5 dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa: Nhận biết sớm điều trị kịp thời
Bài viết có ích: 520 lượt bình chọn
Thực tế, có nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa lại không rõ ràng nên chị em thường bỏ qua. Theo thống kê, có tới 90% phụ nữ Việt mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài dễ dẫn đến việc điều trị khi đã nặng, tốn thời gian, công sức, tiền bạc...
5 dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa nên ghi nhớ
Nhận biết dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa không qua triệu chứng nào là điều chị em thực sự quan tâm. Vì các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nếu không điều trị sớm dễ dẫn tới biến chứng nặng nề. Dưới đây là 5 triệu chứng viêm phụ khoa điển hình.
1. Các dấu hiệu bị viêm nhiễm phụ khoa – Xuất huyết âm đạo bất thường
Xuất huyết âm đạo bất thường còn được gọi là rong huyết. Là dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn hormone, u tuyến yên, bệnh về máu, bệnh về buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung...
Xuất huyết âm đạo bất thường
Hầu hết phụ nữ bị ung thư tử cung đều đến bệnh viện ở giai đoạn rất muộn. Chính vì vậy, chị em cần chủ động cập nhật kiến thức về bệnh lý này, nhất là phụ nữ thuộc độ tuổi sinh sản, đã có quan hệ tình dục... Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.
2. Dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa – Rối loạn kinh nguyệt
Các dạng rối loạn kinh nguyệt là: chậm kinh, thưa kinh, ít kinh, xuất huyết giữa kỳ kinh, thống kinh, vô sinh... Tình trạng này dễ dẫn tới viêm khớp, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung...
Các yếu tố dẫn tới rối loạn kinh nguyệt: rối loạn nội tiết tố, cảm xúc không ổn định, thay đổi môi trường...
Rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới vô sinh – hiếm muộn. Đây cũng là tác nhân quan trọng khiến tỷ lệ vô sinh ngày càng cao. Nếu không khám và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sắc đẹp và sức khỏe.
3. Những dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa – Thống kinh
Thống kinh là hiện tượng đau bụng khi có kinh nguyệt ở các mức độ khác nhau. Nếu là đau âm ỉ thì chị em còn cố chịu đựng. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu nặng hơn phải đi khám bác sĩ.
Thống kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lạc nội mạc tử cung. Tình trạng lạc nội mạc tử cung khiến tử cung khó giữ được trứng đã được thụ tinh. Đây là nguyên nhân dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.
4. Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa – Đi tiểu bất thường
Một cơ thể bình thường uống đủ nước sẽ đi tiểu khoảng 6 lần, mỗi lần 300ml. Nếu làm việc văn phòng, ngồi máy lạnh, số lần tiểu của bạn sẽ nhiều hơn một người lao động ngoài trời, vì họ thường xuyên ra mồ hôi.
Nếu số lần đi tiểu khác xa mức bình thường, ít hay nhiều hơn, chị em nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời. Có thể bạn đang gặp vấn đề về đường tiết niệu, bệnh lý tiểu đường, u buồng trứng, u xơ tử cung...
5. Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở nữ - Vùng kín nặng mùi bất thường
Khí hư tiết ra từ vùng kín được coi là chất “tẩy rửa” tự nhiên giúp diệt khuẩn, cân bằng môi trường pH... Bình thường, khí hư là chất màu trắng trong, hơi dính, không mùi, không ngứa, không hôi...
Khi vùng kín có mùi bất thường dù đã vệ sinh kỹ, chị em nên đi thăm khám sớm. Có thể do bạn bị viêm đường sinh dục hoặc bất thường ở cổ tử cung như ung thư cổ tử cung...
Nguyên nhân dẫn tới dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa nặng
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa. Có thể bắt nguồn từ tâm lý hoặc do người bệnh không chủ động trong việc giữ vệ sinh. Vì vậy, vi khuẩn, nấm... dễ dàng xâm nhập gây tổn thương tại vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách
Có nhiều tác nhân dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa. Đa phần xuất phát từ thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, không khoa học, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ không phù hợp,...
Đặc biệt, chị em vệ sinh vùng kín quá sạch chưa hẳn đã tốt. Vì điều này có thể làm thay đổi môi trường pH trong âm đạo, khiến môi trường vi khuẩn bị mất cân bằng.
- Mất cân bằng nội tiết tố
Nguyên nhân: Giai đoạn mang thai hoặc sau sinh, sử dụng thuốc kháng sinh, chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, stress, căng thẳng trong cuộc sống...
- Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn, động tác quan hệ thô bạo... khiến âm đạo bị tổn thương.
Quan hệ tình dục thô bạo
Vi khuẩn từ cửa âm đạo, cửa hậu môn, bộ phận sinh dục nam... có thể đi sâu vào trong âm đạo, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Các phương pháp điều trị viêm nhiễm phụ khoa phổ biến
Như vậy, nhận biết dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa sớm giúp việc điều trị thuận lợi hơn. Có nhiều cách chữa viêm nhiễm phụ khoa như chữa bằng mẹo dân gian, chữa bằng thuốc tây y, chữa bằng biện pháp ngoại khoa...
1. Điều trị các dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa bằng bài thuốc dân gian
Điều trị các dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa bằng bài thuốc dân gian được nhiều chị em lựa chọn và nghĩ tới đầu tiên. Để chữa viêm nhiễm phụ khoa, có thể sử dụng nhiều loại thảo dược như lá chè xanh, lá kinh giới, lá ổi, lá trầu không,...
Cách thực hiện đơn giản và phổ biến là: sơ chế, rửa sạch nguyên liệu. Đem đun sôi và chắt lấy nước để xông hoặc rửa vùng kín mỗi ngày.
Ưu điểm:
- Cách thực hiện đơn giản và dễ dàng ngay tại nhà, nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ
- Đặc biệt, phương pháp này an toàn, lành tính, phù hợp với chị em phụ nữ có thai hoặc sau sinh.
Hạn chế:
- Phương pháp này thường chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm biến chứng khi còn ở mức độ nhẹ. Khi bệnh ở mức độ nặng rất khó để chữa trị triệt để.
- Những phương pháp dân gian cần sự kiên trì của bệnh nhân, phải thực hiện trong một thời gian dài.
2. Viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì – Thuốc tây y
Đi khám phụ khoa vẫn còn là điều chị em e ngại. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc tây y, chị em cần đi thăm khám bác sĩ. Sau đó, dựa trên kết quả mà bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng liệu trình thuốc đặt, thuốc bôi hoặc thuốc kháng sinh...
Thuốc Metronidazol
Một vài loại thuốc phổ biến:
- Metronidazol (kháng sinh diệt ký sinh trùng Trichomonas)
- Cloroxit (kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí)
- Fluconazole, Miconazole (kháng sinh trị viêm do nấm)
Lưu ý: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh lạm dụng thuốc khiến bệnh tái phát nhiều lần dẫn tới khó điều trị sau này.
Ưu điểm: Thuốc tây y sử dụng đơn giản, dễ thực hiện, kháng sinh giúp khống chế mầm bệnh nhanh chóng.
Hạn chế: Thuốc kháng sinh thường để lại tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Thêm nữa, thuốc không thể tiêu diệt và loại bỏ tận gốc tác nhân gây bệnh, chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời.
3. Điều trị những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa bằng ngoại khoa
Viêm nhiễm phụ khoa chuyển sang giai đoạn nặng, bài thuốc dân gian và tây y không thể giúp ích. Bệnh nhân được khuyên nên áp dụng liệu pháp ngoại khoa.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng liệu pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, sóng ngắn) trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
Phương pháp đông tây y kết hợp
Ưu điểm: Hạn chế đau đớn, thời gian hồi phục vết thương nhanh, không ảnh hưởng mô lành tính lân cận, không ảnh hưởng chức năng sinh sản... Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng cường nội tiết tố nữ....
Cách phòng tránh các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa
Để các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa không quay trở lại, phái đẹp luôn cần đặt ý thức phòng bệnh lên trên hết. Tránh trường hợp khi có bệnh mới lo điều trị. Dưới đây là những lưu ý chị em nên ghi nhớ.
1. Vệ sinh vùng kín đúng cách
- Vệ sinh vùng kín 1 – 2 lần/ngày, không thụt rửa sâu âm đạo
- Không sử dụng dung dịch lạ hay nước hoa để xịt vùng kín
- Không sử dụng giấy vệ sinh, khăn lau hay nước xả vải có hương thơm
- Lau vùng kín từ trước ra sau mỗi lần đại tiện, tiểu tiện để giảm nguy cơ nhiễm trùng ngược
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ, chỉ quan hệ với 1 người, rửa sạch vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục
- Tránh mặc đồ lót quá chật hay chất liệu khó thấm hút
- Tránh sử dụng đồ lót, quần áo chung với người khác
2. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe vùng kín. Chị em cần biết nên ăn gì và kiêng gì khi đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
Nhóm thực phẩm nên bổ sung để tốt cho âm đạo:
- Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây giúp tổng hợp vitamin tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch...
- Sữa chua chứa men vi sinh có lợi cho hệ vi khuẩn trong âm đạo, đường tiêu hóa và cơ thể...
Thực phẩm nên tránh:
- Hành, thịt đỏ, hải sản... là những thứ có thể khiến vùng kín có mùi khó chịu
- Thức ăn nhiều đường và đồ chiên rán có nhiều đường sẽ làm thay đổi pH âm đạo.
- Không nên uống cà phê hay đồ uống có cồn quá nhiều
Như vậy, 5 dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở trên giúp chị em nhận biết sớm và điều trị kịp thời. Để biết thêm về phương pháp trị viêm phụ khoa từ vật lý trị liệu, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ giải đáp miễn phí.
- Thuốc chữa viêm phụ khoa liệu có thực sự an toàn
- Tham khảo các cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả được chuyên gia khuyến nghị
- Que thử viêm nhiễm phụ khoa có tốt không? [Giải đáp chi tiết]
- Cách đặt thuốc viêm phụ khoa và những lưu ý khi sử dụng
- [Sự thật] Cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi có hiệu quả không?
- Tổng hợp cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà - Đâu là cách chữa dứt điểm?