Rửa vùng kín bằng nước muối có hiệu quả hay không?

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 755 lượt bình chọn

Rửa vùng kín bằng nước muối là phương pháp được nhiều chị em áp dụng và tin tưởng sẽ có tác dụng trong việc vệ sinh vùng kín. Vậy việc rửa vùng kín bằng nước muối có thực sự hiệu quả và có gây hại gì tới sức khỏe chị em hay không. Hãy lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa Giao Thị Kim Vân tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng qua bài viết dưới đây.

Rửa vùng kín bằng nước muối

Dùng nước muối để vệ sinh vùng kín có thật sự tốt không

Nước muối từ lâu đã được sử dụng như một loại dung dịch dùng để sát khuẩn, rửa vết thương hở, súc miệng khi bị viêm họng hay vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, nước muối cũng rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn.

Dung dịch nước muối sẽ tạo ra môi trường có nồng độ muối cao hơn so với nồng độ muối trong tế bào vi khuẩn. Lúc này, theo cơ chế thẩm thấu, muối sẽ đi vào tế bào và nước trong tế bào sẽ bị rút ra ngoài môi trường khiến vi khuẩn bị chết vì mất nước. Chính vì vậy, việc dùng nước muối để vệ sinh vùng kín sẽ có tác dụng giúp rửa sạch những cặn bẩn bám ở bên ngoài vùng kín và tiêu diệt những vi khuẩn cư ngụ trong âm đạo.

Tuy nhiên, theo bác sĩ chia sẻ thì việc dùng nước muối để vệ sinh vùng kín không thật sự tốt cho vùng kín của chị em và có thể gây ra một số nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những nguy cơ có thể xảy ra khi vệ sinh vùng kín bằng nước muối

Vùng kín của nữ giới là nơi cư ngụ của những nhóm vi khuẩn cả có lợi và có hại. Những vi khuẩn này tự ức chế lẫn nhau và tạo ra môi trường cân bằng với độ pH ổn định, giúp bảo vệ vùng kín luôn trong tình trạng bình thường.

Tuy nhiên, khi có tác động từ bên ngoài hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém đi, môi trường pH sẽ bị đảo lộn, lúc này lượng vi khuẩn xấu tăng lên và gây bệnh. Rửa vùng kín bằng nước muối cũng chính là một trong những tác động từ bên ngoài có thể dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo và dẫn đến những nguy cơ sau:

Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ở âm đạo

Rửa vùng kín bằng nước muối sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng môi trường âm đạo. Bên cạnh việc nhưng vi khuẩn có hại bị tiêu diệt thì kéo theo đó những vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt. Tuy nhiên, những vi khuẩn có hại sẽ vẫn tồn tại và gây bệnh tại âm đạo. Những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh ở vùng kín là: vi khuẩn Gardnerella Vaginalis, vi nấm Candida albicans.

Ngoài ra, việc ngâm vùng kín vào chậu nước có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn từ hậu môn đi vào âm đạo, đường tiểu. Đặc biệt là vi khuẩn E.Coli từ hậu môn, đại tràng chính là nguyên nhân gây ra 80% trường hợp viêm đường tiểu ở phụ nữ.

Mất cân bằng môi trường âm đạo

Môi trường âm đạo là nơi cư trú của cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại với điều kiện pH lý tưởng là 3,8 – 4,5. Sự tồn tại cân bằng của những vi khuẩn này chính là nguyên nhân tạo nên độ pH ổn định. Tuy nhiên, những tác động từ bên ngoài như thụt rửa âm đạo quá sâu, mặc đồ lót ẩm ướt và chật, rửa vùng kín bằng dung dịch có nồng độ kiềm cao, đặc biệt là nước muối rất dễ ảnh hưởng đến môi trường âm đạo. Chính những tác động này sẽ khiến cho độ pH thay đổi (>4,5). Lúc này, những vi khuẩn có lợi sẽ bị suy yếu đi tạo cơ hội cho những vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ hơn và gây ra các bệnh viêm nhiễm.

Ảnh hưởng tới đời sống tình dục

Việc sử dụng nước muối để vệ sinh vùng kín thường xuyên hoặc dùng dung dịch muối với nồng độ quá cao có thể làm mất khả năng bôi trơn của vùng kín, gây ra hiện tượng “khô hạn” vùng kín. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chị em, khiến chị em bị đau rát khi quan hệ, giảm khoái cảm và lâu dần có thể e ngại hoặc né tránh việc quan hệ.

Gây khó chịu ở vùng kín

Việc sử dụng nước muối để vệ sinh thường xuyên sẽ gây ra những hiện tượng như ngứa, đau rát hoặc có thể là mẩn đỏ và khô. Hiện tượng này sẽ khiến chị em vô cùng khó chịu, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc.

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối như thế nào là đúng

Vệ sinh vùng kín có thể gây ra một số nguy cơ nhưng không có nghĩa là chị em hoàn toàn không thể sử dụng. Bởi việc vệ sinh vùng kín bằng nước muối nếu sử dụng đúng thì sẽ giúp phát huy những tác dụng của dung dịch này. Dưới đây là những lưu ý mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên tuân thủ theo:

  • Không nên dùng muối tự pha bởi không thể kiểm soát được chất lượng và nồng độ. Thay vào đó, chị em nên nước muối sinh lý với nồng độ 0,9% hoặc những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ đã được kiểm định chất lượng.
  • Nên sử dụng vòi hoa sen để vệ sinh theo quy trình: niệu đạo, âm hộ và cuối cùng là hậu môn.
  • Nước muối sinh lý và những dung dịch vệ sinh pha sẵn chỉ nên rửa bên ngoài vùng kín và tuyệt đối tránh việc thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Không nên ngâm vùng kín vào chậu nước muối vì như vậy có thể khiến vi khuẩn từ hậu môn lan sang niệu đạo, âm hộ và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Tránh việc sử dụng những loại giấy vệ sinh tái chế hoặc quá cứng bởi có thể rất dễ gây tổn thương vùng kín.
  • Sử dụng quần lót có chất liệu mềm, thoáng mát, thấm hút tốt và không được quá chật. Bên cạnh đó, chị em cũng cần lưu ý không mặc đồ lót ẩm ướt.

Chị em nên lưu ý những điều trên để có thể thực hiện vệ sinh vùng kín bằng nước muối một cách đúng nhất và đạt hiệu quả, ngăn ngừa những nguy cơ có thể xảy ra khi dùng nước muối để vệ sinh vùng kín.

Phòng khám đa khoa quốc tế Cộng Đồng

Việc rửa vùng kín bằng nước muối không phải là hoàn toàn có hại nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì việc vệ sinh vùng kín có thể sẽ dẫn đến những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Trên đây là những lưu ý để vệ sinh này một cách đúng và hiệu quả nhất do bác sĩ chuyên khoa Giao Thị Kim Vân tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ mà chị em nên hết sức lưu ý.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về việc rửa vùng kín bằng nước muối, chị em vui lòng để lại câu hỏi tại [ Khung Chat ] hoặc liên hệ hotline 0243.9656.999 để nhận được tư vấn cụ thể từ đội ngũ chuyên gia tư vấn. Hoặc bạn có thể tới trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội để được các bác sĩ chuyên khoa với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm thăm khám và tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này cũng như những vấn đề liên quan.