[Góc cẩn thận] Có kinh nguyệt có đi đám ma được không?
Bài viết có ích: 174 lượt bình chọn
Có kinh nguyệt có đi đám ma được không là câu hỏi không ít chị em từng đặt ra. Nhiều người cho rằng việc đi đám ma vào ngày hành kinh sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh, ảnh hưởng sức khỏe, khả năng sinh sản. Vậy thực hư điều này có đúng không? Lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ CKI Sản phụ khoa Giao Thị Kim Vân trong bài viết dưới đây.
Quan niệm của người xưa về kinh nguyệt
Trước khi giải đáp có kinh nguyệt có đi đám ma được không, chị em nên biết quan niệm của người xưa về kinh nguyệt. Mỗi nền văn hóa đều có quan niệm khác nhau về kỳ kinh nguyệt. Nhưng đa số đều cho rằng máu khi hành kinh của phụ nữ là ô uế, xui xẻo.
Thời cổ đại, kinh nguyệt là điều xấu hổ với tôn giáo, phụ nữ phải cố gắng tìm cách che giấu đi. Thậm chí một số nước, phụ nữ khi đến ngày “đèn đỏ” phải ra khỏi nhà, cách xa nơi có người vì bị xem như “chất độc” gây hại.
Thời nay, nữ giới có kinh nguyệt tuy không phải chịu định kiến gay gắt như trước nhưng vẫn có một số điều kiêng kỵ truyền tai nhau khiến chị em băn khoăn. Ví dụ không được đi lễ chùa, cúng bái hay ra vào chánh điện nơi thờ thần phật. Lý do bởi người xưa luôn nghĩ đây là nơi liêng thiêng, phải tuyệt đối sạch sẽ, thanh khiết. Nữ giới có kinh là “máu bẩn” nên không thể lui tới.
Hủ tục đó không ngoại lệ khi phụ nữ có kinh nguyệt dự tang lễ ở Việt Nam. Việc đi đám ma trong lúc có kinh nguyệt bị coi là thiếu tôn trọng với người đã khuất. Đồng thời do thể trạng của nữ lúc hành kinh rất yếu, dễ mệt mỏi, nhiễm lạnh nên thường được khuyên tránh đi đám ma vì có nhiều hàn khí.
Có kinh nguyệt có nên đi đám tang không?
Có kinh nguyệt có đi đám ma được không? Kinh nguyệt là hiện tượng thay đổi sinh lí hiển nhiên. Là cột mốc đánh dấu bước trưởng thành về cơ thể của 1 người con gái. Hơn nữa, có 1 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn còn là dấu hiệu tốt cho sức khỏe và sinh sản của phụ nữ trong tương lai.
Về mặt duy vật, khoa học chưa từng đưa ra dẫn chứng cho thấy kinh nguyệt và đám ma liên quan tới nhau. Do đó, đối với câu hỏi đến ngày “đèn đỏ” đi đám ma được không thì đáp án là hoàn toàn có thể. Không lo bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay đụng chạm đến tâm linh.
Cả mặt duy tâm, trong luật Phật không hề cấm cản điều này. Người chết không chọn ngày, chu kì sinh lí của phụ nữ xảy ra lúc không phù hợp là điều không ai muốn.
Vì vậy, cần phải bỏ qua những quan niệm sai lầm, lạc hậu ngày ấy cho chị em thoải mái hơn. Khi dự đám tang chỉ cần lưu ý vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề cùng tác phong thành kính là được.
Đi đám ma lúc có kinh nguyệt nên để ý những gì?
Có kinh nguyệt có đi đám ma được không đã có lời giải đáp. Vậy đi đám ma lúc có kinh nguyệt nên để ý gì? Tuy có thể đi đám ma khi có kinh nguyệt nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số điều dưới đây để chắc chắn hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cách cư xử đúng mực khi dự tang lễ.
Trước khi dự tang lễ, chị em cần vệ sinh thân thể thật kĩ, đặc biệt vùng kín vì trong các ngày hành kinh cơ thể gây mùi khó chịu, làm ảnh hưởng người xung quanh.
Vì đám ma là nơi có nhiều hơi lạnh từ người đã khuất, nên bạn cũng nên tự bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm bệnh trong lúc sức đề kháng còn yếu bằng cách uống rượu tỏi, trà gừng,...
Nên chọn trang phục tối màu, kín đáo để dự đám ma. Điều đó không chỉ làm tăng sự nghiêm trang trong tang lễ mà còn giúp cơ thể hạn chế bị khí lạnh xâm nhập.
Những bệnh kiêng đi đám ma
Ngoài việc quan tâm có kinh nguyệt có đi đám ma được không, chị em cần biết những bệnh kiêng đi đám ma. Nếu đang gặp một trong các bệnh hoặc trường hợp sau thì tốt nhất bạn không nên đi để tránh hậu quả khôn lường.
1. Nhóm bệnh tim mạch, xương khớp mãn tính
Đây là nhóm người bệnh cần kiêng đi đám ma. Nhóm này cần kiêng kỵ nhiễm lạnh, đặc biệt là đến những nhà người chết, khi lễ tang, nghĩa địa. Rất nhiều người mắc bệnh khi đi đám tang về xuất hiện triệu chứng đau nhức, mỏi mệt.
Nếu không điều trị kịp thời, uống đúng thuốc, nguy cơ biến chứng và bệnh nặng rất cao. Các bệnh về tim mạch, xương khớp mãn tính rất kị lạnh. Bệnh xương khớp khi gặp lạnh chưa thể ảnh hưởng tính mạng nhưng gây đau nhức, thậm chí khuyết tật.
2. Bị u có nên đi đám ma không?
Dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh người bị ung thư bị ảnh hưởng khi đi đám tang. Tuy nhiên trên thực tế, đã có rất nhiều người phát hiện hoặc bệnh trở nên di căn, trở nặng sau khi đi đám tang về.
Vì những kinh nghiệm thực tế này, người bị ung thư bị cấm đến đám tang để phòng những hậu họa không hay do đám ma người chết mang lại.
Phụ nữ có kinh nguyệt có được thắp hương không?
Ngoài việc băn khoăn có kinh nguyệt có đi đám ma được không, nhiều chị em thắc mắc đến ngày “đèn đỏ” được thắp hương không. Theo những người chuyên nghiên cứu về tôn giáo, phụ nữ không cần kiêng kỵ thắp nhang khi tới ngày có kinh nguyệt.
Quan niệm kiêng kỵ trong dân gian vốn chỉ đúng với những quỷ thần cấp thấp. Đó là do những quỷ thần này đã từng hoặc đang nghiện ăn máu. Khi thấy máu, lòng tham trỗi lên sẽ dễ dàng nổi giận.
Tuy nhiên, máu kinh nguyệt không phải là máu tươi, nó khiến quỷ thần bực tức khi cảm nhận mình bị làm nhục. Chính vì vậy, phụ nữ có kinh nguyệt không nên bước vào những đền miếu có thờ quỷ thần cấp thấp. Nếu không họ có thể gặp phải những chuyện xui rủi không may.
Còn chuyện thắp nhang, đi lễ chùa, lễ đền đài thì không cần kiêng kị vấn đề kinh nguyệt. Thậm chí tới chùa, lễ Phật hay tụng kinh tọa thiền đều không cần tránh né vấn đề này. Nó không phải yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc thờ cúng của chị em phụ nữ.
Tuy nhiên, chị em phụ nữ cần cẩn thận, chú ý khi thực hiện việc thắp nhang, đi lễ trong những ngày có kinh nguyệt. Trước khi thực hiện nghi lễ thắp nhang hay đi chùa, hãy vệ sinh thân thể, chân tay thật sạch sẽ. Từ đó, đảm bảo cơ thể thanh sạch nhất khi bày tỏ lòng thành với tổ tiên, đất trời và thần phật.
Một vài kiêng kỵ khác trong ngày kinh nguyệt
Ngoài vấn đề có kinh nguyệt có đi đám ma được không, chị em trong ngày “đèn đỏ” cần kiêng rất nhiều thứ khác. Khi đến kỳ kinh, cơ thể chị em rất nhạy cảm và thường “yếu” hơn bình thường do mất nhiều máu, đau bụng, mệt mỏi. Vì vậy, chị em cần chú ý một vài kiêng kỵ sau đây:
- Kiêng ăn đồ chua, cay, nóng
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ mặn, thực phẩm lạnh
- Không uống trà đặc, chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,...
- Không đấm lưng, vận động mạnh khiến cơ thể đau dữ dội, máu kinh ra nhiều
- Không mặc quần quá chật sẽ tạo áp lực cho hệ thống mao mạch tại vùng kín, ảnh hưởng tuần hoàn máu, dẫn tới phù nề,...
- Không làm việc quá sức, hạn chế nói to, hát quá lớn khiến thanh quản tổn thương
- Hạn chế quan hệ ngày “đèn đỏ”
- Không sử dụng thuốc nhuận tràng, cầm máu, thuốc chống đông máu,...
Trên đây là những thông tin về có kinh nguyệt có đi đám ma được không. Ngoài ra, chị em cần tránh một số điều khác để bảo vệ sức khỏe sinh lý. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Tìm kiếm có liên quan có kinh nguyệt có đi đám ma được không
- 11 điều kiêng kỵ khi đi đám ma
- Phụ nữ có kinh nguyệt có được thắp hương không
- Đến tháng có được ra mộ, không
- Những bệnh kiêng đi đám ma
- Bị kết có nên đi đám tang
- Có kinh nguyệt có nên đi đám tang không
- Những điều kiêng kỵ trong đám tang
- Bị u có nên đi đám ma không
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?