Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là gì? Có tự khỏi không?
Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 được xác định là cấp độ nhẹ nhất và là giai đoạn ít gây nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể dễ dàng kiểm soát triệu chứng bằng biện pháp khác nhau như thuốc tây, mẹo dân gian, thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống,...
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là gì?
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn trực tràng. Có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là phụ nữ mang thai, béo phì, người lười vận động,...
Trĩ ngoại độ 1 nói riêng và bệnh trĩ nói chung hình thành do sự giãn nở quá mức và phình to của đám rối tĩnh mạch tại hậu môn và trực tràng. Kèm theo triệu chứng đau đớn, ngứa, khó chịu, thậm chí viêm nhiễm.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Khác bệnh trĩ nội có búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn, búi trĩ ngoại nằm bên ngoài đường lược, ngoài rìa hậu môn. Do nằm phía ngoài nên búi trĩ ngoại được phát hiện sớm hơn so với trĩ nội.
Tùy thuộc kích thước búi trĩ, thời gian phát bệnh, mức độ nghiêm trọng, bệnh trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ, gồm cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4. Trong đó, trĩ ngoại cấp độ 1 thuộc giai đoạn nhẹ nhất. Búi trĩ kích thước rất nhỏ, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, triệu chứng chưa rõ rệt.
Bệnh trĩ ngoại độ 1 có tự khỏi không?
Mặc dù bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của trĩ ngoại. Tuy nhiên, việc chăm sóc, điều trị vẫn phải tiến hành vì bệnh không thể tự khỏi. Nếu chủ quan không điều trị sớm, bệnh nhanh chóng chuyển sang cấp độ nặng hơn. Lúc đó, kích thước búi trĩ gia tăng, triệu chứng khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ ngoại phát triển sang giai đoạn nặng còn làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng, quá trình điều trị khó khăn, triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe, đời sống sinh hoạt bệnh nhân.
Vì vậy, dù bị trĩ ngoại độ 1, bệnh nhân vẫn nên đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, thực hiện kỹ thuật thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Đối với bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, triệu chứng thường không rõ ràng so với cấp độ khác. Nếu quan sát kỹ cơ thể, bệnh nhân vẫn có thể nhận biết bệnh lý thông qua triệu chứng cơ bản sau:
- Hậu môn có cảm giác ngứa, ẩm ướt, khó chịu không rõ nguyên nhân
- Hậu môn sưng phồng, nóng rát
- Quan sát kỹ thấy búi trĩ có màu sẫm hoặc màu hồng nhạt
- Kích thước búi trĩ nhỏ, bằng hạt đỗ xanh, dùng tay sờ thấy búi trĩ mềm giống cục thịt thừa
- Sau đại tiện, thấy một lượng máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh hoặc trên phân
- Cảm giác ẩm ướt, khó chịu ở hậu môn
- Đi đại tiện khó khăn hơn bình thường
- Không thể ngồi lâu do búi trĩ gây đau
Để được chẩn đoán chính xác trĩ ngoại độ 1, tốt nhất bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại độ 1
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có khá nhiều. Hiện tượng tĩnh mạch ở nếp gấp hậu môn bị chèn ép, căng phồng tạo nên búi trĩ ngoại ngoài hậu môn do các tác nhân điển hình sau:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia, uống ít nước, ăn ít chất xơ,...
- Bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
- Có thói quen đi đại tiện lâu, thường xuyên nhịn đại tiện, rặn quá mạnh khi đại tiện,...
- Ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ, lười vận động
- Làm việc nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng
- Khí huyết không lưu thông, ứ huyết tại hậu môn dẫn tới huyết quản phồng to, gây ra trĩ.
- Tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực do cân nặng của thai nhi hoặc thừa cân béo phì.
- Quan hệ tình dục đường hậu môn kèm viêm nhiễm do vệ sinh không đúng cách và sạch sẽ
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có nguy hiểm không?
Hầu hết bệnh nhân bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 đều chủ quan không điều trị do suy nghĩ: Cấp độ 1 của trĩ không phải giai đoạn nghiêm trọng, không có khả năng phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng khẳng định, trĩ ngoại giai đoạn đầu không sớm khắc phục sẽ nhanh chóng chuyển sang trĩ ngoại cấp độ 2, độ 3, độ 4. Đồng thời phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trĩ ngoại khiến người bệnh khó đi đại tiện
- Thiếu máu do thường xuyên đại tiện ra máu. Tuy nhiên, trường hợp này không phổ biến do ở cấp độ 1, máu chỉ tiết ra lượng nhỏ.
- Thường xuyên đau rát, khó đại tiện, khiến người bệnh phải rặn mạnh, phân cọ xát vào ống hậu môn, dẫn tới trầy xước
- Cơ thể mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu,...
- Quan hệ tình dục bị gián đoạn, mất khoái cảm, suy giảm ham muốn,...
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 như thế nào?
Đối với bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, lúc này, búi trĩ mới hình thành nên có kích thước rất nhỏ. Bệnh chưa ảnh hưởng đến sức khỏe nên bạn có thể tiến hành điều trị làm teo nhỏ búi trĩ bằng cách sử dụng thuốc tây, thuốc dân gian, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt,...
1. Chữa trĩ ngoại cấp độ 1 bằng thuốc tây y
Khi phát hiện triệu chứng bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và kê đơn thuốc. Một số loại thuốc phổ biến:
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen,... tác dụng giảm cơn đau nhức do búi trĩ gây ra.
- Thuốc bôi trĩ: Cotripro, Titanoreine,... tác dụng thu nhỏ búi trĩ nhanh chóng.
- Các loại thuốc khác: Thuốc kháng viêm, thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng,...
Thuốc tây thường đi kèm tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn.
2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 bằng mẹo dân gian
Sử dụng thuốc tây y trị bệnh trĩ trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện triệu chứng, vừa an toàn, vừa lành tính, lại không để lại tác dụng phụ,...
Rau diếp cá
- Cây lá bỏng: Có thể ăn sống hoặc giã nát đắp vào hậu môn. Tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, kháng viêm, giảm đau,...
- Rau diếp cá: Có thể ăn sống, giã nát đắp vào hậu môn. Tác dụng làm chắc mao mạch, hạn chế táo bón,...
- Lá trầu không: Cho lá trầu vào nồi nước cùng ít muối đun sôi rồi sử dụng để xông rửa hậu môn. Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm bền chắc hệ thống mao mạch, hỗ trợ cầm máu, thu nhỏ búi trĩ,...
Tuy nhiên, hầu hết mẹo dân gian chỉ áp dụng trường hợp bệnh trĩ nhẹ, giai đoạn đầu, hỗ trợ giảm triệu chứng hoàn toàn không trị dứt điểm,...
3. Chữa bệnh trĩ ngoại độ 1 bằng cách thay đổi lối sống
Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, việc thay đổi chế độ sinh hoạt, thực đơn dinh dưỡng là điều cần thiết. Điều này góp phần điều trị bệnh trĩ hiệu quả, kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh phát triển theo hướng xấu,...
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Cung cấp đủ chất xơ, vitamin, nạp nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi,...
- Uống nhiều nước để tăng cường chuyển hóa chất xơ, thanh lọc cơ thể, giảm táo bón
- Tránh ăn nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu, bia, cà phê,...
Chế độ vận động và sinh hoạt
- Tăng cường vận động, thường xuyên chơi thể thao cường độ nhẹ như bơi lội, đi bộ,... Không chơi môn thể thao cường độ mạnh như điền kinh, gym,...
- Xây dựng thói quen đại tiện mỗi ngày vào khung giờ nhất định, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, ngừa táo bón,...
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đại tiện
- Tránh mang vác vật nặng, tránh căng thẳng, stress kéo dài,...
Khuyến cáo: Như vậy, bài thuốc tây y, mẹo dân gian, thói quen sinh hoạt,... nếu biết cách áp dụng sẽ làm giảm triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp này chỉ hỗ trợ, tốt nhất bệnh nhân đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để được chỉ định biện pháp thích hợp.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại độ 1 hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt,... bệnh nhân cần lưu ý áp dụng các biện pháp đơn giản, tiết kiệm được liệt kê dưới đây:
- Không nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu, nên tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày
- Không đứng và không ngồi lâu một chỗ, thường xuyên đi lại, vận động
- Tránh đi vệ sinh lâu, không rặn mạnh khi đại tiện
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Không mang vác vật nặng
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Táo, bơ, bột yến mạch, quả lê, dâu tây, mâm xôi, chuối, hạt chia, cà rốt, bông cải xanh, củ cải đường, nấm, khoai tây, khoai lang,...
- Uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày
- Giảm cân khi béo phì bằng cách ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao hợp lý
Như vậy, bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 không quá nguy hiểm, cần được kiểm soát bằng nhiều phương pháp để phòng ngừa bệnh chuyển sang cấp độ nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để được chỉ định biện pháp thích hợp. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Tham khảo các cách giảm sưng búi trĩ dễ thực hiện tại nhà
- Chuyên gia giải đáp: Bị sa búi trĩ có tự co lại không?
- Bệnh trĩ độ mấy thì phải cắt? Cắt trĩ ở đâu Hà Nội tốt nhất?
- Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch, bao lâu thì lành? [Giải đáp]
- Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn là dấu hiệu bệnh gì, nguy hiểm không?
- Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị