7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết 

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 187 lượt bình chọn

Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không là vấn đề được khá nhiều chị em đang có nhu cầu đặt vòng phòng ngừa thai quan tâm. Đặt vòng tránh thai là việc đưa vào âm đạo dụng cụ hình chữ T giúp ngăn cản trứng làm tổ và ngăn cản sự thụ tinh, tuy vậy vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy đặt vòng tránh thai gây tác dụng phụ gì, có nguy hiểm không và nên lưu ý điều gì? 

Tìm hiểu đặt vòng tránh thai

Trước khi tìm hiểu những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai, chắc hẳn chị em cần hiểu rõ được đặt vòng tránh thai là như thế nào? Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) là thiết bị hình chữ T, thường làm bằng đồng hoặc nhựa, được đặt vào tử cung giúp nữ giới người thai. Vòng tránh thai được đặt đúng cách, an toàn sẽ cho hiệu quả ngừa thai trên 99%.

Hiện nay, có hai loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín bao gồm:

  • Vòng tránh thai nội tiết: Chứa hormone progesterone, có khả năng giải phóng hormone giúp làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng khó vào tử cung gặp được trứng. 
  • Vòng tránh thai chứa đồng: Không chứa hormone, có công dụng làm thay đổi môi trường cổ tử cung, cản trở tinh trùng di chuyển vào thụ tinh, ngăn cản trứng làm tổ.

Vòng tránh thai chứa đồng nếu được đặt đúng cách để giữ nguyên vị trí có thể cho hiệu quả kéo dài đến 10 năm. Trong khi, vòng tránh thai nội tiết chỉ có thời hạn khoảng 5 năm. Nếu muốn có thai trở lại, chị em có thể dễ dàng gỡ bỏ trước thời gian của vòng đẻ chuẩn bị cho quá trình mang thai về sau. 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai thường gặp

Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Hãy theo dõi cẩn thận các tác dụng phụ này để kịp thời liên hệ với bác sĩ để sớm xử lý hiệu quả và an toàn. Những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em hay gặp phải bao gồm: 

1. Tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai - Chuột rút

Nguyên nhân bị chuột rút sau khi đặt vòng tránh thai do cổ tử cung phải giãn nở để giúp vòng tránh thai có thể thuận lợi đi qua. Mức độ bị chuột rút ở mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau, thông thường phụ nữ đã sinh con qua ngả âm đạo có thể thấy ít đau hơn. 

Sau khi đặt vòng tránh thai bị chuột rút kéo dài bao lâu? Một số người chỉ bị chuột rút trong thời gian ngắn và sẽ kết thúc sau vài giờ. Tuy nhiên, với đa số chị em sau đặt vòng, cảm giác đau có thể kéo dài đến vài ngày, sau đó giảm hoàn toàn sau 3-6 tháng.

Theo các nghiên cứu, tình trạng chuột rút sau khi đặt vòng tránh thai thường phổ biến hơn với người đặt vòng chứa đồng. Trường hợp đặt vòng chứa nội tiết, chỉ có khoảng 30% gặp phải tình trạng chuột rút, đặc biệt gia tăng vào 3 tháng sau đặt vòng. 

2. Đặt vòng có tác dụng phụ gì không? Rối loạn kinh nguyệt

Một tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai mà chị em thường gặp đó là thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Ở từng người mà mức độ và tình trạng của tác dụng phụ này sẽ có sự khác nhau. Bao gồm lượng kinh nguyệt quá nhiều (cường kinh), kinh nguyệt kéo dài (rong kinh), kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ngắn thậm chí là không có kinh nguyệt.

Có đến 95% trường hợp kinh nguyệt trở lại đều đặn sau 6 tháng đặt vòng. Một số trường hợp đặt vòng nội tiết có thể tạm thời mất kinh trong thời gian đặt vòng. Với vòng tránh thai chứa đồng có thể gây ra tác dụng phụ như kinh nguyệt không đều kéo dài. 

Nếu chu kỳ quá nhiều và kéo dài, hoặc trường hợp mất kinh trong 3 tháng liên tục hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý và điều trị kịp thời.

3. Đặt vòng có tác dụng phụ không? - Chảy máu âm đạo

Hầu hết nữ giới sau đặt vòng đều sẽ gặp phải tình trạng ra máu âm đạo. Tình trạng này có thể thay đổi từ việc ra máu không thường xuyên (ra đốm máu lấm tấm hoặc ra dịch màu nâu) đến tình trạng chảy máu nhiều. 

Tình trạng này xảy ra không báo trước, do đó hãy chuẩn bị sẵn băng vệ sinh sau đặt vòng để tránh các tình huống khó xử. Việc chảy đốm máu xuất hiện thường xuyên khoảng 90 ngày, nhưng cũng có các trường hợp xuất hiện đến 6 tháng sau đặt vòng.

4. Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai - Viêm nhiễm phụ khoa 

Vì sao đặt vòng hay bị viêm nhiễm đường sinh dục? Có khoảng 1/300 người sau đặt vòng tránh thai bị viêm nhiễm ngay trong lần đặt vòng đầu tiên. Tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục có biểu hiện như ra máu âm đạo mùi hôi, đau vùng hạ vị…Với trường hợp này nên đi thăm khám cụ thể, điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

5. Đặt vòng có tác dụng phụ gì? Thủng tử cung

Một tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai dù khá hiếm gặp nhưng gây nguy hiểm đó là thủng tử cung. Có khoảng 1/500 người sau đặt vòng có thể bị thủng tử cung, biểu hiện là có một lỗ nhỏ xuất hiện trên thành tử cung. 

Tác dụng phụ này thường là hậu quả của việc đặt vòng không an toàn, kỹ thuật không đảm bảo khi đưa vòng vào tử cung. Một nguyên nhân khác là do vòng bị di chuyển và lệch chỗ, cần nhanh chóng tháo vòng để tránh gây nhiễm trùng cùng biến chứng nguy hiểm.

6. Đặt vòng tránh thai có tác dụng phụ gì? Vòng bị rơi ra ngoài

Trong vòng 3 tháng đầu sau đặt vòng, vòng tránh thai có thể bị rơi ra khỏi vị trí ban đầu, nhất là trong/ sau kỳ hành kinh. Tác dụng phụ này thường xảy ra ở phụ nữ trẻ chưa từng mang thai hoặc các trường hợp sau sinh đặt vòng quá sớm. Người bị biến dạng tử cung hay bị hở tử cung cũng dễ gặp phải tình trạng này. 

Chị em có thể kiểm tra dây vòng tránh thai tại nhà để đảm bảo rằng vòng không bị lệch khỏi vị trí. Tuy nhiên, không lại trừ các trường hợp dây bị cuộn lại nằm ngay sau cổ tử cung nên sẽ không thể cảm nhận được. Do đó, nếu lo lắng hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được hỗ trợ khắc phục sớm nhất.

7. Tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai - Mang thai ngoài ý muốn

Mặc dù đặt vòng tránh thai cho hiệu quả đến 99% nhưng phải đảm bảo được đặt đúng cách và không bị lệch vị trí. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn mang thai dù đang đặt vòng tránh thai, nguyên nhân thường do vòng tránh thai bị lệch vị trí. 

Theo nghiên cứu, có khoảng 0,2-0,8 % đặt vòng năm đầu tiên bị mang thai ngoài ý muốn, vào những năm sau đó khả năng mang thai sẽ ít hơn. 

Nếu mang thai ngoài ý muốn khi đặt vòng, không loại trừ khả năng mang thai ngoài ý muốn nên chị em cần hết sức lưu ý. Nếu nghi ngờ mang thai khi đặt vòng, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.

[Shortcode bác sĩ Vân]

 

Đối tượng chống chỉ định để tránh gặp tác dụng phụ của đặt vòng

Những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai tuy rằng không gây biến chứng nặng nề với sức khỏe nhưng gây phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, biện pháp này không phải ai cũng có thể áp dụng, nếu nằm trong các tình huống sau thì không nên đặt vòng:

  • Tử cung có hình dạng không giống bình thường 
  • Đang bị nhiễm trùng vùng chậu
  • Người mắc bệnh về gan, người đang điều trị ung thư vú không nên đặt vòng nội tiết. 
  • Người có mức sắt thấp, kinh nguyệt nhiều, lạc nội mạc tử cung không nên đặt vòng tránh thai chứa đồng.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng - địa chỉ tại 193c1, Bà Triệu, p. Lê Đại Hành, Q, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội được đánh giá là phòng khám phụ khoa Hà Nội chất lượng cao, được đông đảo chị em lựa chọn. Phòng khám có thế mạnh trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa, thực hiện kế hoạch hóa gia đình cũng như thẩm mỹ vùng kín. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Trên đây là điểm mặt các tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai thường gặp mà chị em cần biết. Nếu cần tư vấn cụ thể hoặc hoặc muốn đặt lịch đặt vòng tránh thai ngay, liên hệ hotline 0243.9656.999 để được giải đáp. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối