[Bật mí] Cách chữa bệnh trĩ như thế nào an toàn, hiệu quả
Bài viết có ích: 788 lượt bình chọn
Bài viết được tổng hợp bởi Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, hiện công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.
Cách chữa bệnh trĩ như thế nào mang lại hiệu quả và triệt để là điều người bệnh quan tâm thắc mắc. Bệnh trĩ nếu không sớm điều trị có thể để lại những hậu quả không mong muốn. Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để cập nhật cho mình những phương pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh.
Nhận biết sớm 7 dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ như thế nào, người bệnh nên nắm rõ cách nhận biết sớm 7 dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến để chủ động trong việc thăm khám và điều trị kịp thời.
1. Ngứa hậu môn
Đây không phải dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trĩ, nhưng là dấu hiệu nhận biết nguy cơ bệnh trĩ dễ nhất.
Nguyên nhân ngứa hậu môn là do búi trĩ làm gián đoạn hàng rào hậu môn, khiến chất thải, dịch nhầy bị ứ đọng tại hậu môn.
Dấu hiệu bệnh trĩ ngứa hậu môn
2. Chảy máu hậu môn
Triệu chứng: Máu có thể xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi bạn đại tiện, trường hợp nặng máu chảy thành tia.
3. Vệ sinh hậu môn gặp khó khăn
Nguyên nhân: Do mô trĩ mỏng, dễ bị tổn thương, dễ gây đau đớn,... khiến việc làm sạch hậu môn gặp nhiều khó khăn.
4. Xuất hiện vết bẩn tại đáy quần
Nguyên nhân: Do máu chảy ra tại hậu môn, rò rỉ chất dịch từ trong hậu môn hoặc những vết bẩn không thể làm sạch còn tồn tại ở búi trĩ,...
Dấu hiệu bệnh trĩ: đại tiện ra máu
5. Cảm giác đi đại tiện không hết
Nguyên nhân: Do búi trĩ xuất hiện, cản trở quá trình đào thải phân ra bên ngoài. Vì thế, người bệnh sẽ khó đi đại tiện hết và thấy vướng víu ở hậu môn.
6. Sưng đau hậu môn
Nhiều người bị táo bón, dành quá nhiều thời gian ngồi trong nhà vệ sinh để cố rặn đi đại tiện. Chính điều này khiến tĩnh mạch hậu môn gặp áp lực, khiến chúng bị kích thích.
7. Xuất hiện búi trĩ tại hậu môn
Cách nhận biết: Xuất hiện một vùng da thừa hoặc búi trĩ nhỏ như thịt thừa ở hậu môn.
Búi trĩ xuất hiện, việc làm sạch hậu môn khó khăn hơn, từ đó gây kích ứng vùng da xung quanh dẫn tới viêm, ngứa.
Xem thêm: [Tổng hợp] Cách chữa trĩ “nổi tiếng” hiệu quả, không tái phát
Cách chữa bệnh trĩ như thế nào là tốt nhất?
Cách chữa bệnh trĩ như thế nào là tốt nhất? Câu hỏi này đã và đang làm đau đầu nhiều bệnh nhân mắc trĩ. Muốn biết câu trả lời là gì, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều bệnh nhân áp dụng vì độ an toàn và đơn giản. Trĩ thường xảy ra với người bị táo bón, người ngồi nhiều, thai phụ,... Nếu bệnh trĩ đang ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo những cách điều trị dưới đây.
- Sử dụng nghệ
Cách thực hiện: Trộn dầu mù tạt với ít bột nghệ, nhỏ vào vài giọt nước hành. Sau đó trộn đều hỗn hợp lên và bôi vào vùng trĩ.
Công dụng: Giúp giảm đau và giảm sưng viêm.
- Vỏ quả lựu
Cách thực hiện: Xay vỏ lựu và đổ thêm nước nóng vào, chờ hỗn hợp nguội thì đem ra uống ngày 2 lần.
- Xông lá diếp cá
Cách thực hiện: Lấy 100g rau diếp cá để cả cọng, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Đổ nước ra chậu và xông. Khi nước nguội, bạn dùng nước này để rửa vùng bị trĩ, sau đó dùng khăn mềm thấm khô.
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
- Nước cây phỉ
Cách thực hiện: Làm ướt mảnh vải trong nước lạnh và vắt khô. Đổ nước cây phỉ lên mảnh vải. Đặt trực tiếp vào vùng bị trĩ để giảm đau.
- Gừng
Cách thực hiện: Sử dụng ít nước cốt gừng, trộn chung với ít nước bạc hà và nước chanh. Sau đó thêm mật ong vào và uống hỗn hợp trong ngày.
- Củ cải đỏ và mật ong
Cách thực hiện: Cho một ít mật ong trộn cùng một ít nước ép củ cải đỏ. Bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng bị trĩ.
2. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng việc thay đổi thói quen
Cách chữa bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả? Bệnh trĩ rất phổ biến, nhưng người bệnh có thể tự phòng tránh và điều trị bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập đi đại tiện vào một giờ nhất định, tránh đồ uống chứa cồn, đồ cay nóng,... Cụ thể:
- Ăn nhiều chất xơ
Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo lứt, yến mạch,... ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả các loại,...
- Uống nhiều nước
Người bệnh nên uống 2 lít nước mỗi ngày cùng các chất lỏng khác, trừ rượu bia để hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, mềm phân.
- Ăn nhiều trái cây phù hợp
Đu đủ, bưởi, chuối,... giúp cải thiện triệu chứng, giảm chảy máu búi trĩ hiệu quả. Mọi người nên bổ sung đủ lượng chất xơ được khuyến cáo là 25g mỗi ngày với nữ, 40g mỗi ngày với nam.
- Đi đại tiện đều đặn, không rặn mạnh
Tạo thói quen đi vệ sinh là cần thiết, nên đi đại tiện khi có cảm giác mỏi. Việc nhịn đại tiện khiến phân giữ lại lâu trong trực tràng và hậu môn gây ứ đọng, khó đi hơn.
Càng rặn mạnh khi đại tiện, áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng khiến búi trĩ càng dễ chảy máu và phình to.
Nên tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, ngừa táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Hạn chế ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu cũng khiến tĩnh mạch ở hậu môn chịu nhiều áp lực, khiến bệnh trĩ càng nặng hơn. Vì thế hãy thường xuyên vận động, vừa hạn chế bệnh trĩ vừa tốt cho xương cột sống.
Xem thêm: Tổng hợp 4 phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả
3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại trĩ nội bằng ngoại khoa
Cách chữa bệnh trĩ như thế nào đối với trường hợp trĩ độ 3, độ 4? Đối với câu hỏi này, Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam cho biết, đối với trường hợp trĩ nặng, độ 3, độ 4, cách điều trị hiệu quả nhất là áp dụng phương pháp ngoại khoa.
- Phương pháp khâu treo trĩ bằng tay
Mục đích: Giảm lưu lượng máu di chuyển đến búi trĩ. Thu nhỏ thể tích của búi trĩ rồi treo búi trĩ lên bằng các nếp khâu tay trên đường lược.
Đối tượng áp dụng: Bệnh nhân bị trĩ vòng, trĩ nội và trĩ ở mức độ 3, 4
Cách thực hiện: Bác sĩ tiến hành các mũi hình chữ X hoặc chữ I để lấy lớp niêm mạc trên và lớp dưới niêm mạc.
Tác dụng: Triệt mạch máu tới đám rối trĩ và hạn chế niêm mạc bị sa ra ngoài.
- Cắt trĩ bằng laser
Ưu điểm: Điều trị bệnh trĩ không cần sử dụng tới dao mổ. Sử dụng chùm sáng của tia laser xác định chính xác và can thiệp vào búi trĩ. Cụ thể:
Sử dụng laser CO2: Tác động chùm tia laser bằng dòng điện mạnh thông qua ống kính có chứa CO2, cắt nhỏ búi trĩ nhẹ nhàng
Dùng laser can thiệp trực tiếp: Chùm ánh sáng laser tác động trực tiếp để loại bỏ búi trĩ.
Dùng laser can thiệp gián tiếp: Tia laser không can thiệp trực tiếp đến búi trĩ mà sử dụng tia laser có khả năng tác động xuyên thấu, loại bỏ búi trĩ dễ dàng.
- Phương pháp Longo
Cách thực hiện: Sử dụng máy khâu vòng và tiến hành cắt khoang niêm mạc ngay trên đường lược. Hạn chế lưu lượng máu lưu thông đến đám rối tĩnh mạch và làm teo nhỏ búi trĩ.
Đối tượng áp dụng: Bệnh nhân trĩ độ 3, độ 4
Ưu điểm: Vị trí phẫu thuật có ít dây thần kinh nên hạn chế tình trạng đau đớn cho bệnh nhân.
- Phương pháp PPH
Phương pháp này phẫu thuật trĩ không cần dao mổ, được sử dụng phổ biến nhờ khả năng điều trị triệt để và không để lại biến chứng.
Sau khi tiến hành phương pháp PPH, người bệnh có thể về nhà mà không cần nằm viện. Đặc biệt, phương pháp PPH thích hợp với trường hợp bệnh nhân bị trĩ nội và trĩ hỗn hợp.
Chữa bệnh trĩ như thế nào hiệu quả nhất
- Phương pháp HCPT
HCPT là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá cao về mức độ hiệu quả cũng như ưu điểm nó mang lại: Độ chính xác cao, không chảy máu, thời gian hồi phục nhanh chóng,...
Nguyên tắc thực hiện: Sử dụng sóng cao tần tác động vào búi trĩ, làm đông các tế bào và tạo thành nút thắt mạch máu. Sau đó, dùng dao điện để cắt búi trĩ ngay trong ống hậu môn.
Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ người bệnh cần nhớ:
- Bệnh trĩ cần được thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại một địa chỉ y tế uy tín, chất lượng
- Tùy thuộc mức độ tổn thương của bệnh trĩ mà có hướng điều trị thích hợp
- Biến chứng bệnh trĩ cấp tính là đau, nhiễm trùng, chảy máu, bí tiểu.
- Bệnh trĩ càng để lâu không được điều trị thì biến chứng càng phức tạp, khó kiểm soát, khó điều trị, điều trị mất thời gian, tốn tiền bạc
- Đừng vì tự ti, xấu hổ là bệnh ở khu vực nhạy cảm nên ngại đi thăm khám.
Qua nội dung trong bài, người bệnh đã biết cách chữa bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả cao nhất. Mọi thông tin cần được Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm giải đáp, người bệnh hãy liên hệ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội) thông qua đường dây nóng 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến].
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?