Gai sinh dục: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị
Bài viết có ích: 167 lượt bình chọn
Gai sinh dục thực chất không phải là bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục. Tuy nhiên, căn bệnh này có nhiều triệu chứng tương tự sùi mào gà. Thực tế, các u nhú sinh dục này thường lành tính, không phải là bệnh xã hội nguy hiểm nhưng rất khó phân biệt với bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu. Chính vì thế, người bệnh nên chủ động đi thăm khám nếu thấy xuất hiện u nhú bất thường ở phận sinh dục.
Gai sinh dục là gì?
Gai sinh dục là gì? Đối với câu hỏi này, bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – ngoại tiết niệu thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Là hiện tượng phát triển quá mức của các tế bào gai ở phần thượng bì. Từ đó, hình thành các u nhú ở bộ phận sinh dục của nam và nữ giới. Với cấu tạo gồm 4 lớp: lớp sừng, lớp gai, lớp hạt, lớp đáy”.
Các tế bào gai ở phần thượng bì có chức năng đào thải lipid ra ngoài và dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, vì một tác nhân nào đó, chúng phát triển kích thước và nổi hẳn lên trên bề mặt da. Từ đó, tạo thành các nhú gai có màu đỏ, nổi như da gà, khi sờ tay vào thấy sần sùi, khó chịu.
Gai sinh dục là gì
Gai sinh dục vốn không phải là bệnh xã hội nguy hiểm, không lây nhiễm qua quan hệ tình dục không lành mạnh. Nhưng bệnh lý này có những dấu hiệu nhận biết rất giống sùi mào gà ở giai đoạn đầu và khó phân biệt được bằng mắt thường. Vì thế, người bệnh cần đi thăm khám kịp thời khi thấy xuất hiện các u nhú bất thường tại bộ phận sinh dục.
Triệu chứng nhận biết gai sinh dục ở nam và nữ giới
Triệu chứng nhận biết gai sinh dục ở nam và nữ giới như thế nào? Thông qua các nốt u nhú hình gai không đau, không ngứa xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Triệu chứng của những u nhú sinh dục này ở nam giới và nữ giới có một số đặc điểm khác nhau được chia sẻ cụ thể dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết gai sinh dục nam giới:
- Xuất hiện các mụn nhỏ có màu trắng hoặc màu đỏ, nhú lên giống như da gà, không gây đau, không gây ngứa hay bất kỳ biểu hiện nào khác.
- Khi sờ vào có cảm giác hơi gợn ở tay.
- Gai sinh dục ở nam giới thường xuất hiện ở: Thân dương vật, bao quy đầu, rãnh quy đầu, bao da quy đầu, bìu,...
- Trường hợp nam giới bị hẹp hoặc dài bao quy đầu, gai sinh dục thường xuất hiện ở rãnh quy đầu và có thể phát triển, lan rộng sang toàn bộ khu vực dương vật.
Dấu hiệu nhận biết gai sinh dục ở nam giới
Dấu hiệu nhận biết gai sinh dục ở nữ giới:
- Mọc các nốt nhỏ li ti có màu trắng, sần sùi giống da gà, không gây đau đớn hay ngứa ngáy ở môi bé, môi lớn, âm đạo, âm hộ,...
- Nếu gặp điều kiện thuận lợi, các nốt mụn này sẽ nhanh chóng phát triển và gia tăng chiều dài.
- Đối với phụ nữ mang thai nếu bị gai sinh dục thường dễ thay đổi nội tiết tố, dịch tiết âm đạo ra nhiều nên vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Thời điểm nào nên đi gặp bác sĩ?
Thời điểm nào nên đi gặp bác sĩ? Là khi bạn thấy mọc mụn, các nốt u nhú bất thường ở vùng kín thì tốt nhất nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu, nam khoa hoặc phụ khoa để bác sĩ thăm khám xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Cách phân biệt gai sinh dục và sùi mào gà dễ dàng
Đặc điểm chung của gai sinh dục và sùi mào gà chính là đều có các nốt u nhú xuất hiện ở bộ phận sinh dục và khó nhận biết ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể tự phân biệt thông qua một số yếu tố dưới đây.
1. Nguyên nhân
- Sùi mào gà: Là bệnh xã hội do virus HPV gây ra chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với vết thương hở, vết xước có chứa virus hoặc lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mẹ mang thai.
- Gai sinh dục: Không phải là bệnh lý, không do virus hay vi khuẩn nào gây ra, không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.
2. Triệu chứng
- Sùi mào gà: Xuất hiện các nốt sùi nhỏ mềm màu đỏ hoặc hồng, phát triển rộng trông giống hình mào gà hoặc súp lơ.
- Gai sinh dục: Có các nốt nhỏ li ti màu đỏ hoặc trắng, không gây đau đớn, ngứa ngáy. Sờ vào các nốt này thấy gợn tay.
Phân biệt gai sinh dục và sùi mào gà
3. Vị trí xuất hiện
- Sùi mào gà: Mọc ở các vị trí như bộ phận sinh dục, mắt, miệng, tay, họng, lưỡi,...
- Gai sinh dục: chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục
4. Biến chứng
- Sùi mào gà: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dễ biến chứng thành ung thư dương vật (ở nam giới), ung thư cổ tử cung (nữ giới), ung thư vòm họng, ung thư hậu môn,... thậm chí là vô sinh – hiếm muộn.
- Gai sinh dục: Tình trạng này có thể không cần điều trị nếu người bệnh cảm thấy không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Tuy nhiên chúng tôi khuyến khích nên điều trị sớm để tránh tình trạng viêm nhiễm và khó chịu.
Vì sao cần điều trị gai sinh dục càng sớm càng tốt?
Vì sao cần điều trị gai sinh dục càng sớm càng tốt? Mặc dù các nốt u nhú đều lành tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị, sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng sau:
- Khi các nốt u nhú sinh dục xuất hiện ở vùng kín sẽ khiến người bệnh hoang mang, lo lắng, sợ hãi vì lầm tưởng rằng bản thân đã mắc bệnh xã hội nguy hiểm.
- Từ đó, e ngại, lãnh cảm trong “chuyện chăn gối”, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, hạnh phúc gia đình. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra trầm cảm.
- Trong nhiều trường hợp, các u nhú sinh dục gặp điều kiện tốt sẽ phát triển to và gây ra nhiều vướng víu, bất tiện khi đi lại, vận động đối với người mắc phải.
- Gai sinh dục khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, bí bách, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm.
- Nếu các nốt mụn vỡ ra, lở loét có thể gây ra nhiễm trùng đường máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
Bật mí cách điều trị gai sinh dục hiệu quả nhất
Cách điều trị gai sinh dục hiệu quả nhất chủ yếu dựa vào điều trị triệu chứng của bệnh. Nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các nốt nhú gai khỏi vùng kín. Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, nguyên nhân bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc áp dụng biện pháp ngoại khoa.
1. Sử dụng thuốc bôi
Trường hợp bị u nhú sinh dục nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dạng bôi trực tiếp lên các khu vực có mụn gai làm chúng bị teo lại và biến mất. Bệnh nhân cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, kiên trì sử dụng thì mới mang lại hiệu quả điều trị.
Với phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc cần thực hiện từ 6 đến 8 tháng để mang lại hiệu quả. Người bệnh cần thăm khám cụ thể và không tự ý mua thuốc ngoài về điều trị bởi có thể gây ra dị ứng và bệnh trở nặng hơn.
2. Đốt điện, áp lạnh, đốt laser
Khi các nốt gai sinh dục phát triển ở diện rộng, lan sang các khu vực khác và điều trị bằng thuốc không có tác dụng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị ngoại khoa như: Đốt điện, áp lạnh, sử dụng laser,... dựa trên nguyên lý hấp thụ nhiệt nhằm tiêu diệt, loại bỏ nốt u nhú hiệu quả.
Tuy nhiên, phần lớn những phương pháp điều trị này dễ gây đau cho người bệnh, dễ để lại sẹo, khó điều trị triệt để và cần bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện mới hạn chế để lại sẹo.
3. Liệu pháp quang động IRA
Liệu pháp quang động IRA điều trị gai sinh dục sử dụng tia nhiệt gây tê liệt các mô tế bào gai khiến chúng chết đi, rụng dần mà không gây đau đớn, không để lại sẹo, hiệu quả điều trị cao, không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng tới các khu vực khác.
Vì vậy, thời gian hồi phục nhanh, giảm thiểu tái phát. Công nghệ IRA được cho là phương pháp điều trị mụn, u nhú trên da hiện đại nhất hiện nay đã được áp dụng tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng và nhiều bệnh viện chuyên khoa da liễu trong cả nước.
Chữa gai sinh dục an toàn hiệu quả bằng liệu pháp quang động IRA
Lưu ý sau điều trị:
- Sau khi điều trị gai sinh dục, bệnh nhân cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng
- Tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định
- Tránh cọ xát va chạm mạnh vào vết thương
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và kiêng quan hệ tình dục để vết thương mau lành.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết gai sinh dục là gì, cũng như biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội) thông qua hotline 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến].
- Đầu lưỡi nổi hột đỏ đau rát: Triệu chứng bệnh không thể coi thường
- U nhú sinh dục nữ có phải bệnh sùi mào gà không?
- Liệu pháp kháng virus tăng cường gene SDI có hiệu quả?
- Khám bệnh xã hội ở đâu tốt nhất, an toàn nhất Hà Nội?
- Mụn cóc sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Mọc mụn ở vùng kín nữ - Cẩn thận bệnh sùi mào gà