Mụn cóc sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bài viết có ích: 879 lượt bình chọn
Mụn cóc sinh dục còn được gọi là bệnh hoa liễu, là các u nhú hình thành trên da. Bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, mụn cóc bộ phận sinh dục còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tâm lý, sức khỏe, chức năng sinh sản của cả 2 giới. Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết phương pháp điều trị hiệu quả.
Mụn cóc sinh dục là bệnh gì?
Mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh lý lây truyền qua hoạt động tình dục. Bệnh phát triển dai dẳng, khó điều trị hoàn toàn.
Nguyên nhân gây bệnh là do virus HPV (Human papillomavirus) xâm nhập vào cơ thể. Mụn cóc có thể gặp ở cả nam và nữ giới.
Mụn cóc sinh dục
Không giống bệnh đường tình dục khác, mụn cóc sinh dục không chỉ lây nhiễm qua quan hệ tình dục, còn lây qua tiếp xúc với da. Sau khi tiếp xúc với virus, triệu chứng khởi phát sau 1 – 8 tháng ủ bệnh.
Trong thời gian ủ bệnh (tức là chưa phát sinh bất cứ triệu chứng gì), bạn vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho người khác thông qua quan hệ tình dục.
Dấu hiệu bệnh mụn cóc sinh dục ở phụ nữ và nam giới
Biểu hiện của mụn cóc sinh dục thường không có sự đồng nhất. Ở một số trường hợp, triệu chứng phát sinh rất đặc trưng. Trong khi đó, có một số người mắc bệnh nhưng hầu như không xuất hiện dấu hiệu vào bất thường.
Đặc biệt, triệu chứng bệnh khác nhau ở hai giới do cấu tạo cơ quan sinh dục có sự khác biệt rõ ràng.
1. Triệu chứng và hình ảnh mụn cóc sinh dục nữ là gì?
- Xuất hiện chấm nhỏ có đường kính khoảng 1 – 2mm, mềm, có màu đỏ, có thể có cuống
- Mọc đơn lẻ ở các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ như mép, môi lớn, môi bé. Tuy nhiên, chấm nhỏ cũng có thể xuất hiện ở miệng.
- Chấm nhỏ phát triển nhanh, tạo thành từng cụm, nhú gai, khiến bề mặt sần sùi
- Theo thời gian, nốt sùi xuất hiện nhiều hơn, tạo thành mảng dày
- Tuy nhiên, mụn cóc thường không gây đau rát, không ngứa. Khi có va chạm hoặc ma sát, vùng da bị bệnh dễ bị tổn thương.
- Ngoài ra, mụn cóc có thể xảy ra ở cổ tử cung và âm đạo. Sau đó lan xuống mép bẹn, mông, hậu môn.
- Với trường hợp bệnh nặng, tổn thương da thường lan rộng, tiết dịch, có mùi hôi khó chịu
2. Triệu chứng mụn cóc sinh dục nam giới
- Các nốt mụn cóc nhỏ li ti mọc riêng lẻ ở bao quy đầu và thân dương vật
- Các mụn cóc này không gây ngứa, không đau. Tuy nhiên, khi phát triển, mụn cóc có thể gây khó chịu, vướng víu
- Bề mặt của các mảng mụn cóc thường ẩm ướt do tiết dịch và sần sùi.
Nguyên nhân hình thành mụn cóc sinh dục
Nguyên nhân trực tiếp hình thành bệnh mụn cóc sinh dục là do virus HPV (Human papillomavirus) gây ra. Hiện nay, có hơn 100 loại HPV khác nhau được tìm thấy. Tuy nhiên, chỉ có một số ít chủng virus lây lan qua đường tình dục. Các con đường chính lây truyền virus HPV là:
Virus HPV (Human papillomavirus) hình thành mụn cóc sinh dục
- Xâm nhập gián tiếp qua sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: Dùng chung vật dụng cá nhân như khăn lau, giày dép, quần áo...
- Xâm nhập trực tiếp qua quan hệ tình dục: Nguy cơ bị mụn cóc nếu quan hệ tình dục với nhiều đối tác, quan hệ với người không rõ tiền sử bệnh tật.
- Lây từ mẹ sang con: Mẹ bị mụn cóc ở âm hộ, âm đạo có thể lây truyền sang cho thai nhi khi chuyển dạ. Do đó, thai phụ bị mụn cóc cần phải sinh mổ.
Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không?
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 100 loại virus HPV. Tuy nhiên, chỉ vài chủng HPV có khả năng gây bệnh mụn cóc sinh dục. Khác với mụn cóc thông thường, mụn cóc ở bộ phận sinh dục ảnh hưởng nhiều với sức khỏe sinh sản và tâm lý bệnh nhân. Cụ thể:
- Khi mụn cóc sưng to, nữ giới có thể gặp khó khăn khi tiểu tiện
- Nếu mụn cóc xuất hiện bên trong cổ tử cung và âm đạo, nữ giới dễ mắc phải bệnh viêm nhiễm, giảm khả năng sinh sản.
- Ngoài ra, nam giới mắc bệnh thường có tâm lý tự ti, bất an, mặc cảm. Với một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể gặp phải hội chứng trầm cảm.
- Mụn cóc bộ phận sinh dục do nhiễm virus HPV. Loại virus này có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng.
Mụn cóc sinh dục có tự khỏi không?
Các triệu chứng mụn cóc sinh dục có thể thuyên giảm ở một số trường hợp. Tình trạng này khiến nhiều người lầm tưởng bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, khi nhiễm virus HPV, việc điều trị dứt điểm là bất khả thi.
Vì vậy, mụn cóc ở bộ phận sinh dục không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các loại thuốc bôi và một số thủ thuật ngoại khoa để cải thiện triệu chứng, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Mụn cóc sinh dục và cách chữa trị tích cực
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc mụn cóc sinh dục có chữa được không? Đối với câu hỏi này, bác sĩ CKI Ngoại tổng hợp Đỗ Quang Thế công tác Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:
“Mụn cóc ở bộ phận sinh dục chủ yếu được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi và can thiệp thủ thuật ngoại khoa. Hầu hết các phương pháp chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và tổn thương da. Đồng thời ngăn chặn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu”.
1. Cách chữa mụn cóc sinh dục tại nhà
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân áp dụng một số cách trị mụn cóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ có tác dụng đối với trường hợp nhẹ. Người bệnh cần tránh phụ thuộc khiến bệnh chuyển biến xấu, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
- Chữa mụn cóc sinh dục bằng tỏi: Bóc 1 – 2 nhánh tỏi. Sau đó giã nát và chườm trực tiếp lên nốt mụn. Đợi 10 – 15 phút và rửa sạch với nước ấm. Tác dụng: sát trùng, kháng khuẩn mạnh, thu nhỏ kích thước và hạn chế hình thành u nhú mới.
- Trị mụn cóc sinh dục bằng lá tía tô: Hàm lượng vitamin C và A trong lá tía tô có tác dụng phục hồi tế bào da, kháng khuẩn nhẹ. Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá tía tô tươi, sau đó giã nát, đắp trực tiếp lên vùng tổn thương.
- Chữa bệnh mụn cóc sinh dục giai đoạn đầu bằng nghệ: Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng tái tạo tế bào da, chống oxy hóa, kháng khuẩn...
2. Thuốc chữa mụn cóc sinh dục hiệu quả
Với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị mụn cóc sinh dục dạng bôi để giảm ngứa, giảm tổn thương da. Các loại thuốc phổ biến:
- Axit tricloaxetic
- Imiquimod
- Podophyllin
- Podofilox
Tác dụng: giảm ngứa, loại bỏ tổn thương do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, virus HPV ẩn náu trong máu và cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, sử dụng thuốc này thường có nguy cơ tái phát cao.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn. Để hạn chế rủi ro, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng.
3. Điều trị mụn cóc sinh dục bằng phương pháp ngoại khoa
Trường hợp mụn cóc lớn, đáp ứng kém với điều trị nội khoa... Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại khoa.
Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là đơn vị y tế điều trị mụn cóc ở bộ phận sinh dục bằng phương pháp ngoại khoa nhận được phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân.
Phương pháp đông tây y
- Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, viba)
Phương pháp này sử dụng ánh sáng huỳnh quang để tiêu diệt mụn cóc do virus HPV gây ra. Do giới hạn mức độ xâm lấn nên phương pháp hạn chế tình trạng đau đớn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Đặc biệt, không để lại sẹo xấu, không ảnh hưởng chức năng sinh sản. Tỷ lệ tái phát thấp.
Ngoài ra, thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể,...
Mụn cóc sinh dục là một dạng tổn thương do virus HPV gây ra. Bệnh có thể làm phát sinh các biến chứng ở cơ quan sinh dục. Ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản. Vì vậy, khi nhận thấy triệu chứng bất thường, liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được đặt lịch thăm khám càng sớm càng tốt.
- Đầu lưỡi nổi hột đỏ đau rát: Triệu chứng bệnh không thể coi thường
- U nhú sinh dục nữ có phải bệnh sùi mào gà không?
- Liệu pháp kháng virus tăng cường gene SDI có hiệu quả?
- Khám bệnh xã hội ở đâu tốt nhất, an toàn nhất Hà Nội?
- Mọc mụn ở vùng kín nữ - Cẩn thận bệnh sùi mào gà
- Gai sinh dục ở phụ nữ mang thai: Nguy hại cả mẹ và con