Khám phá những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu được chuyên gia tin tưởng

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 850 lượt bình chọn

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiện nay được không ít người quan tâm tìm kiếm. Phụ nữ mang thai là đối tượng có thể trạng đặc biệt, cần được chăm sóc cẩn thận thì mới đảm bảo sức khỏe cho mẹ và đứa trẻ, nhất là khi mẹ bầu chẳng may bị trĩ. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng theo dõi những chia sẻ từ phía chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé. 

Bệnh trĩ ở bà bầu được hiểu như thế nào?

Trước khi giới thiệu tới bạn những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu, chuyên gia sẽ điểm qua vài điều cần lưu ý về một trong những vấn đề sức khoẻ không lường trước được khi mang thai, đó là nguy cơ mắc bệnh trĩ. Tỷ lệ mẹ bầu bị trĩ chiếm khoảng 20-25% số ca bệnh, mặc dù đa phần các trường hợp này thường không có tiền sử mắc bệnh trĩ trước đó.

Để nói về nguyên nhân khiến cho các bà bầu trở thành nhóm đối tượng dễ mắc phải bệnh trĩ, có không ít yếu tố góp phần gây nên tình trạng này khi mang thai, điển hình như:

  • Thai phát triển lớn: Tử cung chứa thai nhi ngày càng mở rộng, gây ra nhiều áp lực lên khu vực trực tràng. Điều này khiến các thành tĩnh mạch hậu môn căng phồng, mạch máu bị giãn và sưng to.
  • Máu khó lưu thông: Con đường vận chuyển máu đến vùng chậu bị cản trở khi thai nhi tiếp tục phát triển bên trong tử cung, chèn ép lên các cơ quan lân cận khiến máu dồn tụ lại trong tĩnh mạch hậu môn và tạo thành búi trĩ.
  • Táo bón: Được coi là một trong những “thủ phạm” dẫn đến bệnh trĩ, mẹ bầu nếu bị táo bón thường xuyên trong thai kỳ, phân cứng sẽ chèn ép và làm tổn thương các đám rối tĩnh mạch trực tràng khi đi đại tiện.

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu mà các chuyên gia tin tưởng chính là việc phát hiện kịp thời và tiến hành khám chữa bệnh đúng cách. Theo đó, những triệu chứng đặc trưng có thể giúp chị em phụ nữ dễ nhận biết nguy cơ bị trĩ trong thời gian mang thai bao gồm:

  • Xuất huyết: Mẹ bầu thường thấy có máu xuất hiện lẫn trong phân khi đi đại tiện. Đây là biểu hiện cho thấy búi trĩ đã bắt đầu ngăn cản đường bài tiết của phân.
  • Đau đớn khó chịu: Khi bà bầu ngồi xuống, nếu có cảm giác đau nhói ở vùng hậu môn thì nguyên nhân có thể chính là do búi trĩ đang phát triển bên trong trực tràng, hoặc bên dưới đường lược của hậu môn.
  • Sa búi trĩ: Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy rất khó chịu khi búi trĩ bị sa ra khỏi hậu môn. Ban đầu, búi trĩ sa còn có thể tự co lên hoặc dùng tay đẩy lên được. Sau này nếu bệnh chuyển biến nặng hơn, các búi trĩ cho dù có đẩy vào vẫn lòi ra thường xuyên, có thể đi kèm với biến chứng nhiễm trùng hoặc hoại tử hậu môn.

Ngay khi nhận thấy bản thân có một hoặc nhiều các triệu chứng kể trên, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra kỹ càng và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi, nếu việc khắc phục bệnh trĩ thai kỳ không được tiến hành kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người mẹ và sự phát triển bình thường của đứa bé.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Gợi ý một số cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu dễ thực hiện tại nhà

Đâu là những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản được chuyên gia khuyến khích thực hiện tại nhà? Với mục đích giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng bệnh trĩ trong thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo một vài giải pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Rèn luyện thể chất

Phụ nữ có thai không nên ngồi một chỗ quá lâu mà tốt hơn hết nên đi lại nhẹ nhàng, vận động thường xuyên để giảm bớt gánh nặng cho tổ chức cơ và tĩnh mạch ở hậu môn. 

Chị em có thể tham khảo các bài tập Kegel dành cho phụ nữ mang thai, việc này sẽ giúp tăng cường sức bền vùng chậu, cải thiện chức năng co thắt và tuần hoàn máu tại hậu môn hiệu quả.

  • Đi đại tiện đúng cách

Mẹ bầu khi đi tiêu thì nên ngồi ở đúng tư thế giữ thẳng lưng, cong đầu gối cho vuông góc, thêm vào đó nên giữ tâm trạng thoải mái, bởi sự căng thẳng sẽ khiến cho thời gian đi ngoài bị kéo dài.

Phụ nữ mang thai cần lựa chọn trang phục rộng rãi, luôn mặc quần lót thoải mái, thoáng khí, có chất liệu dễ thấm hút để giữ cho hậu môn thông thoáng, búi trĩ không bị ẩm ướt hay kích ứng.

Chị em nên sử dụng khăn ướt hoặc vòi xịt thay cho giấy vệ sinh để làm sạch hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện bởi giấy vệ sinh khô ráp có thể khiến hậu môn và búi trĩ bị trầy xước, dễ dẫn đến nhiễm trùng. 

  • Chế độ ăn lành mạnh

Uống đủ nước là việc đầu tiên mà nữ giới cần chú trọng trong giai đoạn mang thai. Bà bầu cần tiêu thụ tối thiểu từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất và đào thải phân ra khỏi cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần được bổ sung nhiều thực phẩm dồi dào chất xơ để ngừa táo bón, tránh gây ảnh hưởng đến búi trĩ. Mẹ bầu nên kiêng ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, từ đó khiến búi trĩ tiến triển nặng hơn.

Thai phụ không nên ăn đồ sống, chưa nấu đủ chín, các thực phẩm không được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ và điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi, các loại thực phẩm này ẩn chứa nhiều vi khuẩn, trùng roi có hại nên khi ăn phải dễ gây tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trĩ ngày càng trở nên trầm trọng.

[Shortcode bác sĩ Tùng]

 

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu được chuyên gia đánh giá cao hiện nay là gì?

Sau khi thực hiện cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng trở nặng, chị em tốt hơn hết là nên đi khám ở các cơ sở chuyên khoa. Sau khi tiến hành thăm khám chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp với từng nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Là một trong các đơn vị uy tín chuyên giải quyết các bệnh lý Hậu môn - trực tràng, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) thực hiện khám chữa bệnh trĩ hiệu quả và an toàn. 

Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, cùng máy móc thiết bị tiên tiến, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán chính xác, tư vấn cách điều trị phù hợp cũng như kế hoạch chăm sóc, ngăn ngừa bệnh tái phát cho từng trường hợp cụ thể.

Bệnh trĩ được các bác sĩ tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải quyết bằng cách kết hợp nhiều phương pháp xâm lấn tối thiểu tiên tiến hiện nay, mang tới tác động loại bỏ búi trĩ hữu hiệu:

  • Độ an toàn cao, ít xâm lấn nên hạn chế ảnh hưởng tới các khu vực lành tính tại hậu môn, không để lại sẹo xấu.
  • Không chỉ loại bỏ mô trĩ mà còn đẩy mạnh sự tái tạo tế bào mới, giúp thời gian lành vết thương được rút ngắn, chị em có thể sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.
  • Khắc phục nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật lỗi thời, từ đó giảm thiểu cảm giác đau đớn và cầm máu hiệu quả.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Tóm lại, hy vọng các cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu được tổng hợp trong bài viết vừa rồi sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ trong việc bảo vệ sức khỏe thai kỳ. Mọi thắc mắc còn lại của bạn đọc cần được chuyên gia hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối