11 cách điều trị trĩ nhẹ tại nhà an toàn, kín đáo, hiệu quả
Bài viết có ích: 176 lượt bình chọn
Có những cách điều trị trĩ nhẹ nào? Trĩ là bệnh được hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe rất cao. Vậy, có những chữa bệnh trĩ tại nhà nào hiệu quả?
Vì sao cần biết cách chữa bệnh trĩ nhẹ càng sớm càng tốt?
Vì sao cần biết cách chữa bệnh trĩ nhẹ càng sớm càng tốt? Thông thường khi mắc trĩ người bệnh sẽ bị chứng táo bón kinh niên, đi ngoài ra máu, lòi búi trĩ... Nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:
- Thiếu máu
Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là chảy máu hậu môn, cả khi bệnh nặng và nhẹ đều thấy rõ biểu hiện này. Thì bệnh nhẹ thì máu chảy thành giọt, khi nặng thì chảy nhiều hơn, thậm chí thành tia. Điều này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến mất máu.
Khi bệnh nhân thiếu máu sẽ hay bị chóng mặt, đau đầu... nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến hàng loạt rối loạn trong cơ thể, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ tử vong.
- Nghẹt búi trĩ
Thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Do búi trĩ bị sa quá mức ra ngoài hậu môn bị các cơ vòng trong hậu môn chèn ép. Sự chèn ép sẽ làm tắc tĩnh mạch lưu thông trong khi động mạch vẫn tiếp tục hoạt động.
Điều này khiến cho búi trĩ càng to và cứng hơn và lâu dần không có khả năng vào trong hậu môn nữa. Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân thường có cảm giác đau đớn và vô cùng khó chịu.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
- Tắc mạch trĩ
Hiện tượng này xảy ra khi búi trĩ quá to, máu khó lưu thông qua hậu môn mà dồn thành cục gây ra nhiều đau đớn. Lúc này bệnh nhân thường hay có cảm giác đau nhức ở sâu hậu môn hoặc ở phần rìa hậu môn. Biểu hiện này chỉ chấm dứt khi phần búi trĩ lòi ra bị loại bỏ.
- Rối loạn chức năng hậu môn
Một trong những nhiệm vụ chính của hậu môn là đưa chất thải ra ngoài. Nếu bệnh trĩ không được điều trị sớm thì sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng này. Trong khi chất thải nếu không được đưa ra ngoài thường xuyên sẽ tồn đọng lại, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dẫn đến rối loạn nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
- Các bệnh về da xung quanh hậu môn
Vì khi bị trĩ sẽ tiết ra những chất nhầy ra ngoài hậu môn khiến cho da ở những vùng xung quanh hậu môn bị kích thích và dẫn đến các bệnh về da. Những biểu hiện của bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng ra các vùng da khác nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Ngoài ra còn có những biến chứng nguy hiểm khác như: rối loạn thần kinh, nhiễm trùng máu… Sử dụng các biện pháp điều trị cần được áp dụng càng sớm càng tốt, để hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: [Tổng hợp] 5 địa chỉ khám trĩ ở Hà Nội đáng tin cậy
Mách bạn 11 cách điều trị trĩ nhẹ tại nhà hiệu quả
11 cách điều trị trĩ nhẹ tại nhà hiệu quả là những cách nào? Không chỉ dùng thuốc mới có thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ, chúng ta cũng có thể áp dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà vô cùng đơn giản trong nội dung dưới đây.
1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Cách đơn giản nhất để chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là dùng lá này xay ra và uống nước mỗi ngày. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng lá này để đắp vào những thương tổn do bệnh trĩ gây ra như sau:
- Lấy khoảng 50g lá rau diếp cá rửa thật sạch rồi giã nhỏ cùng với một chút muối để tăng công dụng diệt khuẩn.
- Sau khi vệ sinh hậu môn lấy phần lá đã giã đắp trực tiếp lên hậu môn chỗ búi trĩ lòi ra rồi băng lại.
- Mỗi ngày thực hiện một lần, sau một thời gian bạn sẽ thấy sự cải thiện.
Chữa bệnh trĩ nhẹ bằng rau diếp cá
2. Cách điều trị trĩ nhẹ tại nhà bằng đu đủ xanh
Theo quan niệm của Đông y, đu đủ là loại quả có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, nhuận tràng giải độc. Việc thường xuyên ăn đu đủ không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện: Úp 2 nửa của quả đu đủ xanh vào cẳng chân. Sau đó buộc chặt để không bị tụt và tháo ra, rửa sạch vào sáng hôm sau.
3. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng vừng đen
Theo Đông y, vừng đen có tác dụng bổ can thận tỳ phế, giúp tăng cường sức khỏe, giúp máu lưu thông và củng cố sức bền cho thành tĩnh mạch hậu môn. Còn theo y học hiện đại phát hiện ra trong nguyên liệu này có nhiều vitamin và chất xơ có khả năng nhuận tràng, giảm đau, phòng ngừa viêm nhiễm và điều trị trĩ rất tốt.
Chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà bằng vừng đen
Chúng ta có thể tận dụng công dụng của vừng đen bằng cách kết hợp với các nguyên liệu khác như sau:
- Chuẩn bị: 12g mỗi loại (vừng đen, sinh địa, trắc bách diệp), 9g mỗi loại (xuyên khung, đương quy, đào nhân, hồng hoa, hòe hoa), 4g đại hoàng.
- Cho tất cả nguyên liệu đem vào sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén nước thì tắt bếp.
- Mỗi ngày uống 1 bát nước như vậy, kiên trì trong một thời gian thì bệnh sẽ thuyên giảm
Xem thêm: Tại sao khi mổ trĩ xong lại có thịt lòi ra ở hậu môn?
4. Cách điều trị trĩ nhẹ tại nhà bằng cây thiên lý
Trong lá của cây thiên lý có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể khắc phục được các triệu chứng của bệnh trĩ, thậm chí ở những người mắc bệnh giai đoạn 3 cũng có thể dùng được.
Bài thuốc từ cây thiên lý được tiến hành như sau:
- Lấy một nắm lá thiên lý rửa thật sạch rồi giã nát cùng với một chút muối.
- Lọc lấy nước cốt rồi đem đun sôi lên.
- Để nguội bớt rồi dùng để uống trong ngày.
5. Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá bỏng
Theo kinh nghiệm dân gian thì lá bỏng có vị chua và không có độc tố. Ngoài ra, trong lá của loại cây này có chứa các hoạt chất có khả năng tiêu viêm, giảm đau giúp giải trừ độc tố hiệu quả.
Bài thuốc điều trị bệnh trĩ bằng lá bỏng được tiến hành như sau:
- Lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước rồi đắp lên vùng hậu môn. Bạn nên dùng miếng gạc băng để thuốc không bị rơi ra ngoài.
- Mỗi ngày dùng 3 lần với số lượng như sau: sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá.
Chữ bệnh trĩ nhẹ hiệu quả bằng cây lá bỏng
6. Cách điều trị trĩ nhẹ tại nhà bằng lá vông Nem
Trong loại lá này chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng viêm, làm lành búi trĩ khá tốt.
Bạn có thể dùng lá vông Nem để đắp ngoài theo các bước như sau:
- Dùng khoảng 9 lá vông Nem rửa sạch rồi giã nhuyễn với ít muối hạt.
- Lấy giấm thanh đun sôi để nguội rồi cho vào phần lá đã giã nhuyễn.
- Đắp hỗn hợp lên vùng búi trĩ rồi cố định bằng gạc trong khoảng 4 tiếng, đắp liên tục trong 3 ngày là bệnh sẽ cải thiện.
7. Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cách xông hơi
Có rất nhiều cách xông hơi, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một cách rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: lá sung lá ngải cứu, cúc tần, lá lốt, củ nghệ và bồ kết
- Đem tất cả nguyên liệu (giữ lại bồ kết) rửa sạch, giã nhuyễn rồi bỏ vào nồi nước đun sôi lên.
- Khi nước sôi cho bồ kết vào đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp ra chậu rồi xông hơi khoảng 15 phút.
8. Chườm đá – Cách điều trị trĩ nhẹ tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Chườm đá là cách đơn giản có công dụng giúp làm giảm sưng viêm, ngứa rát xung quanh khu vực hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
Chữa bệnh trĩ nhẹ bằng cách chườm đá
Cách thực hiện: Bọc đá vào miếng vải rồi chườm lên vùng hậu môn đến khi không còn dấu hiệu đau nữa. Cách này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn giúp búi trĩ co lên khá tốt.
9. Ngâm nước ấm là mẹo chữa bệnh trĩ đơn giản nhất
Nước ấm pha cùng một chút muối có thể làm giảm những cơn đau, giúp sát trùng vết thương và cầm máu hiệu quả. Đồng thời, nước ấm cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu lên hậu môn, giúp giảm đau rất tốt.
Bạn tiến hành cách điều trị bằng nguyên liệu này theo các bước như sau:
- Pha vào chậu nước ấm một chút muối để được dung dịch muối loãng.
- Dùng ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút.
10. Các loại thuốc giúp trị bệnh trĩ tại nhà
Một số loại thuốc tại nhà bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cho sử dụng là: Aspirin (Asreiptin, Bayer), Acetaminophen, Ibuprofen (Advil, Motrin)…
Việc sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và những người có chuyên môn. Tuyệt đối không được thay đổi liều lượng hoặc tự ý sử dụng thuốc.
Việc dùng thuốc Đông y cũng có tác dụng khá tốt trong việc điều trị bệnh trĩ, nhưng bạn cần đến các hiệu thuốc uy tín để bắt mạch và kê đơn. Tránh tâm lý đám đông, không tìm hiểu kĩ dễ dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”.
Chữa bệnh trĩ tại phòng khám đa khoa quốc tế cộng đồng
11. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là cách điều trị trĩ nhẹ hiệu quả
Có một số bài tập khá hữu ích cho việc chữa bệnh trĩ tại nhà mà bạn nên áp dụng. Các động tác khá đơn giản như sau:
- Co thắt cơ vòng: người bệnh ngồi lên ghế tựa đồng thời thả lỏng toàn thân. Cố gắng tập trung vào vùng hậu môn, tiến hành co thắt niệu đạo và cơ vòng trực tràng rồi thả lỏng. Kiên trì mỗi ngày khoảng 100 lần thì bệnh sẽ thuyên giảm.
- Hít thở thả lỏng: nằm ngửa và thả lỏng còn hai tay chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời hít cho bụng phình lên, thở ra thì hóp bụng lại. Áp dụng cách này mỗi ngày khoảng 20 lần.
- Kẹp đùi co thót hậu môn: nằm ngửa toàn thân thư giãn rồi bắt chéo hai đùi đồng thời dùng lực kẹp chặt mông và đùi. Cố gắng giữ nguyên trong 5 giây và thực hiện liên tục 20 lần.
Những cách điều trị trĩ nhẹ tại nhà trên đây thường có tác dụng chậm nên bạn không nên quá sốt ruột. Cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên thì mới có kết quả tốt như mong đợi. Nếu thấy không có kết quả, nhanh chân đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội) để được Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam thăm khám. Ngoài ra, người bệnh có thể gọi đến đường dây nóng 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến].
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?