Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
Bài viết có ích: 898 lượt bình chọn
Đi cầu ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Có thể là trĩ, nứt kẽ hậu môn... thậm chí ung thư đại trực tràng. Bài viết này sẽ liệt kê những tác nhân dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra máu. Từ đó có cách điều trị hợp lý và đúng đắn nhất, tránh vấn đề phát sinh nghiêm trọng có thể xảy ra.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đại tiện ra máu
Đi cầu ra máu là tình trạng đại tiện thấy máu lẫn trong phân hoặc ra sau phân. Tùy thuộc số lượng máu chảy cùng triệu chứng đi kèm mà phân biệt từng loại bệnh khác nhau. Dưới đây là 4 nguyên nhân dẫn tới chứng đi ngoài ra máu điển hình.
1. Đi ngoài ra máu cảnh báo bệnh trĩ
Một vài yếu tố hình thành bệnh trĩ: Mang thai, táo bón mạn tính, stress, tiêu chảy mạn tính, rặn mạnh khi đại tiện, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, béo phì, chế độ ăn thiếu chất xơ,...
Bệnh trĩ
Triệu chứng đặc trưng là đại tiện ra máu. Lúc đầu máu chảy rất ít, hòa vào phân, có màu đỏ tươi. Khi bệnh nghiêm trọng, máu chảy nhiều, thành giọt, có màu đỏ sẫm.
Tác hại: Bệnh nhân đại tiện khó khăn, thường xuyên đau nhức hậu môn. Khi ngồi cũng tạo cảm giác khó chịu do búi trĩ phình to. Căn bệnh này nguy hiểm và phiền toái.
2. Đại tiện ra máu cảnh báo nứt kẽ hậu môn
Đối tượng mắc bệnh: Người táo bón kéo dài, rặn đại tiện mạnh tạo áp lực xuống hậu môn...
Triệu chứng: Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Vết rách to có thể bị chảy thành từng giọt kèm ngứa, có da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vết nứt.
3. Đi ỉa ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Triệu chứng điển hình là đại tiện ra máu đỏ tươi. Triệu chứng đi kèm: đau bụng, chướng bụng, đại tiện khó khăn, phân lỏng, có lúc táo bón, tiểu tiện không tự chủ, có thể bị tiểu rắt, tiểu buốt. Ngoài ra, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, giảm cân không rõ nguyên nhân...
4. Đi ị ra máu cảnh báo polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết. Nếu lượng máu chảy nhiều theo đợt, kể cả không bị táo bón, rất có thể bạn đang bị polyp.
polyp đại trực tràng
Bệnh nhân thường xuyên đi ngoài ra máu có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu trầm trọng. Nếu không được điều trị hiệu quả, polyp sẽ phát triển thầm lặng, có nguy cơ chuyển thành ung thư.
Đại tiện ra máu nguy hiểm như thế nào?
Đi cầu ra máu là triệu chứng phổ biến, hầu như ai cũng có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm, có thể tự khỏi, một số khác là dấu hiệu nguy hiểm cần được điều trị, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng:
- Cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác: viêm loét đại trực tràng, sa trực tràng, rò ống tiêu hóa...
- Nguy cơ mất máu gây thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, thể chất suy yếu, sức đề kháng giảm...
Điều trị chứng đại tiện ra máu tại nhà có triệt để?
Thực tế, đối với chứng đi cầu ra máu, việc điều trị tại nhà chỉ áp dụng trong trường hợp nhẹ, giai đoạn khởi phát. Các bài thuốc tại nhà chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng chảy máu khi đại tiện, hoàn toàn không trị dứt điểm tình trạng này. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây.
1.Trị chứng đi ngoài ra máu bằng rau diếp cá
Tác dụng: thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa... Rau diếp cá có tác dụng tốt với những người đi ngoài ra máu do táo bón, bệnh trĩ, người sử dụng nhiều bia rượu...
Rau diếp cá
Nguyên liệu: 100g rau diếp cá
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau diếp cá, ngâm qua nước muối pha loãng.
- Xay nhuyễn với 1 ly nước, lọc bỏ bã uống trước khi ăn khoảng 1 giờ.
- Áp dụng cách này 1 ngày 2 lần buổi sáng tối.
2. Điều trị đại tiện ra máu bằng ngải cứu
Tác dụng: Ngải cứu có tác dụng kháng viêm, giảm đau, điều hòa khí huyết, cầm máu, nhuận tràng...
Có thể áp dụng bài thuốc theo 2 cách:
- Bài thuốc đắp
Nguyên liệu: 1 nắm cây ngải cứu tươi
Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Cắt nhỏ rồi đem giã nát đắp vào hậu môn. Dùng băng gạc cố định ít nhất 30 phút.
- Xông hơi lá ngải cứu
Nguyên liệu: Ngải cứu, lá sung, lá lốt, cúc tần: 1 nắm, nghệ vàng 1 củ, nước bồ kết đặc 1 chén.
Cách thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ, nghệ tươi giã nát. Cho tất cả vào nồi cùng 2 lít nước nấu sôi kỹ trong 10 phút. Cuối cùng cho bồ kết đun sôi trở lại thì tắt bếp. Gạn nước thuốc cho vào bô rồi ngồi lên xông.
3. Điều trị ỉa ra máu tươi bằng rau sam
Tác dụng: Trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu...
Nguyên liệu: 100g rau sam, đường, mật ong
Cách thực hiện: Giã nát rau sam chắt lấy nước. Sau đó pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt, uống khi đói bụng.
Rau sam
Khuyến cáo: Như đã nói ở trên, các bài thuốc dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp triệu chứng đi cầu ra máu mới khởi phát. Tốt nhất, người bệnh cần chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám kịp thời và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.
Triệu chứng đại tiện ra máu nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn... Người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là địa chỉ có phương pháp điều trị hiện đại, nhận được phản hồi tốt từ phía bệnh nhân.
- Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Ưu điểm: Hạn chế đau đớn và chảy máu, kỹ thuật xâm lấn nhỏ nên vết thương không lớn, thời gian hồi phục vết thương nhanh. Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp. Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ thuốc tây y, nhuận tràng, phòng tránh táo bón...
5 bác sĩ tiêu hóa giỏi tại Hà Nội
Như vậy, chứng đi cầu ra máu cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lý hậu môn trực tràng. Có thể nói, những bệnh lý đường tiêu hóa phức tạp, khó phát hiện, đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì vậy, bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm... Dưới đây là 5 bác sĩ nội soi uy tín, giàu kinh nghiệm, từng khám và điều trị thành công nhiều bệnh nhân.
1. Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân
Hiện là Phó trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai – là một trong những chuyên gia tiêu hóa hàng đầu Việt Nam. Bác sĩ Hồng Vân đang tham gia giảng dạy Bộ môn Tiêu hóa tại trường Đại học Y Hà Nội.
Là một diễn giả chuyên mục Sạch hay Bẩn của VTV. Thường xuyên tham gia và trao đổi kinh nghiệm tại các chương trình hội thảo trong nước và quốc tế. Trong đó có Hội thảo tiêu hóa châu Á – Thái Bình Dương.
2. Giáo sư. Tiến sĩ Đào Văn Long
Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Đào Văn Long thuộc chuyên ngành Tiêu hóa – gan mật. Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nguyên Tổng thư ký hội khoa học tiêu hóa Việt Nam. Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai. Nguyên Giám đốc Trung tâm Nội soi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bác sĩ Long tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1983, tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú trường Đại học Y Hà Nội năm 1986. Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa năm 1993.
3. Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Thúy Vinh
- Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện E
- Phó Giám đốc Bệnh viện E
- Chủ tịch Liên chi Hội Nội soi Việt Nam
Thế mạnh của Phó Giáo sư Nguyễn Thúy Vinh là nội soi chẩn đoán bệnh. Bà là một trong những nữ bác sĩ chuyên về lĩnh vực tiêu hóa tiêu biểu ở khu vực phía Bắc. Là “đầu tàu” trong lĩnh vực tiêu hóa tại Bệnh viện E.
4. Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng thuộc chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa. TS. BS Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác Bệnh viện Xanh-Pôn. 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, đảm nhận vị trí quan trọng là Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng
Hiện nay, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh tùng đảm nhận vai trò cố vấn chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương và phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
5. Giáo sư. Tiến sĩ Hà Văn Quyết
Giáo sư. Tiến sĩ Hà Văn Quyết thuộc chuyên khoa Ngoại tiêu hóa với kinh nghiệm trên 35 năm. Từng là bác sĩ Nội trú tại Bệnh viện Việt Đức. Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Ngoại – Đại học Y Hà Nội. Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học của Giáo sư. Tiến sĩ Hà Văn Quyết:
- Chủ biên nhiều bộ sách giáo khoa về Ngoại khoa phẫu thuật tiêu hóa và chuyên sâu về tiêu hóa
- Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học về ung thư dạ dày, đại trực tràng, chủ đề về bệnh lý tụy, phẫu thuật nội soi, nội soi can thiệp, bệnh lý hậu môn trực tràng...
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi cầu ra máu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, các phương pháp điều trị tại nhà hầu như không có kết quả triệt để. Để biết thêm về kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II, liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời
- Đi ngoài ra máu 1 lần điều trị tại nhà triệt để không?