Đi ngoài ra máu nên ăn gì kiêng gì để cầm máu, giảm đau?
Bài viết có ích: 578 lượt bình chọn
Bên cạnh phương pháp điều trị đúng đắn, đi ngoài ra máu nên ăn gì kiêng gì cầm máu, giảm đau được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế, đi ngoài ra máu là dấu hiệu của một số bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng phổ biến như: trĩ, polyp, nứt kẽ hậu môn,... Chế độ ăn uống khoa học, đúng đắn, phù hợp với thể trạng sẽ giúp bệnh nhân nhanh khỏe trở lại.
Đi ngoài ra máu nên ăn gì để bệnh nhanh hồi phục
Đi ngoài ra máu nên ăn gì để bệnh nhanh hồi phục? Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đi đại tiện ra máu tươi. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng,...
Để bệnh khỏi nhanh, chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò lớn với sức khỏe bệnh nhân. Dưới đây là một số thực phẩm bệnh nhân nên tham khảo.
- Thực phẩm giàu magie
Thực phẩm chứa hàm lượng magie cao: Rau xanh (rau bina, súp lơ xanh, rau dền, bí đỏ,...) Các loại họ đậu như ngũ cốc nguyên hạt, quả hạnh nhân. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm như hải sản, thịt, sữa,... chứa lượng magie dồi dào.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, magie có tác dụng rất tốt trong việc chuyển hóa dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chất này giúp tăng cường nhu động ruột, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn trơn tru.
Vì thế, trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên cân nhắc, bổ sung dưỡng chất magie cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh (rau khoai lang, diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau sam, rau má,...) Củ cải, bơ, cà rốt, hạt đậu đen, thanh long, bưởi, vừng đen,...
Chất xơ đóng vai trò lớn với sức khỏe bệnh nhân bị đi ngoài ra máu. Thành phần chất xơ giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón. Giúp ngăn người bệnh khó tiêu, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Đi ngoài ra máu nên ăn gì tốt nhất
- Thực phẩm giàu vitamin C
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, vitamin C có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh đi ngoài ra máu. Vitamin C là chất chống oxy hóa tuyệt vời, thanh nhiệt, giải độc, tăng sức đề kháng,...
Thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, chanh, quýt, lê, mận, bưởi,...
Lưu ý: Người bệnh nên ăn trái cây khi bụng no, không nên ăn lúc đói. Đặc biệt, người có tiền sử bệnh đau dạ dày thì không nên bổ sung các loại thực phẩm này quá nhiều. Vì lượng axit trong cam, chanh có thể ảnh hưởng tới dạ dày.
- Nguồn thực phẩm giàu Rutin
Những thực phẩm có chứa chất Rutin có tác dụng tốt cho người bệnh bị đi ngoài ra máu.
Tác dụng: Chống oxy hóa, tăng cường độ bền của tĩnh mạch. Với trường hợp bị suy yếu mạch máu, thường xuyên chảy máu, tổn thương niêm mạc,... nên sử dụng các loại thức ăn chứa thành phần này.
Các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho sức khỏe bệnh nhân đi ngoài ra máu có chứa thành phần Rutin: Cam, bưởi, lúc mạch, rau diếp cá, rau má,...
Lưu ý: Người bệnh không nên ăn quá nhiều một lần, hãy sắp xếp thực đơn thích hợp hoặc đổi các loại thực phẩm liên tục để hỗ trợ điều trị bệnh.
>>Tin liên quan:
- Đi đại tiện ra máu nhưng không đau: Bệnh lý và cách chữa
- Đi đại tiện ra máu đông: 80% bệnh lý nguy hiểm
Đi đại tiện ra máu ở nữ và nam giới: Nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc quan tâm đi ngoài ra máu nên ăn gì, rất nhiều bệnh nhân còn quan tâm đến việc đi đại tiện ra máu ở nữ và nam giới nên kiêng ăn gì? Việc kiêng cữ sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Nếu chẳng may có biểu hiện chảy máu khi đại tiện, khu vực hậu môn đau rát, bệnh nhân nên kiêng một số thực phẩm sau:
- Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm như sữa tươi, bơ, pho mát,... Những thực phẩm này chứa lượng đường lactose cao, dẫn đến khó tiêu
- Không nên sử dụng socola vì thực phẩm này khiến co thắt cơ bắp nhu động ruột. Đồng thời gia tăng tình trạng táo bón, gây chảy máu khi đi ngoài
- Không sử dụng thực phẩm đã qua chế biến sẵn, đóng hộp,... chúng chứa nhiều hương liệu, nhiều dầu mỡ, cay nóng, không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa
- Không nên ăn những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê,... Vì chúng chứa rất nhiều protein, làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón, chảy máu khi đại tiện
- Chuối xanh là thực phẩm bệnh nhân đi ngoài ra máu không nên ăn. Vì thực phẩm này chứa nhiều pectin hút nước trong đường ruột. Khiến cho phân dễ bị khô cứng.
Đại tiện ra máu nên kiêng ăn gì
Điều cần lưu ý khi đi đại tiện ra máu nhưng không đau
Như vậy, đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì đã có câu trả lời. Song song với việc khám chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Người bệnh khi bị đi ngoài ra máu nên cân nhắc đến những vấn đề dưới đây:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Không sử dụng đồ cay nóng, có thể làm giảm nhu động ruột, khiến việc đi đại tiện khó khăn hơn
- Uống sữa có lượng đường vừa phải để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, áp lực lên hậu môn.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Với bệnh nhân bị thiếu nước, có thể khiến ruột già bị tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu. Càng làm cho phân bị khô cứng, đi đại tiện đau, chảy máu
- Tuyệt đối không được sử dụng vật cứng lau chùi, cọ xát hậu môn. Điều này có thể khiến vùng da ở hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng quá mức
- Không được ngồi hoặc đứng quá lâu. Nên vận động, đi lại nhẹ nhàng
- Không được nhịn đại tiện hoặc rặn quá mạnh hoặc xem sách báo, điện thoại,... khi đi vệ sinh.
Đi ngoài ra máu khi nào gặp bác sĩ là thích hợp?
Đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì nhận được sự quan tâm của bệnh nhân không kém vấn đề đi ngoài ra máu khi nào gặp bác sĩ là thích hợp?
Đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng thông thường và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu đi ngoài ra máu với lượng máu nhiều, kéo dài, đau đớn,... bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp:
Bệnh nhân cần đi khám khi có các triệu chứng:
- Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
- Trẻ nhỏ đi đại tiện ra phân đẫm máu
- Người mệt mỏi
- Sức khỏe suy giảm
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đau bụng, sưng bụng
- Sốt cao
- Buồn nôn hoặc nôn
- Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
- Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường, kéo dài hơn 3 tuần
- Đi đại tiện hoặc đi tiểu tiện không kiểm soát
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân giải đáp vấn đề đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì. Đây là kiến thức hữu ích để bệnh nhân có thể trang bị cho mình suốt quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hiện tượng đi ngoài ra máu nhanh khỏi. Mọi chi tiết liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời