Đi đại tiện ra máu đông: 80% bệnh lý nguy hiểm
Bài viết có ích: 124 lượt bình chọn
Đi đại tiện ra máu đông là một dấu hiệu nghiêm trọng người bệnh cần hết sức chú ý. Cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm thuộc khu vực hậu môn – trực tràng. Nếu không sớm nhận biết triệu chứng và chủ động trong điều trị, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, kể cả tính mạng con người.
Đi đại tiện ra máu đông cảnh báo bệnh gì?
Đi đại tiện ra máu đông cảnh báo bệnh gì là thắc mắc của những người đang gặp phải tình trạng này. Hiện tượng này xảy ra khi đi đại tiện, người bệnh thấy trong phân lẫn cục máu đông.
Biểu hiện của tình trạng này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra nó. Thông thường, đại tiện ra máu đông có liên quan đến một số bệnh lý được liệt kê dưới đây.
- Viêm loét đại trực tràng
Nguyên nhân: Cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng được cho có liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch.
Triệu chứng: Đại tiện ra máu đông, bụng quặn đau, mót rặn khi đại tiện, khát nước,...
Tác hại: Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, viêm loét đại trực tràng rất dễ phát sinh biến chứng. Nghiêm trọng nhất là máu chảy ồ ạt, phình giãn đại tràng, ung thư,...
- Bệnh trĩ
Đại tiện ra máu đông nếu không đi kèm đau bụng và triệu chứng khác, nguyên nhân có thể do trĩ. Bệnh xuất hiện phổ biến ở bất cứ đối tượng nào.
Triệu chứng: Đại tiện ra máu, lượng máu nhiều hay ít phụ thuộc mức độ bệnh.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chảy máu tươi. Trường hợp xuất hiện các cục máu đông, chứng tỏ bệnh rất nặng.
Tác hại: Nếu không sớm điều trị, có thể dẫn đến thiếu máu, hoại tử búi trĩ, thậm chí ung thư trực tràng,...
Đi đại tiện ra máu đông là dấu hiệu của bệnh gì
- Polyp hậu môn
Nguyên nhân: Di truyền, thói quen ăn uống, tắc tĩnh mạch hậu môn, tổn thương ngoài hậu môn,...
Triệu chứng: Đi đại tiện ra máu đông, đau bụng, tiêu chảy, khó chịu,...
Polyp hậu môn dù là u lành tính, nhưng trong nhiều trường hợp có thể chuyển thành ác tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như: sa hậu môn – trực tràng, bệnh trĩ hay lồng ruột,...
- Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân: Hệ quả của chứng táo bón kéo dài gây ra. Khi đại tiện phải mót rặn quá mạnh khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị kéo căng quá mức.
Triệu chứng: Giai đoạn đầu, biểu hiện dễ nhận biết là đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu tươi hay máu đông. Sau khi đại tiện, có thể thấy hậu môn sưng tấy, ngứa, tăng nguy cơ rò hay lở loét hậu môn,...
- Xuất huyết đường tiêu hóa
Triệu chứng: Ngoài đại tiện ra máu đông, người bệnh có thể gặp vấn đề như nôn ra máu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, da nhợt nhạt,...
Tác hại: Có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, lỵ trực tràng, ung thư đại tràng,...
- Ung thư hậu môn – trực tràng
Nguyên nhân: Sự xuất hiện của các khối u nhỏ hoặc polyp ngay trong lòng hậu môn – trực tràng.
Triệu chứng: Khi mới khởi phát không có biểu hiện rõ ràng. Khi xuất hiện đi ngoài ra máu chứng tỏ bệnh đã nặng.
Ngoài ra, mệt mỏi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, giảm cân không rõ nguyên nhân,... là triệu chứng của bệnh.
Đại tiện ra máu đông khi nào cần khám bác sĩ?
Đi đại tiện ra máu đông khi nào cần khám bác sĩ? Hiện tượng này là một trong những biểu hiện về đường tiêu hóa được đánh giá tương đối nghiêm trọng. Trường hợp không can thiệp kịp thời và đúng cách, có thể phát sinh biến chứng.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi xuất hiện kèm theo triệu chứng:
- Đau quặn vùng bụng
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
- Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu
- Lượng máu đông nhiều, có mùi khó chịu
- Hậu môn sưng nóng, đau rát, ngồi khó
- Nôn ói kéo dài có kèm theo máu hay dịch màu nâu
- Sút cân bất thường, khó kiểm soát
>>Xem thêm: Đại tiện ra máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Cách chữa đi đại tiện ra máu đông như thế nào?
Đi đại tiện ra máu đông điều trị như thế nào cho hiệu quả? Khi gặp phải tình trạng đi cầu ra máu, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Cần sớm có giải pháp điều trị hiệu quả để không làm bệnh nặng thêm.
1. Áp dụng bài thuốc từ “cây nhà lá vườn”
Từ xa xưa, trong dân gian có lưu truyền một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị chứng đi ngoài ra máu đông. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc sau:
- Rau diếp cá
Tác dụng: Thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa,...
Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi, cho ít nước nào xay nhuyễn, uống trước khi ăn một tiếng.
Bài thuốc này có tác dụng tốt với những người đi ngoài ra máu do táo bón, bệnh trĩ, sử dụng nhiều rượu, bia,...
Chữa đi đại tiện ra máu bằng rau diếp cá
- Lá ngải cứu
Tác dụng: Giảm đau, chống viêm, nhuận tràng, điều trị chứng đi ngoài ra máu,...
Cách thực hiện: Giã nát lá ngải cứu đắp vào vùng hậu môn, dùng băng gạc cố định lại, để qua đêm. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ có hiệu quả.
- Rau sam
Tác dụng: Trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu,... loại thảo dược này thường được sử dụng để trị ngứa ngoài da, kiết lỵ, sỏi thận, đi cầu ra máu,...
Cách thực hiện: Đem giã nát rau sam để chắt lấy nước. Sau đó pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt, dùng uống khi đói bụng 1 lần/ngày.
2. Cách chữa đi đại tiện ra máu đông bằng tây y
Đây là phương pháp nội khoa trong điều trị chứng đi ngoài ra máu. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc uống chứa hoạt chất:
- Phenylephrine, Epinephrine, Hydrocortisone…,
- Kháng sinh – giảm đau có chứa: Penicillin, Cephalosporins, Aspirin,...
- Hoặc dùng thuốc bôi có chứa hoạt chất: Trimebutine, Ruscogenins, Titan dioxide,...
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Bởi thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh nhưng về lâu dài, sẽ ảnh hưởng xấu đến gan, thận, dạ dày,...
Kết luận: Với các bài thuốc trên đây, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà với mức chi phí rẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là những mẹo truyền miệng, chưa được kiểm chứng.
Thời gian điều trị khá lâu, chỉ có tác dụng với bệnh ở giai đoạn đầu, không có tác dụng chữa trị dứt điểm. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn, không bỏ giữa chừng.
Do đó, các chuyên gia hậu môn – trực tràng khuyến cáo, người bệnh nên chủ động đến một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín. Để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, điều trị bằng phương pháp thích hợp.
>>Xem thêm: Đại tiện ra máu khám ở đâu tại Hà Nội uy tín, chất lượng
3. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên khoa II ngoại tiêu hóa, công tác Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Phương pháp ngoại khoa điều trị chứng đi ngoài ra máu được áp dụng trong trường hợp các phương pháp nội khoa, bài thuốc dân gian không có tác dụng”.
- Nếu nguyên nhân đi đại tiện ra máu đông do bệnh trĩ nặng gây ra, búi trĩ sa ra ngoài,... bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Ưu điểm:
- Không gây nóng nên không gây bỏng các tổ chức mô lành tính, hạn chế đau đớn trong phẫu thuật.
- Hạn chế chảy máu, thời gian hồi phục nhanh chóng
- Vết cắt nhỏ, không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ
Chữa đi ngoài ra máu đông bằng phương pháp HCPT
Đi ngoài ra máu nên ăn gì tốt nhất?
Đi ngoài ra máu nên ăn gì tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh phát triển nặng thêm. Người bệnh nên thực hiện một số khuyến nghị dưới đây:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường ăn chất xơ và vitamin để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cùng với đó, kích thích nhu động ruột và làm mềm phân
- Uống đủ nước mỗi ngày nhằm phòng tránh táo bón. Đồng thời, giúp phân dễ dàng di chuyển hơn trong đường ruột
- Tránh ăn các loại thực phẩm khó tiêu, dễ gây táo bón. Điển hình như thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào có hàm lượng chất béo cao,...
- Tránh sử dụng các loại rượu, bia, đồ uống có chứa gas, có cồn,...
- Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, không nên đứng hay ngồi hay nằm một chỗ quá lâu. Điều này kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình trao đổi chất
- Không nên lạm dụng thuốc tây nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn
- Nên đại tiện ngay khi có nhu cầu, cố gắng tập thói quen đại tiện đúng giờ
Đi đại tiện ra máu đông là dấu hiệu cần chú ý và thăm khám kịp thời để ngăn chặn bệnh nặng hơn. Ngoài việc nghiêm túc điều trị theo phác đồ, người bệnh cần chú ý đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.
- Bị táo bón và đau vùng hậu môn chớ có nên chủ quan
- Đi ngoài ra cục máu đông coi chừng bệnh nguy hiểm!
- Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng
- Đại tiện ra máu ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đi cầu ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng!
- Nguyên nhân ỉa ra máu và cách điều trị kịp thời