Búi trĩ lòi ra nhưng không đau thì có cần thiết phải chữa trị hay không?
Bài viết có ích: 442 lượt bình chọn
Búi trĩ lòi ra nhưng không đau, hiện tượng này là bình thường hay có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe? Thắc mắc này đã được không ít người bệnh gửi tới cho các bác sĩ đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng để được giải đáp. Vậy thì thông qua chia sẻ trong bài viết dưới đây, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng sa búi trĩ không đau sẽ được làm rõ, mời bạn đọc cùng theo dõi!
Những nguyên nhân nào khiến cho búi trĩ bị lòi ra ngoài?
Để tìm hiểu về búi trĩ lòi ra nhưng không đau, trước tiên bạn cần hiểu rằng, búi trĩ lòi ra ngoài còn được gọi là sa búi trĩ. Đó chính là tình trạng búi trĩ thò ra ngoài ống hậu môn, mức độ sa sẽ tùy thuộc vào từng cấp độ diễn biến của bệnh trĩ.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không cảm nhận thấy sự khó chịu, bất tiện do búi trĩ gây ra, vì búi trĩ có thể lòi ra khi đi đại tiện rồi tự co lên sau đó. Thế nhưng, càng về sau búi trĩ sẽ càng phát triển lớn và sa xuống nghiêm trọng, gây ra các biểu hiện đi kèm như cảm giác cộm vướng, ngứa ngáy hoặc đau đớn cho người bệnh.
Các chuyên gia cho hay, nguyên nhân chủ yếu làm hình thành nên bệnh trĩ là do một số tĩnh mạch và cơ nâng đỡ ở ống hậu môn bị căng giãn quá mức. Đặc biệt, ở một số người có cơ địa dễ bị trĩ, thành mạch máu suy yếu và giãn ra, khiến cho máu bị ứ lại và tạo thành các búi trĩ.
Ngoài yếu tố cơ địa, những người có vấn đề về đường tiêu hóa hoặc bị suy yếu cơ nâng ở vùng hậu môn, trực tràng là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ dễ bị sa búi trĩ. Lúc này, hậu môn sẽ phải chịu nhiều sức ép do người bệnh rặn quá mạnh khi đi cầu, hoặc bị giãn cơ vòng do cảm giác mót và phải đi đại tiện liên tục.
Bên cạnh đó, người bị béo phì, phụ nữ mang thai, những người cao tuổi, ngồi nhiều, lười vận động, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, uống ít nước… cũng là các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng lòi búi trĩ.
Lý do tại sao búi trĩ lòi ra nhưng không đau đớn hay chảy máu?
Búi trĩ lòi ra nhưng không đau, làm sao để có thể giải thích cho hiện tượng này? Đối với vấn đề được nhiều người quan tâm như vậy, chuyên gia đã đưa ra cho bạn đọc những lời giải đáp hợp lý thông qua việc phân tích hai trường hợp dưới đây:
- Trường hợp bị lòi búi trĩ nội ở cấp độ nhẹ
Nguyên nhân phổ biến khiến cho trĩ lòi ra nhưng không gây đau đớn thường là do người bệnh mắc trĩ nội ở giai đoạn đầu như độ 1, độ 2 hoặc mới chớm sang cấp độ 3.
Đó là lúc búi trĩ còn nhỏ, chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện, ngồi lâu hoặc vận động quá sức nhưng vẫn có thể tự co lên ngay sau đó. Búi trĩ nội lòi ra thường có màu hồng nhạt, thập thò ở ngay lỗ hậu môn như cục thịt thừa. Khi sa ra ngoài, búi trĩ thường có biểu hiện chảy máu, nhưng người bệnh ít khi cảm nhận thấy cơn đau.
- Trường hợp lòi búi trĩ là dấu hiệu trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp
Hiện tượng bị trĩ nhưng không cảm thấy đau, búi trĩ xuất hiện bên ngoài ống hậu môn cũng có thể là do bạn đang mắc bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp, tuy nhiên trường hợp này thường không xảy ra phổ biến.
Búi trĩ khi đó sẽ xuất hiện ở ngay phần rìa của hậu môn, khiến cho người bệnh cảm nhận rõ sự vướng víu và khó chịu mỗi khi đi đại tiện, ngồi hoặc di chuyển. Tuy nhiên, tình trạng này thường không gây ra biểu hiện chảy máu nhiều như trĩ nội.
Khi búi trĩ mới bắt đầu lòi ra khỏi hậu môn có thể không gây ra đau đớn gì cho người bệnh. Thế nhưng, nếu không tìm cách điều trị sớm, búi trĩ sẽ ngày một lớn, cộng thêm dịch nhầy do hậu môn tiết ra sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, búi trĩ sưng to và xuất hiện thêm các cơn đau vô cùng khó chịu.
Búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau, liệu có cần điều trị hay không?
Trong giai đoạn đầu, tuy rằng búi trĩ lòi ra nhưng không đau và không gây ảnh hưởng gì nhiều cho sức khỏe người bệnh, nhưng nếu để bệnh trĩ tiến triển nặng hơn sẽ gây ra đau đớn, cùng sự xuất hiện các biến chứng như:
- Nghẹt búi trĩ
Ở giai đoạn nặng, búi trĩ to và lòi ra đến mức không thể co lên được sẽ làm hậu môn bị tắc nghẽn. Tình trạng này khiến người bệnh rất đau đớn và gây cản trở quá trình đi đại tiện.
- Hoại tử
Lòi búi trĩ khiến hậu môn tiết ra nhiều dịch, do vậy mà khu vực này thường xuyên gặp tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy. Chính điều đó đã tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển gây nhiễm trùng hậu môn, ở mức độ nghiêm trọng còn có thể dẫn tới hoại tử hậu môn và búi trĩ.
- Tắc tĩnh mạch
Búi trĩ to và sa xuống sẽ chèn lên các mạch máu quanh hậu môn, dẫn đến tắc mạch trĩ. Điều này làm cản trở việc vận chuyển việc đưa máu đến niêm mạc ở trực tràng, hậu môn, làm tăng nguy cơ hoại tử, thậm chí có trường hợp còn biến chứng thành ung thư trực tràng.
- Mất máu
Ở giai đoạn sa búi trĩ, máu tươi có thể chảy nhiều hơn mỗi lần đi đại tiện. Thiếu máu dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, người hay ốm yếu, da xanh xao, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng…
- Nhiễm trùng huyết
Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể xảy đến với người bị sa búi trĩ. Lúc đó, các vi khuẩn có hại dễ dàng thông qua những tổn thương hở ở hậu môn và búi trĩ để xâm nhập vào tuần hoàn máu, gây nên nhiễm trùng. Nếu để lâu không can thiệp, tình trạng nhiễm trùng máu còn có thể đe dọa lấy đi tính mạng của người bệnh.
Nên xử trí như thế nào khi bị sa búi trĩ nhưng không đau?
Với những rủi ro tiềm ẩn khi bị búi trĩ lòi ra nhưng không đau, chắc hẳn bạn đọc cũng mong tìm được hướng điều trị phù hợp. Tuy vậy, trước tiên điều người bệnh cần làm là lựa chọn cơ sở chuyên khoa uy tín, có như vậy việc thăm khám và điều trị mới đạt được kết quả khả quan.
Vậy đâu là địa chỉ khám chữa trĩ tại thủ đô được biết đến rộng rãi nhờ chất lượng đội ngũ bác sĩ, vật tư và phương pháp điều trị? Bạn đừng nên bỏ qua Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Bị lòi trĩ phải làm sao, bạn có thể nhắn tin qua zalo, website hoặc gọi trực tiếp vào hotline của phòng khám để được tư vấn hoặc hẹn lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Nhờ vậy, bạn sẽ được vào khám luôn mà không cần xếp hàng, chờ đợi lâu như khi đến bệnh viện.
Phương pháp sóng cao tần HCPT II thường bác sĩ tại phòng khám ưu tiên chỉ định đối với những trường hợp người bệnh bị lòi búi trĩ mức độ nặng và các phác đồ điều trị khác không đem lại hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, các phương pháp khác như đốt laser, Longo,... vẫn có thể được tiến hành tuỳ vào nguyện vọng và điều kiện kinh tế của người bệnh. Lưu ý rằng, cắt trĩ bằng những hình thức truyền thống có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng bao gồm xuất huyết, nhiễm trùng, loét hậu môn…
Trên đây là những điều bạn cần biết về búi trĩ lòi ra nhưng không đau và cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh lý này do các chuyên gia đề xuất. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào đối với vấn đề này, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới tổng đài hỗ trợ 0243.9656.999.
- Tham khảo các cách giảm sưng búi trĩ dễ thực hiện tại nhà
- Chuyên gia giải đáp: Bị sa búi trĩ có tự co lại không?
- Bệnh trĩ độ mấy thì phải cắt? Cắt trĩ ở đâu Hà Nội tốt nhất?
- Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch, bao lâu thì lành? [Giải đáp]
- Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn là dấu hiệu bệnh gì, nguy hiểm không?
- Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị