc mạc bị đẩy xuống trong quá trình đi xuống của tinh hoàn. Đầu tiên, phúc mạc xuống bìu, thành một ống gọi là mỏm bọc. Khi bé trai ra đời, ống sẽ bị bít lại.

Màng tinh hoàn gồm hai lá: Lá tạng dính sát tinh hoàn, lá thành bao bọc bên ngoài lá tạng. Một lớp dịch mỏng xuất hiện giữa hai lá này, giúp tinh hoàn trượt lên trượt xuống thuận lợi, dễ dàng.

Vì sao màng tinh hoàn của nam giới bị tràn dịch?

Vì sao lại có hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn? Có thể nói, hiện tượng màng tinh hoàn bị tràn dịch xảy ra đối với nam giới mọi lứa tuổi. Ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

  • Đối với trẻ em

Nguyên nhân: Do từ trong phôi thai, tinh hoàn nằm trong ổ bụng và sau phúc mạc.

Khi thai nhi khoảng 28 tuần tuổi, tinh hoàn di chuyển xuống bìu thông qua ống phúc mạc. Phúc mạc bị kéo xuống thành hố bìu, khi trẻ sinh ra, hố bìu bị đóng kín.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp hố bìu không được đóng kín, ổ bụng tích tụ lớp dịch. Từ đó gây ra hiện tượng tràn dịch ở màng tinh hoàn.

  • Đối với người lớn

Nguyên nhân: Do bệnh viêm nhiễm nam khoa: viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, ung thư tinh hoàn,...

Triệu chứng: Tinh hoàn sưng, tấy đỏ, đau đớn, khó chịu,...

Tràn dịch màng tinh hoàn: Những triệu chứng điển hình nhất

Tràn dịch màng tinh hoàn là bệnh lý có diễn biến âm thầm. Nên dựa vào siêu âm để phát hiện nhanh và chính xác. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát kỹ, nam giới vẫn nhận thấy một số dấu hiệu lâm sàng điển hình. Cụ thể như:

Vùng bẹn và tinh hoàn đau tức

Tinh hoàn đau tức

Tinh hoàn đau tức

  • Đau tức vùng bẹn, tinh hoàn
  • Cơn đau xuất hiện có khi âm ỉ, có khi dữ dội
  • Đặc biệt vùng bẹn, xuất hiện cơn đau quặn

Tác hại: Nam giới luôn có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, khó tập trung công việc,...

Bìu to bất thường và sa xuống dưới

  • Vùng bìu sưng to bất thường
  • Phần da bìu căng bóng hơn bình thường
  • Dùng đèn pin để soi sẽ thấy nguồn ánh ánh này xuyên qua dễ dàng

Tinh hoàn sưng to

  • Tinh hoàn đau đớn
  • Tinh hoàn sưng to và cứng
  • Gây ra bệnh viêm nhiễm, viêm mào tinh hoàn

Tiết dịch mủ, máu

  • Xuất hiện dịch vàng tiết ra từ tinh hoàn
  • Nếu không điều trị, có thể dẫn đến ung thư, bắt đầu tiết dịch màu đỏ, lở loét ngày càng nặng.

Biến chứng nguy hiểm từ tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn không quá nguy hiểm và không ảnh hưởng quá xấu đến chức năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng: nhiễm trùng, u bướu, thoát vị bẹn,... ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Chất lượng cuộc sống không đảm bảo: Tinh hoàn căng tức ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của nam giới. Thêm nữa, nhiệt độ tinh hoàn đang có dấu hiệu thay đổi, để lâu sẽ gây ra hiện tượng teo tinh hoàn.

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới

Vô sinh hiếm muộn: Màng tinh hoàn bị tràn dịch khiến “hòn bi” bị ngâm nước quá lâu, khiến ống dẫn tinh, mào tinh hoàn chịu áp lực rất lớn.

Khi 2 bộ phận này có vấn đề dù lớn hay nhỏ, đều ảnh hưởng số lượng, chất lượng tinh trùng, “tinh binh” nhanh chóng suy yếu, tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn tăng cao.

Chất lượng tình dục suy giảm: Dịch, mủ, máu trong màng tinh tràn quá nhiều, kèm theo bệnh lý,... khiến nam giới đau đớn, không còn hứng thú “chuyện giường chiếu”, sợ đau mỗi lần quan hệ tình dục.

Tinh hoàn chịu áp lực lớn: Quá trình tuần hoàn máu và cung cấp máu khó khăn hơn vì dịch tiết nhiều. Khiến quá trình sản xuất tinh trùng suy giảm,...

Các cách chữa tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến hiện nay

Để biết cách chữa tràn dịch màng tinh hoàn phù hợp với mình. Trước tiên, nam giới phải được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh, sau đó bác sĩ tiến hành phân tích đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.

1. Chữa trị bằng thuốc

Áp dụng trong trường hợp: Tràn dịch màng tinh do nhiễm vi khuẩn, virus, do bệnh lý nam khoa: viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn,...

Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh chữa tràn dịch màng tinh chỉ áp dụng cho giai đoạn đầu.

Tác dụng của phương pháp: Nếu tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ, triệu chứng đau nhức thuyên giảm, phù nề thuyên giảm, viêm nhiễm biến mất, kích thích dịch ở bìu thuyên giảm,...

Điều tối kỵ:

  • Nam giới tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sự tư vấn của dược sĩ chuyên môn.
  • Không bỏ dở việc điều trị khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Vô tình khiến chính bạn phải đối mặt với tác dụng phụ không mong muốn

2. Điều trị bằng chọc hút dịch

Áp dụng trong trường hợp: Tràn dịch màng tinh hoàn đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Chọc hút dịch

Chọc hút dịch

Cách thực hiện:

  • Rạch một vết nhỏ dưới bìu để hút dịch tràn ra bên ngoài
  • Sau đó, tiến hành đóng kín đường thông lên ổ bụng để dịch thoát ra bên ngoài
  • Cuối cùng, bác sĩ tiến hành thắt ống phúc tinh mạc để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Áp dụng trong trường hợp: Nam giới mắc bệnh ở giai đoạn nặng, màng tinh hoàn bị biến dạng do “ngâm nước” quá lâu, có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bằng phẫu thuật được đánh giá là phương pháp an toàn, hiệu quả cao. Với nhiều cách thực hiện:

  • Mở trực tiếp qua đường bẹn hoặc đường bìu
  • Cắt bớt lá thành màng tinh hoàn
  • Cắt, lộn màng tinh hoàn
  • Lộn xếp lá thành màng tinh hoàn

Khuyến cáo: Nam giới nên theo dõi diễn biến sau điều trị tràn dịch màng tinh hoàn:

  • Có thể xảy ra tụ máu bìu do cầm máu không kỹ càng. Nếu tụ máu lớn bắt buộc can thiệp phẫu thuật ngay
  • Màng tinh hoàn có thể viêm hoặc phù nề sau điều trị. Phải khoảng 1 – 3 tháng mới trở lại bình thường
  • Ít khi xảy ra tràn dịch tái phát, nếu có thì do tắc phù mạch bạch huyết hoặc tĩnh mạch.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro, biến chứng

Những lưu ý không thể bỏ qua khi điều trị màng tinh hoàn tràn dịch

Màng tinh hoàn tràn dịch là triệu chứng bệnh của nhiều nguyên nhân. Việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân hiệu quả đem lại mới cao. Trong khi điều trị bệnh, nam giới cần phải lưu ý một số điều sau:

Kiêng quan hệ tình dục

Kiêng quan hệ tình dục 

  • Đến địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân, mức độ bệnh rồi mới tiến hành điều trị.
  • Không tùy tiện điều trị bằng thuốc tại nhà. Có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn
  • Nếu dịch tiết ra quá nhiều, hãy lựa chọn cách điều trị bằng chọc hút dịch màng tinh hoặc phẫu thuật dưới sự chỉ định, tư vấn từ bác sĩ
  • Không lao động, làm việc quá sức, nên kiêng quan hệ tình dục
  • Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.

Qua nội dung trong bài, nam giới đã biết tràn dịch màng tinh hoàn là gì? Mức độ nguy hiểm ra sao? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất? Nam giới có thể đi thăm khám bệnh tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng để bác sĩ Lê Văn Minh – Chuyên khoa II Nam học – Ngoại tiết niệu trực tiếp thăm khám – chữa trị.

Mọi thông tin xin liên hệ 0243.9656.999 hoặc thông qua [Tư Vấn Trực Tuyến].