Thực hư ăn mía hấp chữa thai lưu có đúng không?
Bài viết có ích: 869 lượt bình chọn
Ăn mía hấp chữa thai lưu có đúng không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ khi gặp phải tình trạng này. Các bác sĩ sản khoa cho biết thai lưu là hiện tượng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải khi mang thai nhưng rất nhiều chị em không biết xử lý như thế nào và thường làm theo kinh nghiệm dân gian. Vậy, ăn mía hấp chữa thai lưu có được và an toàn không, đâu là giải pháp an toàn nhất cho vấn đề này? Hãy cùng nghe những chai sẻ của chuyên gia sản phụ khoa về cách giải quyết thai lưu trong bài viết dưới đây nhé!
Tác dụng của cây mía đối với phụ nữ có thai là gì?
Cây mía được biết đến là loại cây được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc bộ để lấy đường. Trong thành phần của cây mía có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết đối với cơ thể con người như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và cả vitamin C. Ngoài ra trong nước mía còn chứa rất nhiều chất canxi, magie và sắt.
Phụ nữ có thai ăn mía thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Một số tác dụng của cây mía đối với thai phụ cần được kể đến như:
- Tăng khả năng miễn dịch
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ thường có sự thay đổi về nội tiết dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm mạo, sốt, đậu mùa…Vì vậy, nếu sử dụng mía thường xuyên bằng cách ăn mía tươi hoặc uống nước mía sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Tăng khả năng miễn dịch
Trong cây mía còn có chứa chất chống oxy hóa, giúp ngăng ngừa và phòng tránh được các bệnh nhiễm trùng không mong muốn.
- Giảm nguy cơ táo bón
Táo bón là tình trạng mà thai phụ rất thường hay gặp phải trong quá trình mang thai, điều này trở thành nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều mía tươi hoặc uống nước mía có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giảm nguy cơ táo bón cho mẹ bầu.
- Tốt cho thai nhi
Trong thành phần dinh dưỡng của cây mía chữa rất nhiều vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9 và cả vitamin C, canxi, magie, và sắt, axit folic…đây là những loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể xảy ra đối với thai nhi, thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, cây mía còn có tác dụng lợi tiểu, làm giảm chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ có thai, góp phần làm sạch nước ối, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, cải thiện tình trạng ốm nghén, tốt cho sức khỏe răng miệng.
Cách chữa thai lưu bằng mía hấp có đúng không?
Chuyên gia sản phụ khoa - Bác sĩ Lại Kiều Hoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Thai lưu là hiện tượng thai ngừng phát triển trong bụng mẹ, không còn dấu hiệu của sự sống và cần được lấy ra khỏi tử cung của mẹ trong vòng 48 giờ sau khi phát hiện.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thai lưu, trong đó chị em cần phải chú ý đến các nguyên nhân trực tiếp và phổ biến như:
Mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén
- Thai phụ bị mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, suy gan thận, thiếu máu, bệnh phổi,…gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ
- Mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén
- Phụ nữ có tử cung bị dị dạng bẩm sinh làm cho thai không thể phát triển bình thường.
- Trong thời kỳ mang thai, chị em bị bệnh sốt rét, mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS…
- Phụ nữ có thai khi tuổi đã cao, ngoài 40 tuổi thì nguy cơ gây thai lưu cũng cao hơn bình thường.
- Thai nhi bị dị tật hoặc mắc các bệnh não úng thủy, không có hộp sọ, phù nhau thai…
- Phụ nữ mang đa thai khiến dinh dưỡng và máu không đủ cung cấp cho thai trong bụng sẽ dễ dẫn đến thai lưu.
- Ngoài ra, thai phụ mắc các bệnh về tuyến giáp như bướu basedown, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, cường giáp cũng có nguy cơ bị thai chết lưu rất cao.
- Thai phụ lao động và làm việc quá sức, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn không đủ dưỡng chất.
- Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể từ lúc hình thành hợp tử hay bị đột biến gen trong quá trình tạo noãn hoặc tạo tinh trùng.
Rất nhiều trường hợp chị em khi mang thai hay gặp phải tình trạng thai lưu lặp đi lặp lại mà vẫn không thể sinh con khỏe mạnh bình thường được.
>>Xem thêm: Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai? [Mẹ bầu nên biết]
Cách phòng tránh và chữa thai lưu bằng cách ăn mía hấp là một kinh nghiệm dân gian được thực hiện như sau:
- Đối với các chị em có cơ địa yếu, sức khỏe kém, thì trước khi có kế hoạch mang thai nên ăn nhiều mía hấp.
- Các chị em có tiền sử từng bị thai lưu cũng nên ăn mía hấp trước và sau khi có thai được 2 tuần.
- Chị em có thể ăn liên tục cho đến khi thai nhi khỏe mạnh và có dấu hiệu phát triển bình thường thì dừng lại.
Cách làm:
Mía tươi, loại bỏ vỏ, cắt khúc rồi cho vào nồi hấp cách thủy hoặc luộc trực tiếp như luộc rau, đun nhỏ lửa khoảng 10-15 phút cho đến khi mía chín đều rồi gắp ra đĩa, ăn như mía tươi bình thường.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn mía hấp chữa thai lưu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người sử dụng mía hấp như một món ăn bổ dưỡng rất tốt và có lợi cho bà bầu.
Theo đông y, cây mía có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giải trừ độc tố và an thai hiệu quả. Do đó, chị em phụ nữ có thể sử dụng cây mía bằng cách ăn mía tươi, mía hấp, hoặc uống nước mía để duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là ăn mía hấp chữa thai lưu, phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ này có thể xảy ra.
Những lưu ý khi sử dụng ăn mía hấp chữa thai lưu chị em cần lưu ý:
Để việc ăn mía hấp chữa thai lưu mang lại hiệu quả như mong muốn, khi sử dụng mía, chị em nên chú ý các vấn đề sau:
- Chọn mía sạch, có nguồn gốc rõ ràng
- Chế biến đảm bảo vệ sinh
- Nên dùng mía tươi để hấp
- Mía hấp nên sử dụng trong ngày và bảo quản cẩn thận
- Những người có nguy có bị tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với việc sử dụng ăn mía hấp chữa thai lưu.
- Sử dụng mía vừa phải, và điều độ, không nên lạm dụng quá nhiều hoặc ăn dồn dập khiến cơ thể không thể tiêu hóa kịp.
Ngoài ra, để đề phòng tình trạng thai lưu, khi biết mình có thai chị em nên chú ý vấn đề sức khỏe, có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ, cân bằng cuộc sống và công việc, chú ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Biện pháp xử lý thai lưu kịp thời an toàn và hiệu quả
Chuyên gia sản phụ khoa - Bác sĩ Lại Kiều Hoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: rất nhiều trường hợp chị em phụ nữ khi biết mình bị thai lưu sẽ hoang mang, lo lắng và sợ hãi, buồn phiền.
Phòng khám đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng- Xử lí thai lưu kịp thời, an toàn
Bị thai lưu là điều không ai mong muốn nó xảy ra. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý: Khi bị thai lưu, mẹ bầu thường có dấu hiệu như đau bụng, ra máu âm đạo, buồn nôn, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi…
Hiện tượng thai lưu cần phải được xử lý kịp thời và nhanh chóng, đúng cách, nếu không sẽ rất nguy hiểm có thể gây băng huyết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và khả năng sinh sản sau này của chị em.
Bác sĩ Hoa cho biết: Khi có dấu hiệu bất thường trên cơ thể như đau quặn bụng từng cơn không dứt, chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn…thì chị em cần đến ngay cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra, các bác sĩ sẽ hỗ trợ kịp thời, tránh để lâu kéo dài sẽ xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Hiện nay, tại Hà Nội phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là cơ sở y tế chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, tình trạng thai lưu cho chị em phụ nữ an toàn và hiệu quả.
Sau khi thăm khám, tùy theo tình trạng cụ thể của thai phụ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp.
Nếu trường hợp thai lưu còn nhỏ dưới 7 tuần tuổi thì bác sĩ sẽ cho thai phụ uống thuốc, kích thích tử cung co bóp để đẩy thai ra ngoài mà không cần phải sử dụng đến biện pháp can thiệp ngoại khoa.
Tuy nhiên, nếu trường hợp thai lưu đã lớn trên 7 tuần không thể sử dụng biện pháp nội khoa được thì bác sĩ sẽ áp dụng can thiệp ngoại khoa để lấy thai ra khỏi tử cung. Các biện pháp được sử dụng có thể là nạo hút thai, gắp thai hoặc nong thai.
Mọi biện pháp can thiệp khắc phục thai lưu đều phải được thực hiện và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà hoặc thực hiện tại các cơ sở kém chất lượng sẽ cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ gây băng huyết, nhiễm trùng, tổn thương tử cung là rất lớn.
Để thực hiện biện pháp khắc phục hiện tượng thai lưu, an toàn và hiệu quả thì chị em nên lựa chọn những đơn vị y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, siêu âm và thực hiện nạo hút thai theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Sau khi giải quyết vấn đề thai lưu, chị em cần lưu ý các biểu hiện có cơ thể và theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của mình. Nếu có bất thường xảy ra, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị và đi thăm khám sớm.
- Sau khi phá thai, chị em sẽ bị mất đi một lượng máu nhất định. Vì vậy, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều thịt, trứng, sữa và các loại hoa quả, rau xanh để cơ thể nhanh hồi phục
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, ít nhất là 2 tuần sau khi nạo phá thai.
- Kiêng quan hệ tình dục, vì lúc này tử cung dễ bị tổn thương, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục và cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát.
- Tuyệt đối tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Thực hiện thăm khám phụ khoa định kì để kiểm tra sức khỏe và sàng lọc các bệnh ung thư.
Nếu cần tư vấn thêm về vấn đề ăn mía hấp chữa thai lưu hoặc các bệnh lý phụ khoa, chị em hãy gọi đến số 0243.9656.999 hoặc trò chuyện trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa [TẠI ĐÂY] để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
- [Tổng hợp] Các loại thuốc trị viêm bàng quang hiện nay
- Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo? Khi nào nên tháo vòng?
- Tổng hợp về một số tác hại của đặt vòng tránh thai chị em cần biết
- Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai không thể bỏ qua
- Sinh mổ 2 lần có đặt vòng được không? Những vấn đề chị em cần lưu ý
- 7 Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai mà chị em cần biết