Giải đáp: Người mắc bệnh trĩ có nên tập thể dục hay không?
Bài viết có ích: 66 lượt bình chọn
Bệnh trĩ có nên tập thể dục không, đây là một câu hỏi được không ít người quan tâm tìm kiếm hiện nay. Tập thể dục là hoạt động bổ ích giúp tăng cường thể lực, tuy nhiên không phải bài tập nào cũng phù hợp với người đang bị trĩ. Hãy cùng tìm hiểu về mối liên hệ giữa bệnh trĩ và thói quen tập thể dục thông qua những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Chia sẻ của chuyên gia: Người bị bệnh trĩ có nên tập thể dục hay không?
Đối với vấn đề bệnh trĩ có nên tập thể dục, rất nhiều người quan ngại rằng, khi mắc căn bệnh này thì cần tránh hoạt động mạnh, đồng nghĩa với người bệnh không thể tiếp tục tập luyện thể thao.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại, không ít trường hợp còn được các chuyên gia khuyến khích tập luyện, vận động nhẹ nhàng để cải thiện bệnh trĩ. Tập thể dục một cách khoa học sẽ giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực cho hậu môn - trực tràng và hạn chế tình trạng ngồi lâu một chỗ khiến bệnh trĩ nặng hơn.
Vận động thể chất thường xuyên không những giúp tăng cao sức đề kháng, tác động tích cực đến tinh thần mà còn khiến cơ thể dẻo dai, hình thể hấp dẫn. Vì vậy, việc tập luyện thể dục, thể thao điều độ luôn được khuyến khích ở mọi đối tượng, bao gồm cả những người đang điều trị bệnh trĩ.
Gợi ý các bài tập hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ
Ai bị bệnh trĩ có nên tập thể dục, câu trả lời mà các bác sĩ đưa ra là người bệnh được phép thực hiện nếu có chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi, một số bài tập có nguy cơ gây áp lực trực tiếp lên búi trĩ và vùng hậu hậu môn, do vậy, bạn hãy tham khảo các bài tập cải thiện triệu chứng bệnh trĩ dưới đây:
- Bài tập 1
Bài tập này có công dụng hỗ trợ người bị bệnh trĩ tăng cường khả năng co thắt của cơ vòng hậu môn. Hãy ngồi thả lỏng cơ thể thoải mái, sau đó hít một hơi thật sâu, tập trung hơi vào vùng ổ bụng, kẹp chặt cả hai bên mông và căng đùi để co thắt cơ hậu môn như khi nhịn đi đại tiện, đồng thời lưỡi uốn lên chạm hàm trên.
Bạn cần giữ nguyên trạng thái đó và nín thở trong khoảng 10 giây rồi thở ra từ từ, thả lỏng cơ thể để cho hậu môn trở về trạng thái ban đầu, lưỡi cũng hạ xuống. Nghỉ khoảng 30 giây rồi tiếp tục tập, mỗi hiệp nên làm từ 20-30 nhịp, thực hiện được càng nhiều lần càng tốt.
- Bài tập 2
Đây là bài tập đơn giản giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn, đối với người bệnh bị sa búi trĩ thì cách này có thể hỗ trợ việc làm co búi trĩ. Để thực hiện, bạn có thể nằm trên giường hoặc thảm tập, hai chân duỗi thẳng, đặt tay song song với phần thân.
Mắt nhắm hờ, tập trung hơi thở về vùng đan điền, vừa hít thở sâu vừa thót hậu môn, hai bàn tay co lại, cắn chặt răng, các ngón chân cong lại và hướng lên phía trên.
Bạn giữ nguyên tư thế này khoảng 5-7 giây, thở ra từ từ và thả lỏng toàn thân, nghỉ ngơi tại chỗ từ 1-2 phút rồi thực hiện tương tự các hiệp tiếp theo, nên duy trì mỗi ngày tập trong 30 phút.
- Bài tập 3
Để giúp cơ thể hình thành phản ứng tự co cơ hậu môn khi đi lại, bạn hãy ngồi vắt chéo chân trên ghế, hai tay chống eo, rồi đứng lên và vận động co thắt cơ hậu môn. Đợi khoảng 5 giây rồi thả lỏng cơ thể, làm tương tự vào những lần tiếp theo.
Người bị trĩ cần tránh tập các bài thể dục nào?
Mặc dù bệnh trĩ có nên tập thể dục, nhưng không phải hình thức tập luyện nào cũng có lợi cho người bệnh. Đặc biệt, các bài tập cường độ cao sẽ chèn ép lên vùng thân dưới như ổ bụng, hậu môn, trực tràng... khiến cơ hậu môn căng ra, đồng thời gia tăng áp lực lên bụng làm bệnh trĩ càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân trĩ cần tránh thực hiện các bài tập dưới đây:
- Gập bụng
Đây là bài tập cơ bụng phổ biến được nhiều người lựa chọn để làm săn chắc vòng 2, cơ bản là dùng trọng lượng cơ thể nhằm giảm mỡ và tăng cơ bụng. Người bị trĩ cần tránh động tác gập bụng vì sẽ làm áp lực bên trong bụng tăng lên, từ đó bệnh diễn biến trầm trọng hơn.
- Đá bóng
Ngoài các bài tập tác động vào vùng bụng, những môn thể thao cần kết hợp vận động và chạy như đá bóng có thể khiến áp lực vào hậu môn gia tăng gấp 2-3 lần so với thông thường. Hơn nữa, chạy nhanh còn khiến búi trĩ và hậu môn bị cọ xát mạnh và gây đau rát dữ dội.
- Squat
Squat là động tác có hiệu quả tăng cường sức mạnh và xây dựng cơ bắp nhờ khả năng tác động lên toàn bộ cơ thể, nhất là các nhóm cơ hông và đùi. Tuy vậy, tập squat đòi hỏi sự tăng sức ép trong ổ bụng để cân bằng với áp lực bên ngoài, điều này có thể khiến triệu chứng bệnh trĩ nghiêm trọng thêm.
- Tập tạ
Giống như squat, tập tạ cũng là hoạt động mà bạn cần tránh khi mắc bệnh trĩ, bởi động tác này sẽ gây căng cơ và tăng áp lực vùng bụng dưới. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nâng tạ nhẹ kết hợp với điều chỉnh mức độ sao cho phù hợp với tình trạng hiện tại của cơ thể.
- Đạp xe
Việc ngồi lâu trên yên xe đạp cứng sẽ tạo áp lực lớn lên khu vực hậu môn, từ đó lượng máu lưu thông đến đây giảm đi đáng kể. Ngoài ra, động tác đạp xe còn tạo ma sát lớn giữa chỗ ngồi và búi trĩ, khiến cho tình trạng bệnh lý tăng nặng và gây đau đớn hơn.
Tập thể dục có khỏi được bệnh trĩ không?
Người mắc bệnh trĩ có nên tập thể dục như một cách điều trị hay không? Có thể nói, tập luyện chỉ là một hình thức hỗ trợ khắc phục triệu chứng bệnh tạm thời, tốt hơn hết người bị trĩ nên đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.
Trĩ là căn bệnh “khó nói” nên nhiều người đã âm thầm chịu đựng không đi khám, mà không biết chính vì tâm lý e ngại không chữa trị sớm đã khiến bệnh trĩ tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hại như hoại tử trĩ, nhiễm trùng,...
Chính vì vậy, việc lựa chọn địa chỉ chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp thích hợp là điều cần thiết đối với mỗi người bệnh. Hiện nay, một trong các cơ sở y tế đáng tin cậy tại thủ đô là Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chữa trĩ thành công bằng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, với các ưu điểm như:
- Tác động trực tiếp và loại bỏ tổ chức trĩ nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới mô lành, từ đó tránh rủi ro gặp biến chứng.
- Điều trị mang tính thẩm mỹ cao nhờ kỹ thuật ít xâm lấn, để lại vết cắt nhỏ, không gây sẹo xơ cứng ở hậu môn.
- Không sử dụng nhiệt lượng cao làm phỏng mô lành tính nên hạn chế được tình trạng đau hậu thủ thuật.
- Hiệu quả rõ rệt sau lần đầu điều trị nên người bệnh sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí so với khi thực hiện chữa trĩ bằng các phương pháp truyền thống.
- Quá trình hồi phục thương tổn nhanh chóng, người bệnh có thể không cần nằm điều trị nội trú và được phép ra về trong ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bệnh trĩ có nên tập thể dục hay không, các chuyên gia hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trang bị thêm cho bản thân kiến thức về cách chữa trĩ phù hợp. Nếu bạn đọc vẫn còn câu hỏi khác cần được hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?