Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày và 1 tuần chính xác nhất
Bài viết có ích: 986 lượt bình chọn
Rất nhiều mẹ bầu chẳng nhận biết được dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày và 1 tuần. Dù trước đó đã đọc hàng chục câu chuyện đi đẻ, chia sẻ với cả tá bạn bè về chuyện chuyển dạ. Vì vậy, tham khảo nội dung dưới đây về triệu chứng sắp sinh con. Giúp mẹ bình tĩnh tìm cách xử lý trong thời khắc thiêng liêng và quan trọng.
Những dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 ngày
Nhận biết dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày được nhiều thai phụ quan tâm đặc biệt. Trước sinh 1 ngày, các biểu hiện chuyển dạ thường mãnh liệt và dữ dội hơn. Người mẹ cần nhập viện sớm để bác sĩ thăm khám, theo dõi và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
1. Dấu hiệu cận ngày sinh – Âm đạo chảy nước và dịch nhầy màu đỏ
Gần ngày sinh, màng trong tử cung tiết ra chất tuyến tiền liệt. Nhau thai tiết hormone progestogen. Lúc này, cổ tử cung mở rộng. Mạch máu nhỏ ở gần cổ tử cung vỡ khiến âm đạo chảy dịch màu vàng hoặc dịch nhầy màu đỏ.
Nhiều trường hợp thai phụ khác, dịch nhầy có thể có màu cà phê hoặc đỏ tươi. Mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín của mình. Vì thời điểm này, cổ tử cung mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Thai phụ nên thu xếp nhập viện sớm.
2. Dấu hiệu sắp sinh con so trong 24h – Bụng đau từng cơn đều đặn
Triệu chứng mẹ bầu sắp sinh em bé rõ rệt nhất có thể cảm nhận được là bụng đau từng cơn đều đặn. Những cơn đau vùng bụng dưới xuất hiện thường xuyên. Mẹ bầu lầm tưởng mình cần đi vệ sinh nhưng không phải, dù có nghỉ ngơi thì cơn đau này cũng không chấm dứt.
Bụng đau từng cơn
Các cơn đau xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, thời gian đau kéo dài. Cường độ đau tăng lên, có nghĩa mẹ đang chuyển dạ và cần nhập viện gấp.
3. Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày – Vỡ nước ối
Là hiện tượng màng thai rách ra, nước ối chảy ra ngoài qua đường âm đạo. Màu sắc gần giống nước tiểu, có thể có gợn máu, chảy nhiều, mẹ bầu không kiểm soát được.
Hầu hết mẹ bầu vỡ nước ối sau khi đau bụng dữ dội. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại không hề cảm nhận được cơn đau ngay cả khi nước ối đã tràn ra ngoài.
Lưu ý: Vỡ nước ối gây nguy hiểm đến tính mạng thai nhi, cần đưa mẹ nhập viện ngay lập tức (kể cả khi thai nhi chưa đủ tháng). Trong trường hợp này, khả năng mẹ phải sinh mổ rất cao, vì nước ối đã vỡ ra ngoài hết, việc rặn đẻ và sinh khô rất khó khăn.
Dấu hiệu sắp sinh con rạ trước 1 tuần
Như vậy, mẹ bầu đã nhận biết được dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày. Vậy dấu hiệu sắp sinh con rạ trước 1 tuần có biểu hiện như thế nào? Trước sinh 1 tuần, em bé trong bụng sẽ có những hành động báo hiệu cho mẹ biết rằng “Mẹ ơi, mẹ con mình sắp gặp nhau rồi đó!”
1. Bụng bầu sa xuống dưới, đi lại khó khăn
1 tuần trước khi sinh, đầu em bé chúi xuống dưới để chuẩn bị ra ngoài. Bụng bầu của mẹ đã sa xuống dưới. Để ý một chút, mẹ có thể thấy ngực không còn chạm vào phần trên bụng nữa.
Mẹ bầu cũng có thể cảm nhận được rõ rệt cảm giác đầu em bé đã lọt xuống khung xương chậu. Lúc này, việc di chuyển, đi lại của mẹ bầu khó khăn hơn trước rất nhiều.
Với những mẹ sinh con so, triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hơn. Chẳng hạn như trước khi em bé chào đời 2 tuần.
2. Mẹ ngừng tăng cân hoặc giảm cân
Ở những tháng cuối thai kỳ, quá trình tăng cân càng diễn ra mạnh hơn. Ở quý thứ 2, người mẹ chỉ tăng 4-5 kg, thì quý cuối của thai kỳ, mẹ có thể tăng tới 12-13 kg so với trước khi mang thai.
Tuy nhiên, 1 tuần trước khi về đích, quá trình tăng cân sẽ chững lại. Thậm chí mẹ bị hụt mất 1 – 2 kg là chuyện bình thường.
3. Tiểu tiện tăng lên
Đầu thai nhi chúi xuống tạo sức ép lên bàng quang. Điều này khiến số lần tiểu tiện của mẹ bầu tăng lên. Trước mỗi lần tiểu tiện, mẹ sẽ thấy tử cung co thắt, bụng đau.
Đây là triệu chứng sắp sinh trước 1 tuần khá điển hình. Càng về những ngày cuối cùng của thai kỳ, cường độ tiểu tiện càng tăng.
4. Đau lưng, chân phù
Vì đầu thai nhi chúi xuống mà hệ thống dây thần kinh ở chân của mẹ bầu bị chèn ép, đại tủy bị co.
Chân phù
Thời điểm này, người mẹ thường xuyên chịu những cơn đau lưng, eo, tê bì chân, chân bị sưng phù. Hiện tượng này có thể đã xuất hiện từ quý 2 của thai kỳ. nhưng trước khi sinh 1 tuần, chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Đau bụng nhưng không đều đặn
Trong thời gian này, một số mẹ bầu bị đau tức bụng nhưng không đều đặn. Đây là triệu chứng đau đẻ giả. Mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm hoặc mất đi. Tuy nhiên, nếu mẹ vận động thì cơn đau tăng trở lại.
Mẹ nên làm gì khi dấu hiệu sắp sinh gây khó chịu?
Mẹ nên làm gì khi dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày gây khó chịu? Đối mặt với các triệu chứng chuyển dạ, mẹ bầu nên yên tâm sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi. Tạo cho mình có một giấc ngủ thật sự thoải mái.
- Nghỉ ngơi
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, đừng làm việc quá sức ở thời điểm sắp sinh. Hãy làm những việc nhẹ nhàng như ngồi đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ.
Tuyệt đối không thức khuya sau 22 giờ. Tránh tâm lý căng thẳng, hạn chế ngồi lâu trước máy vi tính hoặc tivi trên 1 tiếng đồng hồ.
Tránh xem phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền, đau khổ. Thay vào đó, nên xem những phim ca nhạc, phim hài có tính chất giải trí, vui vẻ, hưng phấn,...
- Tư thế nằm
Khi mẹ nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng trái. Điều này giúp tránh việc tử cung lớn đè vào động mạch chủ. Giúp máu lưu thông đi nuôi dưỡng thai nhi được tốt.
Nằm nghiêng trái
- Theo dõi cử động thai
Một điều các thai phụ nên nhớ, mẹ thức thai nhi thức cùng mẹ, mẹ ngủ thai nhi cũng ngủ theo mẹ.
Trung bình 1 ngày thai nhi sẽ cử động ít nhất là 5 lần. Thông thường 2 giờ thai nhi sẽ cử động đạp tay chân 1 lần làm mẹ có cảm giác bé vận động.
Nếu mẹ có cảm giác thai nhi ít cử động hoặc không cử động. Mẹ cần đến ngay bệnh viện có khoa sản để bác sĩ chuyên khoa sản kiểm tra sức khỏe thai nhi nhé.
Cần chuẩn bị gì cho mẹ và bé khi có dấu hiệu sắp sinh?
Khi nhận thấy dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày, cần chuẩn bị gì cho mẹ và bé? Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng sinh, các mẹ cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, giấy tờ cần thiết để đi sinh như:
- Đồ dùng của bé
Quần áo, tã lót, khăn bông, khăn giấy, vớ, nón mũ. Bình sữa, sữa hộp dành cho bé sơ sinh.
- Đồ dùng của mẹ
Quần áo, khăn, vớ chân, bình nước nguội và bình nước sôi. Trên thực tế hiện nay một số các bệnh viện đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng của bé và đồ của mẹ rồi.
Nên khi chọn bệnh viện để sinh thì mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ điều này. Nếu mẹ đi sinh nơi bệnh viện có khoa sản đã cung cấp đầy đủ đồ dùng của mẹ và bé thì mẹ không cần phải mang đi.
- Giấy tờ và hồ sơ theo dõi quá trình thai nghén
Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.
Qua nội dung trong bài, mẹ bầu đã biết dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày và 1 tuần là gì? Điều quan trọng, mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho mình tâm trạng thật thoải mái, vui vẻ. Nếu còn bất cứ thông tin nào chưa nắm rõ, liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- [Tổng hợp] Các loại thuốc trị viêm bàng quang hiện nay
- Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo? Khi nào nên tháo vòng?
- Tổng hợp về một số tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần biết
- Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không thể bỏ qua
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không? Những vấn đề chị em cần lưu ý
- 7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết