3 cách điều trị bệnh trĩ chảy máu nổi tiếng hiệu quả

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 622 lượt bình chọn

Dấu hiệu chảy máu trĩ có thể xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn trĩ, gây ra không ít biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh trĩ chảy máu hiệu quả, triệt để, tránh tái phát? Theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ câu trả lời. 

Biến chứng và hậu quả bệnh trĩ nếu không chữa sớm là gì?

Trước khi tìm hiểu cách điều trị bệnh trĩ chảy máu hiệu quả, người bệnh nên nắm rõ những biến chứng và hậu quả của bệnh trĩ nếu không chữa sớm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh trĩ có thể gây ra.

  • Tắc mạch trĩ nội

Bệnh nhân có cảm giác đau ở bên trong, có cảm giác bị một vật gì đó chắn ngang trong hậu môn và gợn cộm lên.

Lấy tay ấn vào thành trực tràng có thể cảm nhận một cục cứng có ranh giới rõ rệt.

Khi nội soi hay siêu âm hậu môn thấy búi trĩ phồng lên màu phớt xanh, rạch nhẹ vào khối đó, cục máu đông sẽ bật ra.

  • Tắc mạch trĩ ngoại

Đi khám sẽ thấy rìa hậu môn có khối sưng màu phớt xanh, kích thước chỉ bằng hạt đậu nhưng cũng khiến bệnh nhân đau rát.

Rạch lấy cục máu đông thì bệnh nhân dễ chịu nhưng có khi nó gây hoại tử ở phía da trên và rỉ máu.

  • Sa nghẹt búi trĩ

Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn quá mức, các cơ vòng trong hậu môn chịu sự chèn ép có thể làm tắc tĩnh mạch lưu thông với búi trĩ. Trong khi động mạch vẫn tiếp tục bơm máu vào búi trĩ, dẫn đến phù nề, to ra và cứng hơn,...

Hiện tượng sa nghẹt búi trĩ khiến người bệnh đau đớn, đi lại, ngồi xuống đều khó khăn.

Nếu nó đỡ sưng nề thì có thể đẩy lên được, nếu nặng hơn sẽ dẫn đến lở loét, hoại tử, nhiễm khuẩn.

3 cách điều trị bệnh trĩ chảy máu nổi tiếng hiệu quả 

Biến chứng của bệnh trĩ

  • Rối loạn thần kinh

Bệnh trĩ để quá lâu không điều trị có thẻ làm bệnh nhân bị đau nhức xương, đau lưng dưới, thậm chí thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn.

  • Bội nhiễm

Búi trĩ lòi ra quá lâu, chảy máu liên tục,... có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Vì hậu môn là đường ra của phân và nước, mà trong phân lại có vô số vi khuẩn gây bệnh.

  • Thiếu máu – nhiễm trùng máu

Khi bệnh trĩ nặng, máu có thể chảy thành giọt hoặc tia, chính vì thế, người bệnh có thể bị thiếu sắt và thiếu máu.

Nếu bệnh trĩ đang ở giai đoạn apxe hậu môn – có nhiều độc tố và vi khuẩn, khả năng nhiễm trùng máu sẽ rất cao.

  • Bệnh về da

Trĩ cấp độ 3, 4 thì búi trĩ có thể lòi ra ngoài hậu môn, kèm theo dịch nhầy khiến vùng da xung quanh hậu môn bị thích kích, dị ứng, dẫn đến các bệnh về da.

  • Nguy hại riêng ở nữ

Khoảng cách giữa hậu môn và vùng kín nữ rất gần nhau, bệnh trĩ có thể làm cho nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa, nhất là phụ nữ mang thai.

Giải pháp: Trước khi mang thai, cần đi thăm khám xem có mắc bệnh trĩ hay không để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.

3 cách điều trị bệnh trĩ chảy máu bạn nên ghi nhớ

3 cách điều trị bệnh trĩ chảy máu dưới đây bạn nên ghi nhớ để áp dụng cho mình. Có thể nói, chảy máu trĩ thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh, bắt buộc bệnh nhân cần phải cầm máu đúng cách để không gây ra biến chứng nguy hiểm.

1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả, đơn giản

Với những người có triệu chứng xuất huyết hậu môn ở giai đoạn đầu, việc điều trị tại nhà được áp dụng nhiều nhất. Các bạn có thể tham khảo các phương pháp cầm máu đơn giản như:

  • Chườm lạnh

- Đá lạnh có nhiều công dụng lợi ích đối với cầm máu. Giúp niêm mạc tổn thương co lại nhanh chóng, không để máu thoát ra ngoài.

- Cách thực hiện: Sử dụng một chiếc khăn mềm hoặc vải mỏng để bọc vài viên đá lạnh, chườm lên hậu môn khoảng vài phút để làm giảm lượng máu bị thoát ra ngoài.

  • Ngâm hậu môn với nước muối ấm

- Công dụng: Không chỉ giúp thư giãn, nước muối giúp làm sạch hậu môn, sát khuẩn, thu nhỏ tĩnh mạch hậu môn.

- Cách thực hiện: Ngâm hậu môn trong nước muối khoảng 15 phút. Sau đó lau khô hậu môn và dùng bông gòn để định vị lại vị trí tổn thương.

3 cách điều trị bệnh trĩ chảy máu nổi tiếng hiệu quả 

Điều trị bệnh trĩ chảy máu bằng cách ngâm hậu môn với nước ấm

  • Thấm hậu môn bằng bông gòn hoặc giấy vệ sinh mềm

Đây là cách thực hiện thuận lợi, đơn giản nhất. Bệnh nhân nên sẵn sàng chuẩn bị vật dụng y tế trong trường hợp chảy máu nhiều.

Phương pháp trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ cầm máu. Trường hợp chảy máu nhiều, cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

2. Điều trị bệnh trĩ chảy máu bằng phương pháp dân gian

Điều trị bệnh trĩ chảy máu bằng phương pháp dân gian được áp dụng để khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ, bao gồm cả thuốc uống trong và thuốc bôi ngoài.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp khắc phục tình trạng chảy máu, không có khả năng điều trị dứt điểm. Bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

Bài thuốc từ lá sen tươi, ngải cứu và cỏ mực:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 40g lá sen tươi, 40g ngải cứu và 40g cỏ mực.

Cách thực hiện: 

  • Tất cả các nguyên liệu ngâm và rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nát lá sen tươi, ngải cứu, cỏ mực, sau đó vắt lấy nước
  • Sử dụng nước để uống, còn bã thuốc đắp lên khu vực của hậu môn để cầm máu
  • Kiên trì thực hiện giúp cải thiện triệu chứng chảy máu trĩ

Bài thuốc với lá huyết dụ, cỏ mực và sống đời:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 40g lá huyết dụ, 20g cỏ mực và 20g lá sống đời.

Cách thực hiện:

  • Tất cả nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào ấm sắc với nước để uống
  • Chia thành 2 lần uống/ngày, sử dụng trước bữa ăn

3 cách điều trị bệnh trĩ chảy máu nổi tiếng hiệu quả 

Điều trị bệnh trĩ chảy máu

Bài thuốc với cỏ mực, củ sen và lá trắc bá:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g cỏ mực, 20g mấu củ sen khô, 16g lá trắc bá 

Cách thực hiện:

  • Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, sau đó sao và sắc lấy nước uống
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày, có thể uống trước bữa ăn
  • Tác dụng cầm máu trong thời gian ngắn

Lưu ý: Người bệnh không nên quá ỷ lại vào các bài thuốc. Vì những bài thuốc này không có khả năng giải quyết triệt để tình trạng chảy máu hậu môn. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng bất cứ biện pháp nào.

3. Điều trị bệnh trĩ chảy máu bằng y học hiện đại

Điều trị đi ngoài ra máu bằng y học hiện đại được áp dụng khi bệnh nhân thực hiện các phương pháp trên không mang lại kết quả cao. Điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 

Trường hợp trĩ nhẹ: Giai đoạn trĩ nhẹ gây chảy máu, có thể được điều trị bằng các loại thuốc uống trong, thuốc bôi ngoài hoặc thuốc đặt hậu môn. Có sự chỉ định của bác sĩ với liều lượng rõ ràng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tránh để lại tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp trĩ nặng: Việc cải thiện bởi điều trị nội khoa không có kết quả, người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Vẫn biết rằng đây là phương pháp cải thiện nhanh, nhưng nó cũng để lại nhiều biến chứng. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện điều trị.

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn, người bệnh nên tạo những thói quen tốt để phòng ngừa trĩ tái phát như:

  • Có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin, làm mềm phân,...
  • Không nên nhịn đại tiện, tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày
  • Hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích dễ gây nóng trong người
  • Chú ý vệ sinh hậu môn sau đại tiện bằng nước và thấm khô bằng giấy mềm để giảm viêm nhiễm, kích ứng da,...

Qua nội dung trên, người bệnh đã biết 3 phương pháp điều trị bệnh trĩ chảy máu nổi tiếng hiệu quả hiện nay, cũng như biến chứng nguy hiểm của trĩ nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc cần được giải đáp liên hệ Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam thông qua 3 cách:

  • Đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội)
  • Để lại số điện thoại tại [Tư vấn trực tuyến
  • Gọi đến hotline 0243.9656.999

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối