Tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ nguy cơ bệnh lậu rất cao

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 693 lượt bình chọn

Tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó đa phần là triệu chứng bệnh lý. Chứng tiểu rắt tiểu buốt không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, còn làm suy giảm trực tiếp sức khỏe chị em. Nếu không kịp thời phát hiện hoặc điều trị không đúng cách sẽ mang đến những hậu quả nặng nề.

Nhận biết sớm tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới 

Nhận biết sớm chứng tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới để điều trị kịp thời. Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều bất thường, tiểu liên tục trong ngày dù mỗi lần tiểu chỉ có một ít nước tiểu. Thậm chí, nếu đi tiểu không kịp, nước tiểu tự động chảy ra ngoài không thể kiểm soát khiến chị em thiếu tự tin.

Tiểu rắt là cảm giác tiểu đau đớn, rát buốt, khó chịu, nước tiểu nóng kèm mùi hôi. Có trường hợp, triệu chứng này bắt đầu từ khi mỏi tiểu cho đến khi tiểu xong.

Tiểu buốt tiểu rắt

 

Một số triệu chứng đi kèm khác:

  • Nước tiểu có màu đục, có dịch mủ, đôi khi kèm máu
  • Luôn có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu đau buốt, đau bụng dưới, đau khi quan hệ
  • Nếu viêm nhiễm bàng quang có thể sốt 38 – 39 °C, nếu ở thận có thể sốt 40 °C kèm ớn lạnh

Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt sau khi quan hệ ở nữ giới

Thực tế, tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ không gây chết người ngay lập tức. Tuy nhiên, chứng tiểu rắt và tiểu buốt để lại những tác động tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe chị em. Hiện nay, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tiểu rắt buốt là nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.

>>Xem thêm: Tiểu buốt sau quan hệ biểu hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm

1. Thỉnh thoảng tiểu buốt và tiểu rắt do nguyên nhân sinh lý

Chứng tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ không phải lúc nào cũng xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, có thể xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình, quan hệ thô bạo dẫn tới nhiễm trùng, tổn thương bộ phận sinh dục...
  • Thói quen sinh hoạt chưa khoa học: những ngày “đèn đỏ” không thay băng vệ sinh sau 4 tiếng, trước và sau quan hệ tình dục không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc quần lót chật,...
  • Do dị ứng: chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh phụ nữ, giấy vệ sinh, băng vệ sinh... khiến âm đạo tổn thương dẫn tới tiểu rắt, tiểu buốt
  • Nguyên nhân khác: thường xuyên nhịn tiểu, thụt rửa âm đạo sâu... gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Hoặc do mang thai, khi thai phát triển trong tử cung ít nhiều ảnh hưởng tới niệu đạo và bàng quang.

2. Tiểu đêm tiểu buốt ở nữ giới do nguyên nhân bệnh lý

Chị em nên nhớ, tiểu buốt tiểu rắt không phải là bệnh mà là dấu hiệu của một bệnh nào đó liên quan đến viêm đường tiết niệu hoặc viêm phụ khoa... Dưới đây là một số bệnh lý điển hình chị em nên ghi nhớ.

Bệnh viêm đường tiết niệu

Theo số liệu thống kê, gần 70% phụ nữ tiểu rắt và tiểu buốt qua thăm khám được chẩn đoán mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân: cấu tạo đường tiết niệu ở nữ gần hậu môn hơn nam giới, dễ dàng khiến vi khuẩn E.coli xâm nhập.

Bệnh viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu

Triệu chứng:

  • Vùng kín ra nhiều khí hư, ngứa, sưng tấy
  • Tiểu rắt, tiểu buốt khiến cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục

Bệnh viêm bàng quang

Nguyên nhân: quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc tránh thai, mặc quần lót chật, ẩm, kém sạch sẽ...

Triệu chứng: 

  • Tiểu tiện liên tục 7 lần/ngày mà vẫn buồn tiểu, có cảm giác đau buốt khi tiểu
  • Nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, đôi khi kèm theo máu và mủ
  • Người bệnh hay cáu gắt, sốt nhẹ, đau bụng dưới, nước tiểu ra ít

Bệnh viêm âm đạo

Là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do mất cân bằng vi khuẩn hoặc nhiễm trùng. Có 3 loại viêm âm đạo: viêm do nấm Candida, viêm do trùng roi Trichomonas, viêm do tạp khuẩn.

Triệu chứng:

  • Dịch tiết bất thường, khí hư ra nhiều, rối loạn kinh nguyệt
  • Âm đạo và niệu đạo gần nhau nên khi nước tiểu thoát ra ngoài gây đau buốt, tiểu lắt nhắt
  • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ, xuất huyết âm đạo nhẹ
  • Khí hư thay đổi màu sắc, có mùi hôi, ngứa

Bệnh viêm nội mạc tử cung

Là tình trạng viêm ở niêm mạc tử cung do nhiễm trùng. Viêm nội mạc tử cung không ảnh hưởng tính mạng nhưng ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần và thiên chức làm mẹ của phái đẹp...

Triệu chứng:

  • Tử cung co thắt, dịch âm đạo ra nhiều, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
  • Tiểu buốt và tiểu rắt, tiểu ra máu do tử cung bị sung huyết, phù nề
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, thường xuyên buồn nôn, đầy bụng,... dễ nhầm tưởng là có thai
  • Đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục

>>Xem thêm: Tiểu buốt sau khi quan hệ ở nam giới bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Bệnh lậu

So với nam giới, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lậu cao hơn, thường gặp ở độ tuổi 14 – 24 do quan hệ tình dục không an toàn. Không điều trị có thể dẫn tới viêm hậu môn, chửa ngoài tử cung, viêm màng não, vô sinh, nguy cơ HIV-AIDS...

Bệnh lậu

Bệnh lậu

Triệu chứng:

  • Tiểu rắt ở nữ, đau rát khi tiểu, tiểu có mủ đặc màu vàng
  • Có mủ vùng âm hộ, âm đạo, khí hư màu vàng hoặc xanh với mùi hôi khó chịu
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới, ngứa rát âm hộ, đau hố chậu hoặc hạ vị
  • Có thể sốt, buồn nôn hoặc nôn

Cách điều trị tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới hiệu quả

Tiểu buốt tiểu rắt không chỉ khiến phái đẹp khó chịu, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới mất ngủ, tác động xấu tới học tập, làm việc, ảnh hưởng sinh hoạt tình dục... Vậy cách xử lý hiệu quả là gì?

1. Điều trị tiểu buốt và tiểu rắt tại nhà với trường hợp nhẹ

Nếu tình trạng tiểu buốt và tiểu rắt nhẹ, hoặc xuất phát từ nguyên nhân sinh lý... Chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa trị tại nhà, an toàn và lành tính sau:

  • Phượng vĩ thảo: tính lạnh, vị ngọt nhạt hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, chữa tiểu rắt tiểu buốt, nóng trong...

Cách thực hiện: 30g phượng vĩ thảo rửa sạch, sắc cùng 550ml nước vo gạo, còn 200ml thì chia 2 lần, uống sáng tối.

Phượng vĩ thảo điều trị tiểu buốt tiểu rắt nhẹ

Phượng vĩ thảo điều trị tiểu buốt tiểu rắt nhẹ

  • Rau mồng tơi: Mồng tơi vị chua ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải độc, nhuận tràng, thanh nhiệt...

Cách thực hiện: Lấy cuống và lá mồng tơi rửa sạch, đun với nước uống thay trà. Không dùng cho người lạnh bụng, tiêu chảy...

  • Bột sắn dây: Sắn dây vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường...

Cách thực hiện: Lấy củ sắn rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày pha 10g bột sắn khô với nước ấm để uống.

Khuyến cáo: Chữa chứng tiểu buốt và tiểu rắt tại nhà chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Hầu hết những bài thuốc này chỉ hỗ trợ điều trị, hoàn toàn không có tác dụng trị triệt để nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.

2. Chữa tiểu rắt tiểu buốt trường hợp nặng

Trường hợp tiểu buốt tiểu rắt có liên quan đến viêm âm đạo, bệnh lậu... chị em cần chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.

Tuyệt đối không nên e ngại, giấu bệnh, tự chẩn đoán tại nhà, tự điều trị khi không có chuyên môn về y học.

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị chứng tiểu rắt và tiểu buốt cho viêm âm đạo, bệnh lậu,... bằng phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu.

Phương pháp đông tây y kết hợp

Phương pháp đông tây y kết hợp

Nguyên lý hoạt động: Nhiệt lượng sóng hồng ngoại dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm. Tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh gây hại, không ảnh hưởng tới mô lành tính lân cận. Không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản...

Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thanh lọc cơ thể, đẹp da giữ dáng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...

Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài người có hơn 30 năm kinh nghiệm. Là thành viên chính thức của Hội ngoại khoa Việt Nam, trực tiếp điều trị chứng tiểu buốt và tiểu rắt cho chị em, bác sĩ khuyến cáo:

  • Nên uống nhiều nước, từ 1.5 – 2 lít nước/ngày
  • Ăn nhiều rau của quả, trái cây tươi, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
  • Giữ vùng kín khô thoáng, mặc quần lót chất liệu cotton, thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần trong kỳ “đèn đỏ”
  • Không mặc quần lót ẩm ướt khi vùng kín chưa khô, vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ
  • Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh gây kích ứng da, có chất tẩy rửa mạnh...
  • Tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu, xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, an toàn
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe

Có thể thấy, chứng tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ là hiện tượng bất thường, phái đẹp tuyệt đối không được chủ quan vì nguy cơ mắc bệnh lý rất cao, đặc biệt là bệnh lậu. Mọi thông tin còn thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ tư vấn miễn phí.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối