Hướng dẫn cách nhét búi trĩ vào trong đơn giản và an toàn

Điểm trung bình: 4.1/5
Bài viết có ích: 200 lượt bình chọn

Cách nhét búi trĩ vào trong là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm tìm kiếm. Bởi, tình trạng sa búi trĩ thường gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt, cũng như tác động xấu tới sức khoẻ. Vậy thì thông qua chia sẻ trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ đưa ra một số cách khắc phục hiệu quả đối với hiện tượng sa búi trĩ, mời bạn đọc cùng theo dõi!

Nhét búi trĩ vào trong hậu môn để làm gì?

Cách nhét búi trĩ vào trong được thực hiện nhằm mục đích gì, đó là giải quyết tình trạng trĩ sa ra khỏi hậu môn. Trước tiên, bạn đọc cần biết về thời điểm sa búi trĩ (còn gọi là lòi dom) có thể xuất hiện.

Thông thường, búi trĩ ở cấp độ 2 sẽ bắt đầu thò ra bên ngoài lỗ hậu môn, nhưng lúc này trĩ vẫn có khả năng tự co lên ngay sau đó. Tuy vậy, khi bệnh tiến sang giai đoạn 3, búi trĩ sẽ không còn có thể tự co lại nữa. Khi đó, người bệnh nên cố gắng đẩy búi trĩ trở lại vị trí ban đầu trong ống hậu môn để phòng tránh bị viêm nhiễm hoặc kích ứng.

Việc đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn là cần thiết, bởi điều này sẽ mang tới một số lợi ích cho người bệnh như:  

  • Giảm bớt cảm giác vướng víu, khó chịu, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do cọ xát với quần áo hoặc bị tổn thương do tác động vật lý.
  • Bảo vệ tổ chức cơ và các mạch máu tại hậu môn, ngăn ngừa tình trạng tắc mạch và tạo thành cục máu đông do bị chèn ép bởi búi trĩ.
  • Tránh để búi trĩ sa xuống trong thời gian dài, gây suy yếu cơ vòng, cơ thắt, khiến bệnh tình ngày một nặng hơn.

Vì đâu mà búi trĩ sa khỏi hậu môn?

Trước khi đi vào hướng dẫn cách nhét búi trĩ vào trong cho người bệnh, các chuyên gia cũng khuyên bạn đọc nên tìm hiểu về nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Trĩ được biết tới là một trong những căn bệnh xuất hiện ngày càng phổ biến, thường mang đến nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Đặc biệt, khi  búi trĩ đã lòi ra ngoài sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn hơn và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Bạn cần biết về một vài nguyên do chính dẫn đến tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài, chẳng hạn như:

  • Hậu môn chịu áp lực

Những yếu tố phổ biến như cân nặng, áp lực từ thai nhi trong quá trình phụ nữ mang bầu; đứng hoặc ngồi lâu khiến hậu môn phải chịu một sức ép lớn, tĩnh mạch bị căng phồng làm tăng kích thước của búi trĩ và khiến chúng sa ra ngoài. 

  • Táo bón mãn tính

Chế độ ăn uống ít chất xơ, thiếu nước có thể khiến bạn bị táo bón trong thời gian dài. Khi mắc chứng táo bón, bạn sẽ phải dùng nhiều sức hơn trong khi đi đại tiện, cộng thêm phân cứng ma sát lên thành tĩnh mạch hậu môn khiến cho mạch máu trở nên giãn căng, dần suy yếu. Các búi trĩ cũng vì thế mà dễ dàng bị sa xuống và thò ra ngoài. 

  • Bệnh trĩ tiến triển nặng

Để mặc bệnh trĩ trong thời gian dài không điều trị hoặc chữa sai cách khiến bệnh diễn biến sang các cấp độ nặng hơn, khiến cho mô cơ trực tràng, hậu môn cũng yếu dần đi theo thời gian. Người bệnh thường sẽ phát hiện búi trĩ sa ra ngoài bắt đầu từ giai đoạn trĩ nội độ 2 trở đi.

 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Gợi ý cách đẩy búi trĩ vào trong dễ dàng thực hiện tại nhà

Vậy, cách nhét búi trĩ vào trong được tiến hành như thế nào mới mang lại hiệu quả? Trong trường hợp sa búi trĩ lòi nhưng không tự co lại được, người bệnh có thể tham khảo những hướng dẫn chi tiết về cách đẩy búi dom vào trong hậu môn một cách an toàn dưới đây:

  • Bước 1 

Ở bước chuẩn bị ban đầu, người bệnh cần rửa sạch sẽ tay và hậu môn, tốt hơn hết là nên vệ sinh bằng nước muối loãng rồi lau khô. Nếu móng tay của bạn dài thì cần cắt ngắn để tránh làm búi trĩ bị trầy xước, để an toàn hơn thì có thể đeo găng tay y tế tiệt trùng. 

  • Bước 2 

Người bệnh bắt đầu ngâm hậu môn ngập trong một chậu nước muối ấm trong khoảng 20 phút, sau đó sử dụng khăn mềm thấm khô. Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị dầu dừa để bôi trơn, từ đó hỗ trợ quá trình nhét búi trĩ được thực hiện một cách thuận lợi hơn.

  • Bước 3

Người bị trĩ nên nằm nghiêng người hoặc ngồi ở tư thế thoải mái nhất có thể, sau đó nhẹ nhàng tách hai chân ra rồi dùng ngón tay từ từ đẩy búi trĩ lên, vào trong ống hậu môn.

Nhét búi trĩ vào trong xong xuôi thì người bệnh cần nhanh chóng rút tay ra và khép chặt hậu môn trong khoảng. Sau khi thực hiện, hãy đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng một lúc, hoặc nằm nghỉ khoảng 15 phút để tránh cho búi trĩ tiếp tục sa xuống.

  • Bước 4

Cuối cùng, bạn đừng quên rửa lại tay cho sạch sẽ với xà phòng và nước ấm. Vệ sinh hậu môn bằng khăn mềm và sạch, có thể chườm bọc đá lạnh lên vùng hậu môn để giảm đau ngứa.

 

[Shortcode bác sĩ Tùng]

 

Búi trĩ không tự co vào trong có nguy hiểm không?

Cách nhét búi trĩ vào trong có phải lúc nào cũng hiệu quả, câu trả lời chắc chắn là không. Trĩ nếu ở giai đoạn đầu, mức độ sa trĩ nhẹ thì thường không gây nguy hiểm và ảnh hưởng quá lớn, người bệnh chủ yếu chỉ gặp bất tiện trong lúc đi đại tiện. 

Trái lại, khi trĩ đã chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng, hiện tượng sa búi trĩ diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và cuộc và cuộc sống của người bệnh, cụ thể:

  • Khi búi trĩ lòi ra ngoài thì dễ bị tổn thương, gây ra nhiều đau đớn, bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. 
  • Đại tiện ra máu thường xuyên với lượng nhiều sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, có nguy cơ cao bị thiếu máu cấp tính.
  • Búi trĩ phát triển với kích thước lớn sẽ chèn lên các mạch máu, gây tắc mạch, cản trở máu lưu thông. Các tế bào, niêm mạc hậu môn nếu không được cung cấp đủ oxy từ máu, lâu ngày có thể gây hoại tử hậu môn. 
  • Bệnh trĩ tiến triển dài ngày còn có nguy cơ gây nhiễm trùng hậu môn, nặng nề hơn là có thể tạo thành nhiều ổ áp xe, nhiễm khuẩn huyết và đe doạ đến tính mạng người bệnh.

Không nhét được búi trĩ vào trong thì phải làm sao?

Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu và thực hiện cách nhét búi trĩ vào trong, hãy lưu ý tới một số điều sau đây: 

  • Biện pháp này chỉ có hiệu quả với người bị trĩ nội vì vị trí ban đầu của búi trĩ là ở phía trên đường lược, bên trong hậu môn.
  • Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại thì không nên cố chấp đẩy búi trĩ lên, bởi vị trĩ nó hình thành nằm bên ngoài hậu môn. Nếu cứ cố tình nhét búi trĩ vào trong có thể gây nên tổn thương, khiến người bệnh thấy vô cùng đau đớn và tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.
  • Trường hợp trĩ chuyển sang độ 4 với các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh không nên cố nhét búi trĩ trở lại hậu môn vì rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng đau nặng nề hơn.

Cách trị bệnh trĩ đáng tin cậy hiện nay được giới chuyên gia khuyến nghị cho người bệnh là HCPT II. Đây là kỹ thuật hiện đại, được áp dụng điều trị thành công cho nhiều người bệnh bởi các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Vừa rồi là những điều cần biết về cách nhét búi trĩ vào trong, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới tổng đài hỗ trợ 0243.9656.999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối