Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi – Cha mẹ chớ xem thường

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 959 lượt bình chọn

Khi gặp hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Hiện tượng này do nhiều tác nhân gây ra. Trước hết, các bậc cha mẹ khi chăm con cần phải bình tĩnh quan sát, theo dõi triệu chứng trẻ đi ngoài ra máu nhầy do nguyên nhân nào. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi. Có những nguyên nhân không nghiêm trọng, được điều trị dễ dàng tại nhà. Nhưng có một số khác lại hết sức nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng các bé. Ngay từ bây giờ, cha mẹ cần quan sát kỹ màu máu trong phân của trẻ để tìm ra nguyên nhân thực sự.

  • Trẻ bị táo bón

Có thể nói, táo bón là nguyên nhân chính khiến trẻ đi ngoài ra máu.

Triệu chứng: Phân khô, cứng làm rách hậu môn gây xuất huyết. Trẻ tiêu chảy ra máu tươi,...

  • Nguy cơ mắc bệnh trĩ

Rất nhiều quan niệm sai lầm cho rằng bệnh trĩ chỉ gặp ở người lớn, không gặp ở trẻ nhỏ. Thực tế, trẻ em cũng có nguy cơ đối mặt với trĩ nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.

Mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1, biểu hiện dễ nhận thấy là trẻ đại tiện ra máu tươi (máu có thể dính vào phân hoặc bám trên giấy vệ sinh). Ngoài ra, phụ huynh cần quan sát biểu hiện của trẻ. Khi trẻ bị trĩ, bé sẽ rất sợ mỗi khi phải đi đại tiện, hậu môn tiết dịch nhầy, khó chịu, ngứa ngáy, đau,...

  • Hậu môn của trẻ bị nứt

Hậu môn của trẻ bị nứt không còn là hiện tượng hiếm gặp. Lý do là bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định. Ngoài ra, các lớp niêm mạc vùng hậu môn của trẻ rất mỏng, dễ bị tổn thương. 

Chỉ cần vết thương nhỏ, vết nứt ở niêm mạc bên trong hậu môn,... cũng có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi – Cha mẹ chớ xem thường

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu

  • Nhiễm trùng tiêu hóa

Nếu trẻ em trong độ tuổi lên 3 đại tiện ra máu, cha mẹ phải nghĩ ngay đến việc trẻ bị nhiễm trùng tiêu hóa.

Nguyên nhân: Do một số loại vi khuẩn như vi khuẩn shigella, salmonella, campylobacter,... có thể lây nhiễm vào lớp mô quanh hậu môn, gây viêm, nứt rách hậu môn.

  • Viêm đại tràng

Một nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi là do viêm loét đại tràng.

Biến chứng: Tắc nghẽn đường ruột, suy dinh dưỡng, viêm khớp, viêm mắt, viêm da,... Cha mẹ hãy quan sát kỹ, máu đại tiện thường là máu nhầy, màu bầm.

  • Dị ứng thực phẩm

Cha mẹ thấy phân sau khi đại tiện của trẻ có máu nhưng trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường, phát triển tốt thì không có gì đáng ngại. Vì hiện tượng máu trong phân thường tự khỏi.

Nhưng tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn không phù hợp với cơ địa của trẻ như trứng, các loại hạt từ đậu, hải sản,...

  • Trẻ bị kiết Amip

Bệnh kiết do Amip là một loại bệnh ở ruột già. Giai đoạn đầu phân đỏ tươi, có lẫn mủ do đờm nhớt tiết ra từ ruột. Bệnh khiến trẻ nóng sốt nhưng không nguy hiểm. 

Nhận biết trẻ đi ngoài ra máu và nhầy?

Cha mẹ nên biết, trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Đầu tiên, khi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi, mẹ cần bình tĩnh, quan sát và đưa ra quyết định cuối cùng có phải phân dính máu không.

Triệu chứng điển hình: Phân có nhiều máu tươi, phân có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi hoặc máu chỉ đủ để dính trên giấy vệ sinh,...

Nhiều trường hợp khi cha mẹ cho bé ăn thức ăn có màu đỏ như dâu, dưa hấu hay siro,... đều có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không xử lý hết. Kết quả là phân của bé có màu đỏ. 

Ngoài ra, cha mẹ cho trẻ uống kháng sinh hay sắt,... cũng có thể khiến phân của trẻ có màu đỏ. Điều này hoàn toàn bình thường và không gây hại gì cho bé. Vì thế, cha mẹ nên quan sát thật kỹ và nắm rõ chế độ ăn uống của trẻ để hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe của con.

>>Tin liên quan: 

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu hiệu quả

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi hiệu quả là thế nào? Trước hết, cha mẹ nên xem xét mức độ nặng hay nhẹ để có hướng giải quyết đúng đắn cho từng cấp độ. 

Đối với trường hợp bé đi ngoài ra máu ít, chỉ dính ở phân, các hoạt động vui chơi, giải trí của bé vẫn diễn ra bình thường, bé tươi tỉnh, da dẻ hồng hào,... có thể nói bé đại tiện ra máu ở mức độ nhẹ. Các mẹ có thể tham khảo cách khắc phục tình trạng này trong nội dung bên dưới.

1. Trẻ đi ngoài ra máu đầu bãi - Có chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ thực phẩm cần thiết. Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cháo ngũ cốc, nướp ép rau củ quả,...

Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thức ăn nhanh, thức ăn lạ, thức ăn khó tiêu, gia vị cay nóng trong người như tiêu, ớt,...

Hàng ngày, tạo thói quen cho trẻ uống nhiều nước sôi để nguội (lượng nước trung bình từ 1-1.5 lít/ngày). Nếu bé ngán nước lọc, nên thay thế cho bé uống các loại nước ép trái cây.

2. Bé đi ngoài ra máu cục – Có chế độ sinh hoạt khoa học

Hàng tuần, nên cho bé hoạt động ngoài trời để tiếp xúc bạn bè, thay đổi không khí, cho bé vui chơi, giải trí nhiều. Tuyệt đối không cho bé ngồi một chỗ quá nhiều và ít vận động.

Nên vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh xong bằng nước ấm. Nên lau nhẹ hậu môn cho trẻ để tránh các loại vi khuẩn có hại xâm nhập ở hậu môn. Khiến hậu môn của trẻ viêm nhiễm.

Cho bé mặc quần rộng rãi, tránh trường hợp mặc quần quá chật, quá bó sát khiến trẻ không thoải mái. Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ. Nếu trẻ đã nhận thức được, cha mẹ hãy khuyên trẻ không nên rặn quá mạnh khi đại tiện.

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi – Cha mẹ chớ xem thường

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu an toàn hiệu quả

3. Trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi – Dùng thảo dược điều trị

Khi trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng bất thường. Cách tốt nhất cha mẹ nên áp dụng là dùng thảo dược để khắc phục tình trạng này. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 

Cách thực hiện đơn giản: Sử dụng 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất pha với nước ấm. Cho trẻ uống vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút. 

Tác dụng: Làm giảm tình trạng táo bón hay tiêu chảy, đặc biệt là trị chứng đại tiện ra máu ở cuối bãi.

Trường hợp trẻ đại tiện ra máu quá nhiều, máu dính ở phân và trên giấy vệ sinh, các hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ bị trì hoãn, trẻ thường quấy khóc, ra mồ hôi nhiều, da nhợt nhạt,... 

Giải pháp: Cha mẹ đừng chần chừ. Ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra bệnh và có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. 

Khuyến cáo: Không tự ý cho trẻ dùng thuốc trị đại tiện ra máu không có nguồn gốc rõ ràng, thuốc không kê đơn,... Nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ, thậm chí khiến bệnh của trẻ tồi tệ hơn.

Trên đây là những kiến thức bổ ích khi trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi. Dù nguyên nhân nào đi chăng nữa, chúng đều để lại hậu quả nặng nề. Theo dõi 3 – 5 ngày, nếu các biểu hiện không thuyên giảm dù đã áp dụng biện pháp khắc phục ở trên. Cha mẹ nên đưa bé tới địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để kịp thời xử lý. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.