Cây rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có thật sự hiệu quả?
Bài viết có ích: 414 lượt bình chọn
Cây rau mồng tơi chữa bệnh trĩ là một trong những thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện tại nhà. Vậy bạn đã từng áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng mồng tơi bao giờ chưa? Nếu chưa bạn hãy tìm hiểu và thử áp dụng tại nhà vì mẹo dân gian này được nhiều người ca ngợi.
Lợi ích rau mồng tơi trong điều trị bệnh trĩ
Mồng tơi là loại rau quen thuộc với người Việt, dễ gieo trồng quanh năm, được dùng chế biến món ăn khác nhau. Hạt mồng tơi chín có màu tím đậm dùng làm xôi, làm bánh thay cho màu thực phẩm.
Ngoài việc dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, cây rau mồng tơi chữa bệnh trĩ còn được áp dụng khá phổ biến với ưu điểm vượt trội là tiết kiệm chi phí, an toàn vì thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên.
Rau mồng tơi điều trị bệnh trĩ
Rau mồng tơi có tính mát, vị ngọt, chút chua, có tác dụng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, loại rau này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm sưng, nhanh lành vết thương,...
Các thành phần dinh dưỡng trong rau mồng tơi giúp điều trị bệnh trĩ:
- Hàm lượng chất xơ lớn, ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp nhuận tràng,...
- Hàm lượng chất sắt cao. Rất cần thiết cho bệnh nhân thường xuyên đại tiện ra máu có thể bổ sung lượng máu bị mất trước đó.
- Mồng tơi chứa nhiều vitamin B3, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lở loét, sưng viêm, giúp búi trĩ ổn định hơn,...
Các triệu chứng bệnh trĩ như ngứa, đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện ,... Khi sử dụng lá mồng tơi giúp giảm cảm giác khó chịu, đại tiện dễ dàng hơn.
Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân trĩ có thể dùng lá mồng tơi hàng ngày. Vì loại rau này không độc hại, không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị trĩ nặng, nên có biện pháp can thiệp y khoa để tránh chuyển biến xấu.
3 cách chữa bệnh trĩ từ rau mồng tơi phổ biến
Cây rau mồng tơi chữa bệnh trĩ dù thuộc mẹo dân gian nhưng được áp dụng khá phổ biến. Rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ, vitamin B3, cùng nhiều dưỡng chất có khả năng hạn chế tổn thương ở búi trĩ, phòng chống táo bón,... Dưới đây là 3 cách chữa bệnh trĩ từ mồng tơi bạn nên tham khảo.
1. Dùng mồng tơi đắp trực tiếp lên búi trĩ
Đắp rau mồng tơi vào hậu môn bị sưng, viêm giúp cầm máu, giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy,... do bệnh trĩ gây ra.
Nguyên liệu:
- Rau mồng tơi (10g)
- Muối hạt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mồng tơi
- Ngâm 10g lá mồng tơi vào nước muối pha loãng nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn
- Sau 15 – 20 phút vớt lá mồng tơi, rửa lại với nước sạch để cho ráo nước
- Giã nát lá mồng tơi, cho thêm ít muối vào trộn đều
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng sưng, viêm
- Cố định qua đêm bằng băng gạc, giúp dưỡng chất thấm sâu và phát huy tác dụng
Bài thuốc dân gian này người bệnh có thể áp dụng hàng ngày, đặc biệt buổi tối. Hạn chế đi lại khi đắp thuốc để tránh bã thuốc rơi rớt, vấy bẩn quần áo, đồ vật gia đình.
2. Chế biến món ăn từ lá mồng tơi chữa bệnh trĩ
Mồng tơi là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt, đặc biệt có người mắc bệnh trĩ. Với nhiều thành phần tốt, nhuận tràng, người bệnh trĩ có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng trong quá trình chữa bệnh.
Rau mồng tơi nấu tôm
Nguyên liệu:
- Rau mồng tơi
- Tôm tươi, khoảng 200 – 300g
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Nhặt sạch rau đem rửa sạch, thái nhỏ
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, giã dập vừa phải
- Phi thơm hành, cho tôm vào chảo và đảo đều cho thịt tôm gần chín
- Đổ nước lọc vào đun sôi
- Cho lá mồng tơi đã thái nhỏ vào, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
- Ăn chung với cơm trắng, ăn khi canh còn nóng ấm
3. Uống nước lá mồng tơi trị bệnh trĩ
Cây rau mồng tơi chữa bệnh trĩ bằng cách uống nước giúp dưỡng chất phát huy tối đa hiệu quả. Phương pháp này giúp đào thải độc tố từ sâu bên trong, ngăn ngừa táo bón, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng,...
Nguyên liệu:
- Rau mồng tơi (20g)
- Muối hạt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mồng tơi
- Ngâm 20g lá mồng tơi với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn
- Sau 15 – 20 phút vớt rau mồng tơi ra, rửa lại với nước sạch, để ráo
- Giã nát mồng tơi cho nhuyễn, cho thêm 100ml nước vào trộn đều
- Dùng vải mùng sạch chắt lấy nước
- Uống phần nước thuốc ngay khi chắt, tránh để lâu nước thuốc hư
- Có thể tận dụng phần bã đắp lên hậu môn viêm, sưng
- Uống nước thuốc mồng tơi mỗi ngày 1 lần, sau 4 – 5 ngày triệu chứng thuyên giảm.
Ngoài chế biến thành món ăn, uống nước, rau mồng tơi có thể đem luộc, xào chung với các loại thịt. Bởi thực tế, không phải ai cũng uống được nước lá mồng tơi giã nhuyễn.
Cây mồng tơi chữa bệnh trĩ có triệt để?
Cây rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có tác dụng chậm. Người bệnh cần kiên trì theo dõi tình trạng bệnh, không lạm dụng quá nhiều. Bởi mồng tơi tính mát, giải nhiệt nhưng ăn thường xuyên số lượng lớn có thể gây bội thực, chảy máu mũi, phân lỏng,...
Mồng tơi có tác dụng giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ, tuy nhiên không thể chữa trị triệt để bệnh.
Thêm nữa, mẹo dân gian từ rau mồng tơi chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ mức độ nhẹ, búi trĩ mới nhú. Nếu bệnh chuyển nặng như lòi búi trĩ, đau rát dữ dội hậu môn,... bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế chất lượng.
Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là cơ sở y tế điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật ngoại khoa nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân.
Phòng khám áp dụng phương pháp hiện đại: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Phương pháp HCPT điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Ưu điểm:
- Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu sau thủ thuật cắt búi trĩ
- Vết thương nhỏ nhờ áp dụng xâm lấn tối thiểu. Từ đó thời gian lành vết thương nhanh, không để lại sẹo xấu mất thẩm mỹ
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp so với việc áp dụng phương pháp truyền thống
- Thuốc đông y nhuận tràng, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng,...
Không chỉ áp phương pháp điều trị hiệu quả cao, phòng khám còn hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, có tâm với nghề,...
- Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Trưởng khoa Ngoại bệnh viện Việt Đức.
Ngoài ra, sau thủ thuật cắt trĩ, bác sĩ của phòng khám còn khuyến cáo bệnh nhân chăm sóc vết thương đúng cách giúp nhanh lành,... Cụ thể:
- Chú ý vấn đề vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách bằng nước ấm để tránh tình trạng vết thương nhiễm khuẩn.
- Uống đủ nước ngày 2 – 2.5 lít nước và ăn uống khoa học giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
- Tuyệt đối không lạm dụng ăn nhiều đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt,... Không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... Không hút thuốc lá.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi,...
Cây rau mồng tơi chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian khá phổ biến, dễ dàng thực hiện tại nhà. Với nguồn nguyên liệu thiên nhiên, giá rẻ, có lợi cho sức khỏe,... rau mồng tơi thật sự là dược liệu quý cho mọi nhà. Tuy nhiên, nên sử dụng cẩn thận, tránh lạm dụng quá mức khiến bệnh chuyển biến nặng thêm. Nếu áp dụng phương pháp trên không thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?