Bệnh trĩ xuất huyết: Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả
Bài viết có ích: 345 lượt bình chọn
Bệnh trĩ xuất huyết khá nguy hiểm, tuy nhiên vẫn còn nhiều người ngại không đi khám hoặc mặc kệ cho tự khỏi. Nếu không điều trị kịp thời, về lâu dài bệnh có nguy cơ sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy trĩ xuất huyết là gì, chữa bằng cách nào, chủ đề này sẽ được phân tích trong bài viết sau, hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân bị trĩ xuất huyết được lý giải như thế nào?
Người bị bệnh trĩ xuất huyết cần biết rằng, đó là triệu chứng xuất phát từ một bệnh lý hậu môn - trực tràng phổ biến, xảy ra do sự phình giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch phía trên hoặc dưới đường lược hậu môn.
Bệnh trĩ có thể xảy đến với nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao như người làm công việc phải đứng hoặc ngồi lâu, phụ nữ mang thai hoặc người bị táo bón, tiêu chảy lâu ngày. Điểm chung giữa họ là bệnh trĩ phát sinh do phải chịu nhiều chèn ép lên khu vực hậu môn - trực tràng chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ diễn tiến thành mãn tính, gây nhiều biểu hiện phiền toái cho người bệnh như cảm giác khó chịu, đau đớn khi đi đại tiện. Đặc biệt, khi búi trĩ sa ra ngoài và bị ma sát khi vận động, việc này khiến cho thành tĩnh mạch giãn mỏng dần và dễ bị tổn thương.
Tình trạng này tiếp diễn lâu ngày có thể làm rách búi trĩ, xuất huyết với lượng nhiều và dẫn đến thiếu máu trầm trọng. Ngoài ra, do phải rặn mạnh khi đi nặng nên dễ gây bệnh nứt kẽ hậu môn, thậm chí là rách tầng sinh môn, vi khuẩn từ phân và nước tiểu cũng có cơ hội tấn công gây nhiễm trùng tại đây.
Búi trĩ xuất huyết khi nào, có cần đi khám không?
Trước thời điểm bệnh trĩ xuất huyết, giai đoạn khởi phát thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi bắt đầu phát hiện các dấu hiệu trĩ cấp tính thì tốt hơn hết bạn nên điều trị sớm, tránh để lâu sẽ dẫn tới nhiều rủi ro nguy hiểm hơn. Cụ thể, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay nếu nhận thấy các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ dưới đây:
- Đại tiện ra máu
Xuất huyết búi trĩ khi đi ngoài là triệu chứng phổ biến hơn cả, khi đó, máu tươi sẽ xuất hiện lẫn trong phân khi đi đại tiện hoặc người bệnh có thể thấy máu dính trên bề mặt giấy vệ sinh sau khi chùi. Tình trạng này ít gây khó chịu nên nhiều người có thể không để ý, điều này vô tình tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập vào búi trĩ gây nhiễm trùng, chảy mủ.
- Ngứa hậu môn
Búi trĩ bị sưng đau và cảm giác ngứa ngáy có thể xuất hiện rõ rệt trong và sau khi đi ngoài. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi lâu, khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu, mất tập trung, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và hiệu suất công việc.
- Sa búi trĩ
Người bệnh sẽ cảm thấy có cục thịt cử động thập thò hoặc sa hẳn ra ngoài ống hậu môn, nhất là lúc đi đại tiện. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ có thể tự co về chỗ cũ, nhưng đến độ 3 thì phải dùng tay đẩy thì búi trĩ mới trở vào trong ống hậu môn. Thậm chí, khi tiến triển đến độ 4 búi trĩ sẽ mất đi khả năng đàn hồi, không thể đẩy về vị trí ban đầu được nữa.
Trĩ độ 1 và 2 ít gây bất tiện cho người bệnh, tuy nhiên, trĩ từ độ 3 cho tới giai đoạn mãn tính trở đi sẽ gây khó chịu, vướng víu khi đi đứng và làm việc, mang đến cho người bệnh nhiều phiền toái trong mọi hoạt động hàng ngày.
Làm sao để phòng tránh xuất huyết búi trĩ?
Để ngăn ngừa bệnh trĩ xuất huyết, từ những nguyên nhân ban đầu gây ra bệnh trĩ, bạn nên xem xét lại thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và thực hiện điều chỉnh cho hợp lý:
- Cân đối dinh dưỡng
Khi dấu hiệu búi trĩ chảy máu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần thiết lập lại khẩu phần ăn uống của mình càng sớm càng tốt. Triệu chứng trĩ xuất huyết sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe người bệnh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, cũng như kết hợp với việc tái điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Người bệnh cần ăn bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng, tính mát như rau xanh, củ quả tươi, uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Quan trọng hơn, bạn cần phải hạn chế sử dụng những món ăn cay nóng, chiên xào, tránh xa các thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê,...
- Sinh hoạt khoa học
Nếu muốn cơ thể nhanh chóng hồi phục, sớm trở lại khỏe mạnh thì người bệnh cần chú trọng ngủ nghỉ điều độ, làm việc đúng giờ giấc và hạn chế thức khuya, đặc biệt là không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Ngoài ra, hãy tập luyện thể dục thể thao đều đặn, lưu ý không vận động với cường độ mạnh. Mặt khác, vì người bị trĩ cần hạn chế ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, bạn nên dành ra vài phút để đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 2 tiếng làm việc.
Bị trĩ xuất huyết điều trị bằng cách nào an toàn mà hiệu quả?
Nhìn chung, bệnh trĩ xuất huyết dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, lở loét không chỉ ở hậu môn mà còn lan rộng ra các bộ phận xung quanh. Thêm nữa, tình trạng xuất huyết kéo dài có nguy cơ dẫn đến thiếu máu mãn tính và suy nhược cơ thể. Cảm giác đau ngứa và sưng tại hậu môn cũng để lại ảnh hưởng lớn tới tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của người bị trĩ.
Vì vậy, người bệnh khi bị chảy máu búi trĩ thì không nên chủ quan, chần chừ lâu mà hãy tìm tới cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là địa chỉ đang áp dụng rất thành công nhiều phương pháp ngoại khoa để can thiệp điều trị trĩ xuất huyết.
Tiêu biểu về độ an toàn và hiệu quả cao có thể kể đến phương pháp sóng cao tần HCPT II kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Theo đó, nhiệt nội sinh từ sóng cao tần sẽ được vận dụng để tác động loại bỏ búi trĩ chính xác, đồng thời cầm máu, giảm đau nhanh chóng mà tránh làm ảnh hưởng đến các mô lành.
Ngoài công nghệ HCPT II, tình trạng trĩ xung huyết cũng được Phòng khám hỗ trợ điều trị bằng hai phương pháp ngoại khoa thế hệ mới, cụ thể:
- Phương pháp khâu treo triệt mạch THD ít xâm lấn giúp giảm chảy máu và sa mô trĩ bằng cách dùng thiết bị đầu dò Doppler để tìm đúng động mạch nuôi búi trĩ. Sau đó, bác sĩ tiến hành thắt các mạch đó bằng chỉ chuyên dụng, sau đó các búi trĩ sẽ tự teo lại và dần rụng đi.
- Kỹ thuật PPH-II là phiên bản cải tiến khắc phục được yếu điểm của phương pháp cũ, với thế mạnh là ít gây đau đớn hay mất máu, rút ngắn thời gian thủ thuật và hồi phục, giảm tỷ lệ tái phát. Bác sĩ sẽ sử dụng máy kẹp để thao tác đồng thời, vừa cắt búi trĩ ra khỏi đường lược vừa khâu nối để cố định các mô trĩ vào bên trong thành trực tràng.
Cuối cùng, hy vọng những thông tin xoay quanh bệnh trĩ xuất huyết trong bài viết vừa rồi có thể giúp ích cho bạn trong việc đối phó với tình trạng này. Mọi thắc mắc khác cần được hỗ trợ giải đáp, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới chuyên gia qua tổng đài tư vấn 0243.9656.999.
- [Tổng hợp] Cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật và lưu ý cần biết
- Tham khảo các cách giảm sưng búi trĩ dễ thực hiện tại nhà
- Chuyên gia giải đáp: Bị sa búi trĩ có tự co lại không?
- Bệnh trĩ độ mấy thì phải cắt? Cắt trĩ ở đâu Hà Nội tốt nhất?
- Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch, bao lâu thì lành? [Giải đáp]
- Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn là dấu hiệu bệnh gì, nguy hiểm không?