Chấn thương niệu đạo và tất tần tật những vấn đề cần biết

Điểm trung bình: 4.8/5
Bài viết có ích: 350 lượt bình chọn

Chấn thương niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau và đây được coi là một cấp cứu ngoại khoa. Dù rằng tình trạng này chưa đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh tuy nhiên nó lại có khả năng để lại các di chứng khôn lường nếu không điều trị kịp thời. Vậy để được hiểu rõ hơn về tình trạng niệu đạo bị chấn thương cũng như về cách chữa hiệu quả, mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết chia sẻ dưới đây như sau.

Chấn thương niệu đạo xảy ra do những nguyên nhân nào?

Chấn thương niệu đạo là tình trạng tổn thương ở niệu đạo do áp lực, tác động từ yếu tố bên ngoài gây nên. Như chúng ta cũng biết thì niệu đạo có vai trò dẫn lưu nước tiểu từ ở bàng quang ra bên ngoài cơ thể, ở nam giới cơ quan này còn là nơi dẫn tinh dịch trong mỗi lần xuất tinh sau quan hệ. 

  • Ở nam giới, niệu đạo có chiều dài khoảng từ 14 - 16 cm, được chia thành niệu đạo trước ( dài từ 10 - 12 cm) và niệu đạo sau ( dài từ 4,5 - 5 cm)
  • Ở nữ giới thì niệu đạo chính là ống dài từ 3 - 5 cm, gồm có niệu đạo màng và niệu đạo tuyến tiền liệt

Những tổn thương này sẽ được phân chia theo từng vị trí, cụ thể như sau:

  • Chấn thương ở niệu đạo trước: chấn thương này thường xảy ra là do vấn đề quan hệ tình dục hoặc do tai nạn giao thông, do trượt ngã hay do sự tác động từ các vật cứng đến tầng sinh môn, do  thực hiện các thủ thuật nong niệu đạo, đặt thông niệu đạo, nội soi niệu đạo,...
  • Chấn thương ở niệu đạo sau: chấn  thương xảy ra do những nguyên nhân gián tiếp. Ở nam giới, tổn thương niệu đạo sau gây rách 1 phần hoặc có thể rách hoàn toàn niệu đạo dưới tuyến tiền liệt. Nguyên nhân xác định là do khung xương chậu vỡ, đa chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc 1 số trường hợp khác có thể là do nội soi tiết niệu, cắt tuyến tiền liệt tận căn, đặt thông niệu đạo).

Chấn thương ở nữ giới hiếm gặp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra, những nguyên nhân này được xác định thường là do bị gãy xương chậu, do  quá trình chuyển dạ hay do vùng gần âm đạo bị chấn thương. 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Nhận biết chấn thương niệu đạo qua những dấu hiệu nào?

Chấn thương niệu đạo gây ra rất nhiều biểu hiện bất thường khác nhau và những biểu hiện thường gặp đó như là:

  • Chảy máu miệng sáo: biểu hiện này sẽ thấy đầu tiên khi chấn thương xảy ra, có thể dựa trên triệu chứng này để chẩn đoán xác định.
  • Bí tiểu: dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm hoặc muộn khi niệu đạo bị gián đoạn lưu thông, nếu chấn thương gây đứt niệu đạo hoàn toàn dấu hiệu này sẽ xuất hiện sớm
  • Tụ máu: dưới cơ, dưới da xuất hiện tình trạng tích tụ máu dẫn tới bầm tím và phù nề. Dấu hiệu này có thể thấy sớm sau tổn thương ở tầng sinh môn, ở da bìu cánh bướm. Chấn thương ở niệu đạo sau thường gây tụ máu ở vùng bẹn, vùng mặt đùi trong, vùng quanh lỗ hậu môn
  • Biểu hiện toàn thân: gây sốc, nhiễm khuẩn. 
  • Biểu hiện khác: 2 chi dưới vận động kém ( không đi lại, đứng dậy được), đau vì vỡ xương chậu, sờ thấy đầu xương gãy,...

Bất cứ ai khi nhận thấy bản thân gặp phải các biểu hiện trên đây cũng nên chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt. Niệu đạo khi bị chấn thương nếu không được điều trị kịp thời hoặc không được điều trị tốt sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo, rò tầng sinh môn, thậm chí là gây suy thận,...

Một số loại chấn thương niệu đạo thường gặp nhất

Chấn thương niệu đạo gồm nhiều dạng khác nhau, tùy thuốc vào từng trường hợp, từng nguyên nhân mới xác định được đó là loại chấn thương nào, cụ thể như sau:

1. Chấn thương tại niệu đạo trước

Niệu đạo trước bao gồm niệu đạo tầng sinh môn, niệu đạo dương vật nằm trong vật xốp. Khi chịu tác động ngoại lực mạnh hay trọng lượng  cơ thể dồn xuống vùng xương mu đã làm cho tầng sinh môn chịu sức ép giữa vật cứng với bờ dưới xương mu dẫn tới tổn thương niệu đạo trước. Sự tổn thương này dễ để lại sẹo tại niệu đạo, gây chặn dòng nước tiểu

2. Chấn thương tại niệu đạo sau

Niệu đạo sau bị chấn thương xảy ra với các trường hợp:

  • Tai biến vỡ xương chậu: rách khớp mu, vỡ ngành ngồi - mu hay mu - chậu, rách cân đáy chậu giữa. Xương mu khi bị gãy và đè lên làm vỡ tuyến tiền liệt, gây tổn thương niệu đạo
  • Vỡ bàng quang dẫn tới rách/ đứt niệu đạo sau

3. Dập niệu đạo

Chấn thương dập niệu đạo thường sẽ không gây ảnh hưởng tới khả năng lưu thông ở niệu đạo, chấn thương này thường chỉ xảy ra ở 1 phần của thành ống niệu đạo. 

4. Đứt niệu đạo

Ống niệu đạo bị đứt, 2 đầu niệu đạo di lệch, không còn sự lưu thông từ bàng quang dẫn ra ngoài. Đứt niệu đạo có khả năng gây nhiễm trùng niệu, lan rộng tới vùng đáy chậu và làm ảnh hưởng đến chức năng hệ tiết niệu. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản, đời sống sinh hoạt của người bệnh

5. Gấp khúc niệu đạo

Đây là loại chấn thương khá hiếm gặp, hậu quả khi gặp phải chấn thương nặng. Với những trường hợp này sẽ không xuất hiện dấu hiệu chảy máu đầu miệng sáo.

[Shortcode bác sĩ Tùng]

 

Phương pháp điều trị chấn thương niệu đạo

Chấn thương niệu đạo trong trường hợp nếu không được điều trị đúng cách kịp thời sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng về cơ quan sinh dục và đường tiết niệu. Đối với việc điều trị tổn thương niệu đạo, cần tuân thủ theo nguyên tắc chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh và cầm máu, xử lý ổ máu tụ, lưu dẫn nước tiểu kết hợp lưu thông niệu đạo.

1. Phục hồi lưu thông niệu đạo không phẫu thuật

  • Phẫu thuật 1: Tiến hành khâu tổn thương và dẫn lưu bàng quang. Trên nòng plastic hoặc foley kết hợp đặt nòng niệu đạo để niệu đạo tự liền
  • Phẫu thuật 2: Chỉ định với những trường hợp sốc nặng, không thực hiện phẫu thuật kéo dài được. Đầu tiên cần dẫn lưu bàng quang trên vùng xương mu sau đó từ 7 - 30 ngày phục hồi sẽ  tiến hành tạo hình niệu đạo

2. Phục hồi lưu thông niệu đạo phẫu thuật

Với những bệnh nhân bị chấn thương dập niệu đạo thường điều trị thông tiểu qua niệu đạo, lưu sonde trong 7 - 10 ngày. Kết hợp băng ép và chườm lạnh vùng sinh môn, dùng kháng sinh. Tiếp đó rút sonde và nong niệu đạo. Người bệnh cần tái khám để kiểm tra có xảy ra biến chứng hẹp niệu đạo hay không

3. Phác đồ điều trị đứt niệu đạo

Với những trường hợp bị đứt niệu đạo sẽ được chỉ định điều trị:

  • Dẫn lưu bàng quang xương mu
  • Lấy tụ máu tầng sinh môn
  • Đặt nong niệu đạo kín
  • Nong niệu đạo sau 3 - 4 tuần
  • Phẫu thuật tạo hình lưu thông niệu đạo

4. Phác đồ điều trị gấp khúc niệu đạo

Với những trường hợp chấn thương gấp khúc niệu đạo được chỉ định điều trị:

  • Dẫn lưu bàng quang và đặt nong niệu đạo
  • Rút nong niệu đạo sau 3 - 4 tuần
  • Phẫu thuật tạo hình niệu đạo ( tùy từng trường hợp )
  • Tái khám định kỳ

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Qua những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ về những vấn đề liên quan tới chấn thương niệu đạo. Hy vong đã mang đến các kiến thức hữu ích để bạn đọc có thể trang bị cho bản thân. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối