Tham khảo các cách giảm sưng búi trĩ dễ thực hiện tại nhà
Bài viết có ích: 323 lượt bình chọn
Cách giảm sưng búi trĩ dường như rất được quan tâm bởi đông đảo người bệnh trong thời gian gần đây. Bởi, triệu chứng sưng đau do trĩ sẽ đem lại nhiều phiền toái tới sinh hoạt của người bệnh. Để tham khảo các cách khắc phục hiệu quả, bạn đọc hãy cùng theo dõi những chia sẻ chuyên môn của bác sĩ thông qua bài viết dưới đây.
Lý do vì sao cần tìm cách tiêu sưng búi trĩ ?
Trước khi đi vào tìm hiểu những cách giảm sưng búi trĩ, bạn đọc cần biết một vài điểm đáng chú ý của tình trạng này.
Đầu tiên, khi thấy các nếp da quanh hậu môn phình to hơn bình thường, đó có thể chính là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ. Vào giai đoạn bệnh mới khởi phát, búi trĩ chỉ hơi vướng víu nhưng càng để lâu sẽ càng phát triển, tạo thành cả cục thịt lớn thò ra khỏi hậu môn.
Bên cạnh triệu chứng này, người mắc bệnh trĩ có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện đi kèm như đi ngoài ra máu do phân cọ xát búi trĩ, hậu môn chảy nhiều dịch nhầy và sưng đau, ngứa ngáy dữ dội.
Búi trĩ bị sưng vì lý do gì, chuyên gia điểm danh các nguyên nhân thúc đẩy tình trạng búi dom căng phồng, gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh như sau:
- Khi các tĩnh mạch trĩ căng ra và phình lên quá lớn, lượng máu lớn đổ dồn vào búi trĩ, khiến chúng trở nên sưng to, sa ra ngoài hậu môn.
- Búi trĩ tăng trưởng nhanh dưới lớp mô đệm và cơ hậu môn dễ gây nên tình trạng tắc nghẽn ống hậu môn. Việc đào thải phân sẽ khó khăn hơn nhiều, nhất là với người hay bị táo bón. Kết quả là khi đi ngoài có thể khiến niêm mạc hậu môn và búi trĩ bị tổn thương và sưng lên.
- Mỗi lần đi vệ sinh, nếu bị sa búi trĩ thường xuyên thì khả năng viêm nhiễm là rất cao, do tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây hại. Đây cũng là lý do các búi trĩ nhanh chóng bị sưng to, gây đau đớn ngày một nhiều hơn.
- Búi trĩ nội sa ra ngoài cũng như búi trĩ ngoại phát triển to, chúng rất dễ bị nghẹt ở ống hậu môn. Khi đó, quá trình tuần hoàn máu bị gián đoạn nên búi trĩ càng lớn, thậm chí dẫn đến hoại tử.
Mách bạn một số cách giảm sưng búi trĩ đơn giản
Nhiều người mong muốn tìm được các cách giảm sưng búi trĩ mà có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Thế nhưng, đối với khu vực nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với phân và chất cặn bã như hậu môn trực tràng, thì hiệu quả của việc tự mình chữa bệnh trĩ là không cao, đồng thời dễ dẫn tới nhiễm trùng.
Chính vì lẽ đó, các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên thực hiện các biện pháp tiêu sưng búi trĩ tại nhà để hỗ trợ cho việc điều trị y khoa, từ đó giúp triệu chứng khó chịu này sớm thuyên giảm, cụ thể hãy tham khảo những cách sau đây:
- Ngâm nước ấm
Dùng nước ấm để ngâm hậu môn là cách hỗ trợ đẩy mạnh lưu thông máu, giúp khắc phục tức thì triệu chứng sưng đau búi trĩ. Ngoài ra, biện pháp này cũng rất phổ biến trong việc làm sạch vùng hậu môn, giúp phòng ngừa viêm nhiễm búi trĩ.
Cách thực hiện hiệu quả như sau, bạn cho vài hạt muối trắng pha cùng với nước ấm, sau đó ngồi ngâm hậu môn và búi trĩ khoảng 2-3 lần/ngày, mỗi lần chỉ cần ngâm khoảng 10-15 phút rồi lau khô.
- Chườm lạnh giảm sưng đau
Ngoài biện pháp ngâm hậu môn bằng nước ấm thì chườm lạnh vào chỗ sưng cũng giúp giảm đau nhức búi trĩ cho người bệnh. Hãy thực hiện biện pháp này vài lần mỗi ngày để cảm thấy dễ chịu hơn, bạn chỉ cần lấy 1-2 viên đá lạnh đem bọc vào túi chườm hoặc khăn sạch, tiếp đó đặt nhẹ nhàng lên búi trĩ để chườm đến khi nhận thấy cơn đau đã giảm hẳn.
- Dùng thuốc trị triệu chứng
Trên thị trường hiện nay có bày bán phân phối nhiều sản phẩm dạng thuốc uống, kem bôi hoặc viên đặt hậu môn có công dụng kháng viêm, làm giảm các triệu chứng sưng tấy, đau rát búi trĩ khá hiệu quả.
Tuy nhiên, trước khi quyết định mua bất cứ loại thuốc nào về sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn, thành phần của thuốc để phòng tránh gặp phải các tác dụng phụ khôn lường.
Lưu ý khi áp dụng các biện pháp tiêu sưng búi trĩ tại nhà
Nhìn chung, cách giảm sưng búi trĩ không chỉ dễ thực hiện mà còn mang tới hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, búi trĩ có thể sưng viêm tái đi tái lại và tăng kích thước nếu người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh khoa học.
Vì vậy, không chỉ mỗi điều trị, bạn còn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ cơ thể khỏe mạnh, cụ thể, dưới đây là một số lưu ý giúp người bệnh giảm nguy cơ sưng viêm và đau nhức ở búi trĩ:
- Ăn bổ sung rau xanh và hoa quả, tập trung vào những thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, rau dền, khoai lang,…;
- Tránh dung nạp quá nhiều đạm động vật, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị và thực phẩm chế biến sẵn;
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể tự cung cấp vitamin, khoáng chất từ các loại nước ép từ trái cây, rau củ tươi;
- Tập thể dục nhẹ nhàng từ 15-30 phút hàng ngày để kiểm soát cân nặng, giúp cải thiện lưu thông máu, phòng tránh ứ huyết tại búi trĩ;
- Rèn cho bản thân thói quen đại tiện đúng giờ để tránh bị táo bón, gây áp lực lên búi trĩ;
- Tuân thủ chặt chẽ liệu pháp điều trị bệnh theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Giảm sưng búi trĩ nhanh chóng bằng kỹ thuật điều trị hiện đại
Nhìn chung, cách giảm sưng búi trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ, bệnh trĩ sẽ không tự thuyên giảm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tốt hơn hết, người bệnh nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được kiểm tra, khi phát hiện búi trĩ sa ra ngoài hoặc xung quanh hậu môn có hiện tượng sưng tấy.
Búi trĩ bị sưng và đau thì phải chữa thế nào, hầu hết các trường hợp cần được can thiệp ngoại khoa mới có hiệu quả tốt. Dùng thuốc điều trị chỉ có thể đem tới tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng đau và ngăn cản búi trĩ phát triển trong thời gian ngắn, không trị được căn nguyên nên sau này bệnh dễ dàng tái phát.
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ chuyên khoa đáng tin cậy tại thủ đô, người bệnh đừng nên bỏ qua Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đội ngũ chuyên môn ưu tú với toàn các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp để giải quyết tình trạng sưng đau hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
Phương pháp sóng cao tần xâm lấn tối thiểu HCPT II sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi lo khi nhận thấy triệu chứng búi trĩ sưng tấy. Điều trị bằng HCPT II có phạm vi áp dụng rất đa dạng, có thể thích hợp với những đối tượng mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp ở nhiều cấp độ.
Không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ chữa trĩ mà bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng phải chú ý vệ sinh vùng kín và hậu môn, điều chỉnh khẩu phần ăn uống sao cho hợp lý. Hãy duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh, tránh quan hệ tình dục đường hậu môn để đảm bảo quá trình điều trị bệnh trĩ được thuận lợi và rút ngắn thời gian hồi phục.
Cuối cùng, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cách giảm sưng búi trĩ và tìm được phương pháp khắc phục bệnh phù hợp. Nếu bạn đọc cần được chuyên gia hỗ trợ giải đáp về bất kỳ vấn đề nào, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.
- Chuyên gia giải đáp: Bị sa búi trĩ có tự co lại không?
- Bệnh trĩ độ mấy thì phải cắt? Cắt trĩ ở đâu Hà Nội tốt nhất?
- Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch, bao lâu thì lành? [Giải đáp]
- Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn là dấu hiệu bệnh gì, nguy hiểm không?
- Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- Hậu môn bị lồi thịt: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả