Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào? 

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 528 lượt bình chọn

Viêm phụ khoa khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần hết sức chú ý phát hiện triệu chứng và sớm có cách điều trị và cách phòng chống viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai hiệu quả nhất.  

Dấu hiệu viêm phụ khoa khi mang thai 

Theo thống kê, có tới 90% phụ nữ mắc viêm nhiễm phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Nguy cơ mắc sẽ càng cao ở phụ nữ có thai bởi lúc này cơ thể xảy ra nhiều thay đổi, nội tiết thay đổi nên dễ bị viêm nhiễm hơn bình thường. Không những vậy, khi mang thai đề kháng của phụ nữ yếu hơn nên dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công…

Viêm phụ khoa khi mang thai là tên gọi chung của các bệnh lý viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục như âm đạo, âm hộ, cổ tử cung…Theo đó, các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường là: 

  • Khi hư bất thường có tính chất, màu sắc lạ như màu nâu, màu vàng, xám đục, màu xanh, thậm chí khí hư có máu. 
  • Khí hư âm đạo ra nhiều đi kèm theo là một mùi hôi khó chịu
  • Vùng kín ngứa ngáy, đau rát.
  • Âm đạo xuất huyết bất thường, nhất là sau khi quan hệ tình dục. 
  • Rối loạn tiểu tiện: Tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu xót, tiểu ra máu…

Ngoài những triệu chứng chung, dấu hiệu của viêm phụ khoa khi mang bầu ở mỗi bệnh lý sẽ có biểu hiện khác nhau. Một số bệnh lý viêm ngứa phụ khoa khi mang thai thường gặp nhất bao gồm: 

Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm trùng do sự tấn công của vi khuẩn trong âm đạo, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo, từ đó gây viêm nhiễm. Khoảng 20% phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn âm đạo. 

Trùng roi Trichomonas gây viêm âm đạo

Trichomonas là tác nhân gây nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Khi mắc bệnh, mẹ bầu luôn có cảm giác ngứa ngáy vùng kín, đi tiểu đau buốt và âm đạo tiết nhiều khí hư màu vàng hoặc màu xanh, mùi hôi khó chịu. 

Khi mang thai bị mắc bệnh nấm phụ khoa

Còn gọi là nhiễm trùng nấm men Candida Albicans, là loại nấm có thể ký sinh trong âm đạo hoặc bên trong da. 

Một số triệu chứng nấm âm đạo mà mẹ bầu có thể nhận biết bao gồm ngứa ngáy vùng kín, khí hư có màu vàng, xám đục, đặc và có mùi hôi khó chịu; đi tiểu đau và quan hệ ra máu…

Nhiễm Strep B âm đạo 

Strep B là tác nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ, vỡ nội mạc tử cung…Triệu chứng nhiễm trùng Strep B âm đạo bao gồm đi tiểu nhiều, tiểu khó, nước tiểu đục màu, cảm giác luôn buồn tiểu gây rối loạn sinh hoạt của mẹ bầu. 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Đang mang thai bị viêm phụ khoa có nguy hiểm không?

Có bầu mà bị viêm phụ khoa có sao không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, không ít thai phụ chủ quan không đi khám phụ khoa, không điều trị vì sợ ảnh hưởng đến con. Khi đó, viêm phụ khoa khi mang thai đã dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: 

  • Viêm màng ối, tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, ối vỡ non, vỡ sớm.
  • Nguy cơ sảy thai/ sinh non. 
  • Trẻ bị nhẹ cân khi sinh, thậm chí bị nhiễm trùng sau sinh.
  • Đối với mẹ, tăng nguy cơ viêm nhiễm niêm mạc tử cung sau sinh, thậm chí nhiễm trùng sản dịch sau sinh. 
  • Nguy hiểm hơn, phụ nữ mang thai mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà…sẽ càng nguy hiểm: Tăng nguy cơ sinh non, viêm ối; bệnh lậu có thể khiến trẻ sinh ra bị nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc…

Viêm phụ khoa khi mang thai phải làm sao?

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang bầu nếu không sớm có biện pháp khắc phục có thể sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ cần chú ý các triệu chứng bất thường ở vùng sinh dục để có hướng xử lý kịp thời. Vậy mẹ bầu bị viêm phụ khoa khi mang thai phải làm sao? 

Cách trị viêm phụ khoa khi mang bầu

Giai đoạn mang thai vô cùng nhạy cảm, bất kỳ một tác động nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con. Do đó, tốt nhất khi bị viêm phụ khoa khi mới mang thai, mẹ bầu nên đi thăm khám chuyên khoa để có hướng xử lý an toàn nhất.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và an toàn với thai nhi. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi hay thuốc đặt âm đạo điều trị bệnh, hạn chế kê kháng sinh vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Khi điều trị đặt thuốc viêm phụ khoa khi mang thai, một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là Neomycin, Polymyxin B (kháng sinh và kháng nấm), Nystatin. Đây đều là các loại thuốc được đánh giá an toàn với phụ nữ có thai, có tác dụng điều trị viêm nhiễm phụ khoa do nấm và vi khuẩn. 

Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ khá nhạy cảm, do đó mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, một số loại thuốc chỉ có thể giúp bệnh khỏi tạm thời nhưng rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. 

Cách phòng chống viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai?

Trong trường hợp bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện viêm nhiễm. Bởi lúc này thai nhi đã ổn định và hoàn thiện, việc điều trị cũng sẽ an toàn hơn: 

  • Vệ sinh phụ khoa sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa quá sâu và tiến hành vệ sinh từ trước ra sau để ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ hậu môn.
  • Tuyệt đối không áp dụng các mẹo dân gian hay cách chữa viêm phụ khoa tại nhà chưa được kiểm chứng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định & theo dõi của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể hiệu quả và tốt cho người bình thường nhưng lại có thể gây hại cho thai nhi và mẹ bầu nếu điều trị không đúng cách. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ, nhất là trong giai đoạn mang thai là vô cùng quan trọng. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan hoặc sợ ảnh hưởng đến thai nhi mà không đi khám. 
  • Uống men vi sinh nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn. 
  • Ăn tỏi trong bữa ăn hàng ngày vì tỏi có chứa chất kháng viêm nên giúp phòng tránh và chữa trị viêm âm đạo. 
  • Ăn sữa chua mỗi ngày (sữa chua lên men tự nhiên) để bổ sung lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch để chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, nấm gây bệnh. 
  • Kiêng quan hệ tình dục, không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, độ pH cao.
  • Tuyệt đối không áp dụng các mẹo dân gian hay tự đặt thuốc tại nhà mà không có sự theo dõi của bác sĩ. 
  • Hạn chế ăn đồ ngọt vì có thể làm tăng tiết dịch âm đạo. Điều này càng khiến cho tình trạng viêm nhiễm thêm nghiêm trọng. 
  • Nhanh chóng đi thăm khám nếu phát hiện triệu chứng bất thường. 

[Shortcode bác sĩ Vân]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Trên đây là thông tin cụ thể về tình trạng viêm phụ khoa khi mang thai. Hy vọng đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp mẹ bầu có cách phòng ngừa, phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Mọi thắc mắc, mẹ bầu có thể liên hệ về hotline Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 0243.9656.999 để các bác sĩ có thể tư vấn cụ thể hơn.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối