Giải đáp cho mẹ bầu: Đang mang thai mà bị bệnh trĩ có sinh thường được không?
Bài viết có ích: 442 lượt bình chọn
Bị bệnh trĩ có sinh thường được không là thắc mắc được nhiều độc giả gửi tới các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Sinh con tự nhiên là nhu cầu của không ít nữ giới, vì vậy chị em muốn biết về những ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với quá trình này. Vậy sinh thường có an toàn với người bị trĩ không, hãy cùng tham khảo lời giải đáp của các chuyên gia trong bài viết sau.
Vì đâu mà mẹ bầu có nguy cơ cao bị bệnh trĩ trong thai kỳ?
Để trả lời cho thắc mắc bị bệnh trĩ có sinh thường được không, trước hết bạn đọc cần tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến cho bà bầu mắc phải bệnh lý này.
Khi người phụ nữ có thai, trong quá trình đứa bé trong bụng phát triển khiến tử cung lớn dần lên, điều này càng ngày càng gây nhiều áp lực lên vùng chậu và mạng lưới đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn - trực tràng, khiến chúng giãn ra hoặc sưng lên.
Nồng độ hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể làm giãn cơ hậu môn, khiến thành tĩnh mạch dễ bị phình lên, điều này góp phần gây nên hiện tượng táo bón, bởi progesterone làm cho nhu động ruột chậm hơn. Khi thai phụ bị táo bón, họ có xu hướng cố gắng rặn mạnh mỗi khi khó đại tiện, thói quen này diễn ra thường xuyên sẽ càng làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
Ngoài ra, những yếu tố cũng tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu có thể kể đến như tăng cân quá nhiều trong thai kỳ và thói quen ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
Đặc biệt, vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba (tức là thai được 28 tuần trở đi), khi cơ thể phụ nữ khá nặng nề vì sự phát triển của đứa bé trong bụng, nguy cơ bị trĩ càng tăng cao. Đa số trường hợp, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau khi phụ nữ sinh con, do nội tiết tố, lượng máu và áp lực ổ bụng dần trở về như cũ, những không đồng nghĩa với việc chị em không cần chữa trĩ.
Phụ nữ đang bị bệnh trĩ có sinh thường được không?
Đối với thắc mắc bị bệnh trĩ có sinh thường được không được nhiều chị em quan tâm, các chuyên gia cho rằng việc này là có thể, với điều kiện thai phụ có sức khỏe tốt và bị trĩ ở mức độ nhẹ. Bởi, dù búi trĩ nằm quanh hậu môn và khá gần với bộ phận sinh dục, nhưng tình trạng này thường không ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sinh đẻ của phái nữ.
Trái lại, việc sinh con tự nhiên khi mắc bệnh trĩ sẽ không được khuyến nghị nếu búi trĩ đã quá lớn và gây cản trở việc đi đại tiện. Thay vào đó, thai phụ sẽ được chỉ định sinh mổ để giảm thiểu đau đớn và phòng tránh nhiễm trùng.
Bị trĩ có sinh thường được không, có ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa bé sau này không, điều này cũng phụ thuộc vào hiện trạng bệnh trĩ của người mẹ tại thời điểm đó. Nếu búi trĩ mới khởi phát, không gây triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nữ giới, chị em có thể sinh con bình thường mà không cần lo về việc sức khỏe của bản thân và đứa bé bị đe doạ.
Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng mà người mẹ vẫn chọn sinh thường, việc dùng nhiều sức lực để rặn đẻ, cộng thêm kích thước thai nhi lớn có thể gây tổn thương hậu môn nghiêm trọng, chảy máu và nhiễm trùng, dễ dẫn tới tình trạng sa búi trĩ.
Phụ nữ mang thai được phép điều trị bệnh trĩ trước khi sinh không?
Không chỉ quan tâm đến vấn đề bị bệnh trĩ có sinh thường được không, chị em cũng muốn tìm hiểu về điều trị bệnh trĩ trong thai kỳ. Các chuyên gia cho hay, bà bầu bị bệnh trĩ sẽ được chỉ định dùng thuốc và viên đặt hậu môn là chính, không nên áp dụng các hình thức can thiệp ngoại khoa. Nếu bệnh diễn biến nặng, đòi hỏi phải phẫu thuật thì chị em phải chờ tới khi sinh xong.
Thời điểm được khuyến nghị có thể tiến hành phẫu thuật là tối thiểu 6 tuần sau khi sinh, vì khi đó các cơ nâng đỡ ở vùng kín và hậu môn mới trở lại bình thường. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá mức độ của trĩ, sau đó đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh.
Lưu ý, nếu bị tình trạng bệnh chuyển nặng trong thai kỳ, nhất là trường hợp búi trĩ sưng quá lớn, gây đau đớn dữ dội, mất nhiều máu và khiến cho bà bầu không thể đại tiện được thì mới cần cắt trĩ. Đối với bệnh trĩ đã biến chứng thì bắt buộc phải xử lý kịp thời, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp.
Trong thời gian chờ sinh, chị em có thể tham khảo các cách dưới đây để bảo vệ sức khoẻ và hạn chế không để bệnh trĩ tiến triển nặng thêm:
1. Phòng tránh bị táo bón
- Thường xuyên cung cấp chất xơ để hỗ trợ cho hệ tiêu hoá bằng cách ăn các loại trái cây, quả mọng, những loại rau có màu xanh đậm;
- Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, các loại hoạt như hạnh nhân, óc chó,...
- Ăn sữa chua sẽ giúp mẹ bầu trị chứng táo bón, kích thích đường ruột để đào thải phân ra ngoài dễ dàng. Các lợi khuẩn probiotic trong sữa chua còn hỗ trợ cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể của thai phụ.
- Cung cấp nhiều nước cho đường ruột khỏe, chị em nên nạp vào cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và đi đại tiện
- Không được nhịn đi đại tiện bởi việc này sẽ khiến mẹ bầu bị táo bón, hãy “giải quyết” ngay khi có nhu cầu.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng trong thời gian quá dài, nếu nữ giới làm công việc văn phòng phải thường xuyên ngồi bàn vi tính, hãy cố gắng nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút, đứng lên vận động nhẹ nhàng để giải toả áp lực lên vùng hậu môn.
3. Khám sức khỏe thai kỳ
- Khám thai định kỳ và luôn trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng bệnh trĩ của mình;
- Nếu bị táo bón liên tục mà không thấy đỡ, chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc nhuận tràng phù hợp với thai phụ;
- Phụ nữ đang mang thai không thể tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tốt hơn hết nên đi khám để được tư vấn.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai
Bên cạnh vấn đề bị bệnh trĩ có sinh thường được không, chị em thai phụ thường băn khoăn, liệu đâu mới là phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân.
Theo các chuyên gia, cốt lõi của việc chữa trĩ an toàn và hiệu quả là người bệnh cần tìm được cơ sở chuyên khoa uy tín cao, để được thăm khám và điều trị trực tiếp bởi các bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị hiện đại. Một địa chỉ có thể đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn y tế chất lượng phải kể tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Cách trị bệnh trĩ hiện đang được các chuyên gia tin tưởng lựa chọn chính là phương pháp HCPT II, vận dụng năng lượng sóng cao tần để can thiệp ít xâm lấn và loại bỏ búi trĩ hiệu quả, cũng như hạn chế đau và chảy máu. Do vậy, phương pháp này được áp dụng với phạm vi rộng rãi cho nhiều đối tượng có mức độ bệnh trĩ từ nhẹ đến nặng.
Cuối cùng, vấn đề bị bệnh trĩ có sinh thường được không đã được các chuyên gia giải đáp một cách thấu đáo thông qua bài viết vừa rồi. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc có nhu cầu thăm khám trực tiếp, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?