Đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách xử lý kịp thời
Bài viết có ích: 207 lượt bình chọn
Đi ngoài ra máu không phải là triệu chứng hiếm gặp. Có thể là biểu hiện chứng táo bón, cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: ung thư, xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày,... Một số thông tin về nguyên nhân, cách điều trị đi cầu ra máu dưới đây sẽ giúp người bệnh bình tĩnh tìm ra lối thoát cho hiện tượng này.
Tìm hiểu hiện tượng đi ngoài bị ra máu
Đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân hoặc giấy vệ sinh có lẫn máu. Khi đại tiện thường ra máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là máu thâm đen. Tình trạng máu lẫn trong phân tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.
Nếu đi cầu ra máu do táo bón, trường hợp này không nguy hiểm, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đại tiện ra máu cũng có thể do nhiều tác nhân khác nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân hàng đầu khiến đi ngoài bị ra máu
Nguyên nhân đi ngoài ra máu có rất nhiều. Tuy nhiên, trong giới hạn nội dung bài viết, chúng tôi xin liệt kê một số nguyên nhân chính sau:
1. Bệnh trĩ
Nguyên nhân: Rặn mạnh khi đi đại tiện, ngồi đại tiện quá lâu, táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính, ăn ít chất xơ, phụ nữ có thai,...
Giải pháp: Để giảm triệu chứng trĩ, nên ăn nhiều rau củ quả, ngâm nước ấm, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
2. Rò ống tiêu hóa
Giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng xuất hiện lỗ rò, gọi là rò ống tiêu hóa.
Triệu chứng: Có thể là rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ, rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân lẫn máu.
Giải pháp: Rò ống tiêu hóa phải điều trị bằng phẫu thuật hoặc liệu pháp kháng sinh
3. Viêm túi thừa
Đối tượng thường gặp: Người ít ăn rau củ quả, thực phẩm cung cấp chất xơ,...
Túi thừa là túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu. Hiện tượng này có thể tự ngưng, gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Trường hợp nặng phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
4. Viêm đại trực tràng
Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, mắc hội chứng ruột kích thích, ảnh hưởng của điều trị xạ trị, hóa trị, do quan hệ tình dục đường hậu môn, táo bón, uống nhiều rượu bia,...
Nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài ra máu
5. Viêm dạ dày ruột
Triệu chứng điển hình: Đi ngoài ra máu, phân có lẫu máu và chất nhầy.
Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn
Giải pháp: Cần được điều trị bằng cách bù chất lỏng, dùng kháng sinh, thuốc kháng virus,...
6. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nhiều tác hại. Tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn đến chảy máu.
Giải pháp: Tùy thuộc nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus mà người bệnh sử dụng loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm,...
7. Sa trực tràng
Đối tượng thường gặp: Người cao tuổi có nguy cơ sa trực tràng nhiều hơn người trẻ.
Triệu chứng: Đi ngoài ra máu, đau bụng dưới,...
Giải pháp: Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
8. Polyp
Nguyên nhân: Polyp hình thành do tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết
Triệu chứng: Xuất hiện khối u lồi vào trong lòng ruột kết. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu,...
9. Ung thư đại tràng hoặc trực tràng
Triệu chứng điển hình: Đại tiện ra máu. Do ung thư ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng, gây viêm hoặc kích ứng dẫn đến chảy máu.
Triệu chứng liên quan: Táo bón, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn ói, thay đổi thói quen đại tiện, phân dẹt và lỏng, tiểu buốt, tiểu không tự chủ, giảm cân đột ngột, người mệt mỏi,...
10. Xuất huyết tiêu hóa
Đây là hiện tượng nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu.
>>Tham khảo thêm:
Cần làm gì khi bệnh nhân đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu người bệnh cần làm gì để cải thiện tình hình? Tùy thuộc từng nguyên nhân mà có hướng điều trị phù hợp. Có thể là thay đổi ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt, trường hợp búi trĩ sa ra ngoài thì phẫu thuật,...
1. Chế độ ăn uống
- Tăng cường ăn chất xơ, rau xanh, trái cây tươi.
- Luôn uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít nước) giúp nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón
- Dừng ngay thói quen ăn uống có ảnh hưởng xấu tới chứng đi cầu ra máu. Không ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu, sả,... bỏ luôn thức uống chứa cồn gây hại đến hệ tiêu hóa như rượu, bia,...
2. Thói quen sinh hoạt
- Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga,...
- Không nên đứng hay ngồi quá nhiều, ngồi quá lâu một chỗ. Không bê vác vật quá nặng, có thể làm ảnh hưởng xấu tới chứng đi cầu ra máu và gây đau đớn hơn.
- Hàng ngày, hãy tạo thói quen đi đại tiện đều đặn một giờ cố định. Tuyệt đối không nhịn khi mỏi đại tiện. Điều này có thể khiến phân cứng hơn, tình trạng táo bón nặng hơn.
- Giữ gìn vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Sau khi đi vệ sinh, cần rửa bằng nước ấm thay vì chúng ta dùng giấy để lau. Dùng giấy để lau có thể khiến búi trĩ bị tổn thương, thậm chí nhiễm trùng.
- Thường xuyên sử dụng sản phẩm được bào chế từ nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như: rau diếp cá, tinh chất bột nghệ,... những sản phẩm này giúp ngăn ngừa chứng táo bón, chống lại việc thiếu máu do đại tiện ra máu, làm bền thành mạch,...
3. Điều trị dứt điểm tình trạng sa búi trĩ
Đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh trĩ cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu áp dụng chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt không hiệu quả. Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp hơn.
Nếu đại tiện ra máu kèm sa búi trĩ, phương pháp phổ biến hiện nay là đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Với kinh nghiệm trên 30 năm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, nội soi, nội soi can thiệp, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng (CKII Ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng) cho biết:
“Đại tiện ra máu do nguyên nhân bệnh trĩ đã lâu không điều trị hoặc điều trị không phù hợp. Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, thậm chí sa thành vòng,... lựa chọn phương pháp ngoại khoa là điều hợp lý nhất”.
Áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Là lựa chọn tối ưu giúp điều trị dứt điểm trĩ nặng. Giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, giảm đau, ít biến chứng so với phương pháp truyền thống,... Thuốc đông y có tác dụng nhuận tràng, tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Điều trị đi ngoài ra máu hết bao nhiêu tiền?
Điều trị đi ngoài ra máu hết bao nhiêu tiền? Đây là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết, khoản chi phí điều trị đại tiện ra máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Bình thường, bệnh nhân đi cầu ra máu tại các cơ sở y tế chuyên khoa phải chi trả các khoản phí sau:
- Chi phí xét nghiệm chuyên khoa, có thể là chi phí nội soi, chụp khung đại tràng, siêu âm hoặc chụp cắt lớp, cộng hưởng từ,...
- Chi phí điều trị bệnh lý, nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu. Bao gồm chi phí thuốc hoặc chi phí can thiệp thủ thuật ngoại khoa.
- Chi phí tái khám và các chi phí theo yêu cầu của bệnh nhân
Tóm lại, bệnh nhân muốn biết chi phí điều trị đi ngoài ra máu hết bao nhiêu tiền, có đắt không cần liên hệ trực tiếp bác sĩ khám và điều trị. Sau khi thăm khám cụ thể, biết rõ tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ thông báo bệnh nhân mức chi phí. Mọi chi tiết liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời