Bệnh sùi mào gà có ngứa không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bài viết có ích: 134 lượt bình chọn
Bệnh sùi mào gà có ngứa không là câu hỏi luôn xuất hiện trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe thời gian gần đây. Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục nên bệnh nhân rất ngại chia sẻ với những người xung quanh, bởi vậy khi lo lắng về tình trạng bệnh của mình thì người mắc bệnh có xu hướng lên mạng tìm kiếm thông tin tham khảo.
Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nam và nữ thông qua bài viết sau nhé.
1. Bệnh sùi mào gà là gì và cách nhận biết
Trước tiên để trả lời được câu hỏi bệnh sùi mào gà có ngứa không thì chúng ta cần biết sùi mào gà là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết ra sao.
Sùi mào gà (hay còn gọi là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục) là một căn bệnh xã hội có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, mọi đối tượng từ người già, trẻ nhỏ, người trưởng thành đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng thường gặp nhất ở nam giới và nữ giới độ trong độ tuổi sinh sản.
Bệnh khởi phát do virus gây u nhú ở người có tên là HPV (Human papilloma). Khi mới tấn công vào cơ thể người, virus HPV sẽ trú ngụ ở lớp biểu mô dưới cùng của da, âm thầm gây ra những biến đổi từ bên trong và biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài sau khoảng 3 tuần cho tới 9 tháng.
Những người có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm sùi mào gà rất cao. Ngoài ra, dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng,... với người đang mang trong mình mầm bệnh HPV cũng khiến bạn dễ bị mắc sùi mào gà.
2. Bệnh sùi mào gà mới bị có dấu hiệu thế nào? Các giai đoạn của bệnh
Khi virus Human papilloma bắt đầu xâm nhập vào cơ thể hầu như không gây ra biểu hiện gì vì thời gian ủ bệnh khá dài. Sau khoảng 3 tuần - 9 tháng, bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện đầu tiên như:
Xuất hiện những nốt mụn sần, u nhú màu hồng nhạt, có kích thước từ 1mm - 2mm mọc đơn lẻ tại các vị trí âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, tầng sinh môn ở nữ, và quy đầu, bao quy đầu, lỗ sáo, thân dương vật ở nam. Trường hợp này gọi là bệnh sùi mào gà bộ phận sinh dục.
Ngoài ra, bệnh sùi mào gà mới bị phát ra bên ngoài còn thấy mọc các nốt sùi ở quanh miệng, khoang miệng, lưỡi và họng. Các nốt sùi này mới đầu có kích thước rất nhỏ và mọc lẻ tẻ. Về sau, chúng liên kết lại với nhau mọc thành từng mảng lớn giống hoa mào gà hoặc súp lơ.
Những triệu chứng đi kèm bệnh nhân thường gặp phải khi mắc sùi mào gà là ngây ngấy sốt, người mệt mỏi, chán ăn, vùng bẹn nổi nhiều hạch. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu mắc sùi mào gà, rất nhiều người bị giảm sút ham muốn tình dục, khi quan hệ hay bị đau và tiết dịch có mùi hôi, thậm chí bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục do các mụn sùi vỡ ra trong quá trình cọ xát.
3. Bệnh sùi mào gà có ngứa không?
Bệnh sùi mào gà có ngứa không là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không còn tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể như:
Sùi mào gà giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh mồng gà thường diễn ra từ 3 tuần - 9 tháng, thời gian ủ bệnh trung bình ở nam giới là 3 tháng, trong khi ở nữ giới thời gian ủ bệnh trung bình lâu hơn khoảng 4 tháng.
Vào thời điểm này, virus Human papilloma xâm nhập và tấn công vào cơ thể bệnh nhân, sinh ra những nốt mụn sùi đầu tiên nhưng người bệnh không hề hay biết, cũng không hề có cảm giác ngứa ngáy hay đau rát.
Sùi mào gà giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, người bệnh mới cảm nhận được những nốt mụn sần, u nhú bắt đầu xuất hiện, sờ vào thấy bề mặt sần sần và gợn tay. Tuy nhiên, người mắc sùi mào gà sẽ không nhận thấy thay đổi rõ ràng khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, hiện tượng đau rát ngứa ngáy cũng không hề xuất hiện.
Sùi mào gà giai đoạn phát triển
Khi sùi mào gà chuyển sang giai đoạn phát triển, người bệnh sẽ nhanh chóng nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể, các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng hơn. Lúc này, mụn cóc sinh dục không còn mọc riêng lẻ nữa mà phát triển nhanh về kích thước, đồng thời mọc thành từng cụm trên bề mặt da.
Bên trong mỗi nốt mụn sùi đều chứa dịch, khi ấn vào hoặc cọ xát có thể làm mụn vỡ ra gây ẩm ướt, lở loét kèm theo ngứa rát ở những vùng da đang bị tổn thương.
Trường hợp nặng hơn, các u nhú sùi mào gà bị vỡ kèm theo chảy máu có mùi hôi tanh, nếu người bình thường có vết thương hở tiếp xúc với dịch và máu chảy ra sẽ bị lây nhiễm bệnh rất nhanh. Vậy bệnh sùi mào gà có ngứa không ở giai đoạn này chắc chắn câu trả lời là có.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh sùi mào gà cũng gây ngứa. Như chúng tôi đã nhắc tới ở trên, khi sùi mào gà ở giai đoạn đầu, các triệu chứng còn chưa rõ ràng, chỉ là các mụn cóc nhỏ li ti thì sẽ chưa gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
4. Bệnh sùi mào gà có điều trị được không?
Sùi mào gà ở nam và nữ hiện nay có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa (dùng thuốc để ức chế sự phát triển của sùi mào gà từ bên trong) hoặc can thiệp ngoại khoa (triệt nốt mụn sùi bằng các kỹ thuật hiện đại). Tùy từng tình trạng bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Dùng thuốc đặc trị
Phương pháp dùng thuốc đặc trị để ức chế sự phát triển của các u nhú sùi mào gà phù hợp cho trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, khi các mụn sần còn nhỏ, chưa mọc thành đám và chưa tích mủ. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.
Bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình điều trị bằng thuốc phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc và bôi thuốc đủ liều lượng, không tự ý dùng các loại thuốc mua bên ngoài không rõ nguồn gốc.
Can thiệp ngoại khoa
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật xử lý u sùi mào gà ở giai đoạn phát triển được các bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân, tiêu biểu như:
- Dùng tia Laser: Tia Laser có thể loại bỏ các u nhú và mụn sùi kích thước lớn trên bề mặt da, tuy nhiên phương pháp này rất dễ gây ra tổn thương ở vùng da đang bị viêm nhiễm.
- Đốt điện: Đây là kỹ thuật dùng dòng điện cao tần để đốt nóng các u nhú, mụn sùi khô. Phương pháp này chỉ nên được thực hiện bởi các y bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và tay nghề vững, bởi vùng niêm mạc da rất dễ bị tổn thương và để lại sẹo dù chỉ xảy ra một chút sơ suất.
- Áp lạnh: Kỹ thuật áp lạnh trong điều trị sùi mào gà chính là dùng nitơ lỏng hoặc cacbon dioxit làm đông lạnh u nhú và các tế bào da bị tổn thương. Mặc dù điều trị bệnh mồng gà bằng phương pháp áp lạnh không để lại sẹo nhưng bệnh nhân sẽ phải chịu đau nhiều và thời gian điều trị kéo dài.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn đọc để cùng giải đáp câu hỏi Bệnh sùi mào gà có ngứa không. Hy vọng qua bài viết, độc giả sẽ hiểu thêm về căn bệnh xã hội nguy hiểm này và có đời sống tình dục an toàn để bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh.
Mọi băn khoăn, thắc mắc về bệnh sùi mào gà hoặc các bệnh xã hội nếu có, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0243.9656.999 hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị.
- Sùi mào gà ở lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Sùi mào gà giai đoạn cuối có nguy hiểm không & cách chữa trị hiệu quả
- Bị sùi mào gà có ngứa không? Bệnh có chữa được không?
- Bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu: Nguyên nhân và cách điều trị
- Tìm hiểu bệnh sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu
- Bệnh viện nào chữa bệnh sùi mào gà tốt nhất tại khu vực Hà Nội?