Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai? [Mẹ bầu nên biết]

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 796 lượt bình chọn

Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai khỏe mạnh là điều mà các mẹ bầu luôn quan tâm và muốn biết. Tim thai yếu là điều hết sức nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Điều này làm cho các mẹ bầu cảm thấy lo lắng và bất an. Vậy, tim thai yếu nên ăn gì và làm thế nào để dưỡng thai một cách tốt nhất? Những chia sẻ dưới đây của chuyên gia sản phụ khoa sẽ giúp các chị em có được đáp án đầy đủ và chính xác nhất.

Tim thai yếu là như thế nào?

Các chuyen gia sản phụ khoa chia sẻ: Tim thai là cơ quan hình thành và phát triển sớm nhất của thai nhi. Ngay từ tuần thứ 2 của thai kỳ, phôi thai đã có 2 mạch máu  tạo thành ống dẫn của tim và đến tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai sẽ xuất hiện tim thai và đến tuần thứ 6 thì tim thai đã bắt đầu hoạt động. Sau đó, đến tuần thứ 7 thì tim thai đã chia thành 2 buồng và có nhịp đập rõ ràng hơn.

Thông thường nhịp tim thai sẽ dao động trong khoảng 140-160 nhịp/phút. Nếu thai nhi hoạt động nhiều trong bụng mẹ, nhịp tim có thể tăng lên 180 nhịp/phút. Khi thai nhi phát triển càng lớn thì nhịp tim thai sẽ giảm dần vào các giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuần thứ 14 nhịp tim là khoảng 150 nhịp/phút, tuần 20 là 140 nhịp/phút và đến những tháng cuối là 130 nhịp/phút.

Tim thai yếu

Tim thai yếu

Nếu nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút thì được coi là tim thai yếu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tim thai yếu, có thể kể đến các nguyên nhân chính như:

  • Mẹ bầu bị huyết áp thấp
  • Khả năng lưu thông máu đến tử cung của mẹ kém
  • Nhau thai có sự bất thường
  • Vỡ tử cung
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Các bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa cho biết tim thai yếu là dấu hiệu hết sức nguy hiểm, đe dọa sự phát triển của thai nhi trọng bụng mẹ.

Nếu tim thai yếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ là dấu hiệu có nguy cơ bị sảy thai sớm. Nếu ở tuần thứ 6-8 của thai kỳ, nhịp đập tim thai là 70 nhịp/ phút thì nguy cơ sảy thai là 100%, 90 nhịp/phút thì tỉ lệ sảy thai là trên 80%, dưới 120 nhịp/phút tỉ lệ sảy thai 50%.

Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai khỏe mạnh?

Các bác sĩ đầu ngành sản khoa cho biết: Hầu hết các trường hợp bị tim thai yếu thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn cơ thể người mẹ có những thay đổi sinh lý để thích nghi với việc mang thai và cũng là thời điểm quan trọng cho sự phát triển thần kinh não bộ của trẻ. 

>>Xem thêm: Mẹ bầu làm sao biết túi thai đã ra hết hay chưa? [Tìm hiểu ngay]

Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng, mẹ bầu cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách lựa chọn một số loại thực phẩm sau, bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày của mình:

  • Tim thai yếu nên bổ sung chất đạm

Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt gia cầm, trứng, sữa, cá, đậu nành thường giàu năng lượng và dễ hấp thu.

Tim thai yếu nên ăn gì tốt cho thai nhi? Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ bầu có thể an thêm bữa phụ để bổ sung năng lượng, giúp cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển các tế bào mô của thai, kích thích tuyền vú và tử cung phát triển trong cả thai kỳ.

Mỗ ngày, mẹ bầu nên bổ sung thêm 10-18 gr đạm tương đương với 50-100gr thịt cá, 100-180gr đậu, 1-2 ly sữa.

  • Tim thai yếu nên bổ sung thêm chất sắt

Chất sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, cá hồi, gan, tim, cật và các loại hạt ngũ cốc giúp tăng lượng máu trong cơ thể, kích thích lưu thông máu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Thực phẩm chứa sắt

Thực phẩm chứa sắt

Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai khỏe mạnh? Nếu mẹ bầu bị thiếu máu sẽ làm giảm khả năng co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng dự trữ sắt của bé trong 6 tháng đầu khi chào đời.

Vì vậy, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày

  • Tim thai yếu nên bổ sung canxi

Canxi có nhiều trong hải sản tôm cua ghẹ, rau xanh, đạu đỗ, trứng, sữa giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và tăng khả năng đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương vững chắc cho trẻ.

Nếu thiếu canxi, mẹ bầu sẽ dễ bị chuột rút, đau nhức cơ khớp, trẻ sinh ra dễ bị cói xương, thấp lùn.

Tim thai yếu nên ăn gì? Thiếu canxi, tim thai sẽ yếu và dẫn đến nguy cơ nhẹ cân, chậm phát triển.

  • Tim thai yếu nên bổ sung axit folic (Vitamin B9)

 Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh như rau muống, cải xanh, súp lơ, bó xôi, ngũ cốc, thịt gia cầm, gan, tim động vật…

Tim thai yếu nên ăn gì? Việc bổ sung axit folic sẽ giảm được nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ mà mẹ bầu nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.

  • Tim thai yếu nên bổ sung tinh bột

 Tinh bột là loại dưỡng chất thiết yếu để bổ sung năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày của mẹ. Ngoài cơm, mẹ có thể bổ sung thêm bánh mỳ, bún, phở để thay đổi khẩu vị và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

  • Tim thai yếu nên bổ sung vitamin D

Tim thai yếu nên ăn gì? Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, bé cần được bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D để phát triển hệ xương và hình thành răng sữa. Vì vậy, ngoài việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, mẹ cũng nên chú ý phơi nắng buổi sáng trước 8h khoảng 10 phút mỗi ngày để tăng cường vitamin D và hấp thụ canxi một cách tối ưu.

  • Vitamin C

Vitamin C là một loại khoáng chất rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là các mẹ bầu. Đây là hợp chất chống oxy hóa rất tốt, giúp mẹ tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch khi mang thai, chống lại bệnh tật rất tốt.

Vitamin C có nhiều trong hoa quả trái cây tươi, rau xanh giúp hỗ trợ phát triển hệ xương vững chắc, cơ và mạch máu cho tế bào thai, tạo sự bền chắc cho nhau thai.

Vitamin C

Tim thai yếu nên ăn gì? Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong bữa ăn chính và ăn phụ hàng ngày.

Bên cạnh việc chú ý bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe khi tim thai thai yếu, thì mẹ bầu cũng nên chú ý tránh xa một số loại thực phẩm không có lợi như: các chất kích thích, rượu bia thuốc lá, café, đồ uống có ga không có lợi cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, giấm tỏi, hạt tiêu, mù tạt…

Các loại thực phẩm kích thích co bóp tử cung như rau ngót, đu đủ xanh, ngải cứu, rau chùm ngây đều không tốt cho thai phụ, nếu tim thai yếu sẽ dễ dẫn đến sảy thai.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, mẹ bầu cũng không nên làm việc quá nặng, vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Tim thai yếu nên ăn gì? Mẹ bầu cũng nên có kế hoặc khám sức khỏe định kỳ và sử dụng thiết bị theo dõi tim thai tại nhà để có thể kiểm tra nhịp đập tim thai một cách thường xuyên.

Khi nào mẹ bầu cần phải đi khám thai?

Chuyên gia sản phụ khoa bác sĩ CKI Lại Kiều Hoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: số lần khám thai của mẹ bầu phụ thuộc vào sức khỏe thai kỳ, số lần khám thai có thể sẽ tăng lên nếu chị em có nguy cơ bị các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, tăng cân nhiều…

Khi nào mẹ bầu cần phải đi khám thai?

Khi nào mẹ bầu cần phải đi khám thai?

  • Lần 1: Khám và siêu thai nếu chị em chậm kinh khoảng 3 tuần hoặc khi kiểm tra que thử thai cho kết quả 2 vạch. Lúc này, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên sản khoa để làm các xét nghiệm, kiểm tra siêu âm xác định dấu hiệu mang thai và tầm soát các dấu hiệu bất thường như chửa ngoài tử cung hoặc một số bệnh lý của thai phụ để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Lần 2: Khám thai khi thai được 11-12 tuần tuổi. Lúc này, bác sĩ sẽ đo được trọng lượng và sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là thời điểm thích hợp để làm một số xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm Tripletest và đo độ mờ da gáy để loại trừ thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như Down, bệnh tim bẩm sinh hay không?
  • Lần 3: Khám và siêu âm thai 2D vào tuần thứ 16-18 để xác định các chỉ số phát triển của thai nhi.
  • Lần 4: Khi thai được 20-22 tuần tuổi, qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra được giới tính thai nhi, các hình thái và sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm các dị tật nếu có. 
  • Lần 5: Khám và siêu âm khi thai được 26-28 tuần. Ở thời điểm này, thai phụ sẽ được tiêm phòng vắc xin uốn ván và siêu âm kiểm tra xác định các chỉ số phát triển của thai nhi.
  • Lần 6: Khi thai được 32 tuần tuổi, thai phụ cần siêu âm để xác định ngôi thai và dự báo một số bất thường có thể xảy ra khi sinh nở. Mẹ bầu cũng sẽ tiếp tục được tiêm phòng vắc xin uốn ván mũi 2.
  • Lần 7: Đây là lần khám rất quan trọng và coi như là lần khám cuối cùng của thai kỳ, lúc này thai đã được 36 tuần tuổi và nằm ở mốc an toàn. Bác sĩ sẽ dự báo được cân nặng của thai nhi khi sinh đồng thời xác định một số biến chứng thai kỳ có thể có khi sinh, tình trạng nhau thai, nước ối, ngôi thai, chuyển động thai nhi… 

Địa chỉ khám thai uy tín an toàn ở đâu Hà Nội?

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên môn và đông đảo mẹ bầu thì Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng hàng đầu tại Hà Nội,  được các mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để đồng hành trong suốt thai kì.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cung cấp các dịch vụ y tế chuyên nghiệp với đội ngũ y bác sĩ đều là những người có kiến thức và trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư vấn sức khoẻ sinh sản chất lượng nhất hiện nay.

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng- Địa chỉ khám thai an toàn, uy tín

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng- Địa chỉ khám thai an toàn, uy tín

Nếu chị em có nhu cầu thăm khám thai định kỳ hoặc các bệnh liên quan đến khả năng sinh sản, mang thai,…Đừng ngần ngại, hãy gửi câu hỏi cho các bác sĩ để trao đổi trực tuyến và giải đáp miễn phí.

Ngoài ra, các địa chỉ như bệnh viện phụ sản TƯ, bện viện phụ sản Hà Nội, bẹnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện 103…đều là những địa chỉ khám thai an toàn uy tín và chất lượng mà chị em có thể yên tâm lựa chọn

Trên đây là những thông tin về vấn đề tim thai yếu nên ăn gì? Hi vọng qua bài viết này, chị em sẽ trang bị được cho mình những kiến thức quan trọng nhất về sức khỏe thai kỳ khi mang thai và sinh nở để dưỡng thai thật tốt và có thể trải qua thai kỳ một cách an toàn, khỏe mạnh

Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản, bạn đừng ngại gửi các câu hỏi đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các chuyên gia giải đáp rõ hơn.