Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 910 lượt bình chọn

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý không hiếm gặp, với tỷ lệ 2% trẻ em trai và 8% trẻ em gái có thể mắc bệnh khi lên 5 tuổi. Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ em thường khó phát hiện, khiến phụ huynh khó nhận ra dẫn đến việc đưa trẻ đi thăm khám muộn, gặp phải biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ bị viêm đường tiết niệu là như thế nào? Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ ra sao? Tất cả đều được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em là gì? 

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em (còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em) là tình trạng hệ tiết niệu của trẻ (niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận) bị vi khuẩn/ virus tấn công gây viêm nhiễm. 

Viêm đường tiết niệu nằm trong 3 bệnh lý nhiễm khuẩn có tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ em, chỉ sau nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nếu không sớm được điều trị có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và nặng hơn là khả năng sinh sản của trẻ về sau.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Tác nhân chính gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em là các loại virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng...Trong đó, vi khuẩn E.coli là nguyên nhân chính, chiếm đến 80-90% trường hợp mắc bệnh.

Các nguyên nhân còn lại có thể do các vi khuẩn gram dương hay âm như Klebsiella, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus, staphylococci. Các tác nhân này tồn tại chủ yếu ngoài môi trường và xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào đó. Ngoài ra, môi trường số ô nhiễm cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm tiết niệu ở trẻ em.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Tùy theo độ tuổi mà các biểu hiện của viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

Sốt hoặc thân nhiệt hạ

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh

  • Sốt hoặc thân nhiệt hạ

  • Vàng da thể nhẹ 

  • Chậm lớn

  • Các vấn đề tiêu hóa như kém ăn, nôn, tiêu chảy

Biểu hiện của viêm đường tiết niệu ở trẻ em dưới  2 tuổi

  • Sốt không rõ nguyên nhân

  • Nước tiểu có mùi hôi

  • Các chứng rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng...

Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ trên 2 tuổi

  • Bí tiểu, tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát, thậm chí là tiểu ra máu…

  • Sốt cao, ớn lạnh và đau vùng bụng.

  •  Khi đi khám phát hiện khối u bên

Thận ứ nước hay sưng thận, nguy cơ gây áp xe thận.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh có thể điều trị nhanh chóng và dứt điểm từ sớm. Tuy nhiên, nếu không sớm được điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. 

  • Thận ứ nước hay sưng thận, nguy cơ gây áp xe thận.

  • Suy giảm chức năng thận, càng để lâu nguy cơ suy thận càng cao. 

  • Nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn đến tử vong nếu chữa trị chậm trễ. 

Khuyến cáo: Những biến chứng của bệnh không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe sinh sản mà còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu phát hiện những triệu chứng nghi ngờ trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám càng càng tốt.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Khi trẻ đã được thăm khám, chẩn đoán và xác định đã mắc viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cách chữa viêm đường tiết niệu cho trẻ em tốt nhất. 

Amoxicillin

Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị viêm tiết niệu ở trẻ em bao gồm:

  • Amoxicillin

  • Amoxicillin và axit clavulanic

  • Cephalosporin

  • Doxycycline (dành cho trẻ trên 8 tuổi)

  • Nitrofurantoin

  • Sulfamethoxazole-trimethoprim

Trong trường hợp, trẻ được chẩn đoán nhiễm trùng bàng quang thể đơn giản, bác sĩ có thể sẽ kê đơn kháng sinh đường uống tại nhà. Song, trường hợp nhiễm trùng thể nặng, bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ nhập viện truyền dịch hoặc truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch. 

Khi nào thì viêm đường tiết niệu ở trẻ cần nhập viện? 

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Sốt cao liên tục không hạ

  • Khả năng nhiễm trùng thận, đặc biệt lưu ý ở trẻ bệnh nặng hoặc còn nhỏ tuổi. 

  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn

  • Mất nước, nôn mửa, không đáp ứng với thuốc.

 Mất nước, nôn mửa, không đáp ứng với thuốc.

Nếu bé được chỉ định điều trị tại nhà, phụ huynh cần theo dõi sát sao quá trình điều trị của trẻ, nếu nhận thấy những triệu chứng nặng lên hoặc những biểu hiện bất thường dưới đây, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Sốt cao hơn 38,3 độ C và kéo dài không dứt.

  • Trẻ sơ sinh sốt hơn 38 độ, kéo dài quá 3 ngày.

  • Quấy khóc, đau đớn

  • Nôn mửa, phát ban

  • Lương nước tiểu và màu sắc thay đổi, 

Lưu ý: Việc dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em chỉ nên áp dụng khi đã thăm khám và có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Phụ huynh tuyệt đối không nên tự mua thuốc về điều trị cho bé để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

Phòng tránh viêm tiết niệu ở trẻ em như thế nào?

Phòng tránh viêm tiết niệu ở trẻ em như thế nào?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em khá nguy hiểm, tuy nhiên, phụ huynh vẫn có thể chủ động giúp trẻ phòng bệnh theo một số biện pháp khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa như sau: 

  • Hạn chế để trẻ tắm bồn, nhất là các bé gái. Vì vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập vào niệu đạo của trẻ. 

  • Hạn chế để trẻ mặc quần áo hay đồ lót quá chật, nhất là các bé gái. 

  • Giúp trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

  • Không nên để trẻ uống caffein vì có thể dẫn đến kích ứng bàng quang. 

  • Với trẻ sơ sinh, phụ huynh cần thường xuyên thay tã. 

  • Giáo dục trẻ lớn cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách để ngăn ngừa viêm nhiễm. Với các bé gái, cần hướng dẫn trẻ không vệ sinh từ sau ra trước vì rất dễ gây viêm vùng kín.  

  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn khoa học, nhiều rau củ quả để tăng lượng nước, từ đó kích thích hệ bài tiết của trẻ hoạt động tốt hơn và loại bỏ hiệu quả vi khuẩn ra khỏi hệ tiết niệu. Ngoài ra, trẻ cũng nên được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng khác, các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

  • Dặn trẻ không nên nhịn tiểu, hãy đi vệ sinh ngay sau khi mắc tiểu. 

  • Nếu phát hiện trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường, hãy theo dõi và đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất. Phòng bệnh chính là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe con yêu của bạn. 

Phải làm sao khi trẻ viêm đường tiết niệu? 

Để việc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em đạt hiệu quả cao nhất và ngăn ngừa bệnh tái phát, phụ huynh cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cũng như cách chăm sóc trẻ bị viêm đường tiết niệu

  • Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. 

  • Theo dõi triệu chứng bệnh và trao đổi cùng bác sĩ khi xuất hiện bất thường. 

  • Bổ sung nước cùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng miễn dịch cho trẻ. 

Hy vọng rằng, nhờ những thông tin trên, phụ huynh có thể sớm nhận biết được triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em, từ đó đưa trẻ đi khám và điều trị từ đầu, tránh biến chứng nguy hiểm.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối