Cơ thắt niệu đạo và những thông tin cần biết

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 75 lượt bình chọn

Cơ thắt niệu đạo là một cơ có hình vòng tròn bao quanh niệu đạo, mang nhiệm vụ thắt lại để nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài. Dưới đây là chia sẻ các thông tin về cơ thắt niệu đạo cũng như một số bệnh lý có liên quan đến phần cơ này.

Cơ thắt niệu đạo là gì? 

Khi tiểu tiện, bàng quang đào thải nước tiểu thông qua niệu đạo ra khỏi cơ thể. Nước tiểu đi qua cổ bàng quang cùng một phần niệu đạo được bao quanh bởi tuyến tiền liệt, gọi là niệu đạo tuyến tiền liệt. Lần lượt các phần tiếp theo gọi là niệu đạo màng và chứa một nhóm cơ, được gọi là cơ thắt niệu đạo. 

1. Cơ thắt niệu đạo ngoài 

Cơ thắt niệu đạo ngoài hay còn gọi là cơ thắt niệu đạo màng, bao quanh toàn bộ chiều dài niệu đạo màng, bao bọc bởi cơ hoành tiết niệu sinh dục. 

Các sợi cơ bên ngoài được tính từ chỗ nối xương mu dưới đến xương chậu, có chiều dài 1,25 - 2cm. Cơ thắt ngoài cong qua phía trước niệu đạo cùng tuyến hành niệu đạo, bao xung quanh niệu đạo các sợi cơ tạo thành vòng tròn liên tục quanh niệu đạo màng. 

Chức năng: Duy trì khả năng kiểm soát nước tiểu, kết hợp cùng cơ thắt niệu đạo trong chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh tự chủ, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng rò rỉ nước tiểu.

Việc đi tiểu xuất phát từ sự thư giãn mang tính tự nguyện của cơ thắt ngoài niệu đạo, tiến hành ức chế tế bào thần kinh soma trong nhân Onuf. Tín hiệu được phát sinh từ trung tâm tiểu tiện tại cầu não, thông qua đường dẫn truyền lưới tuỷ sống. Khi xuất tinh, cơ thắt ngoài sẽ mở ra và cơ thắt trong sẽ đóng lại. 

2. Cơ thắt niệu đạo trong

Cơ thắt niệu đạo trong là phần cơ thắt lỗ niệu đạo trong, nằm ở vị trí chỗ nối niệu đạo bàng quang và tiếp với với cơ thắt niệu đạo ngoài. Tuy vậy, về mặt giải phẫu cũng như chức năng thì sẽ hoàn toàn độc lập với phần cơ thắt ngoài. 

Cơ thắt trong của niệu đạo bao gồm cơ trơn, do đó phần cơ này chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh trung tự chủ và cụ thể chính là hệ thần kinh giao cảm. 

Chức năng: Cơ thắt niệu đạo trong đóng vai trò chính trong việc duy trì kiểm soát nước tiểu, có chung nhiệm vụ với cơ thắt niệu đạo ngoài. Ngoài ra, nhóm cơ thắt trong cũng có nhiệm vụ ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu vì chúng có thể cơ thắt mạnh mẽ nhờ các sợi giao cảm di chuyển qua đám rối thần kinh bàng quang và đám rối hạ vị dưới. Cụ thể được kiểm soát bởi các dây thần kinh hạ vị thông qua thụ thể adrenergic alpha-1.

Khi tiểu tiện, tế bào thần kinh tiền hạch bị ức chế qua các tín hiệu xuất phát từ trung tâm tiểu tiện cầu não, dẫn truyền theo lưới tuỷ sống xuống cho phép nhóm cơ thư giãn. Khi xuất tinh, cơ thắt niệu đạo trong đóng lại nhằm ngăn ngừa tình trạng trào ngược tinh dịch vào bên trong bàng quang (còn gọi là bệnh lý xuất tinh ngược dòng). 

Cơ thắt niệu đạo trong liên quan trực tiếp đến khả năng cương cứng dương vật. Chúng chịu sự kiểm soát không tự nguyện do đó nhiều ý kiến cho rằng nhóm cơ này có liên quan đến chứng đái dầm. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

Các bệnh lý liên quan đến cơ thắt niệu đạo 

Khi cơ thắt niệu đạo bị tổn thương có thể gây ra nhiều bệnh lý/ tình trạng gây ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện, sức khoẻ và cuộc sống. Một số bệnh lý liên quan đến nhóm cơ thắt niệu đạo thường gặp bao gồm: 

Tiểu tiện mất kiểm soát

Là hiện tượng một người không còn kiểm soát được khả năng tiểu tiện, khiến nước tiểu thoát ra ngoài không theo ý muốn. Chứng tiểu tiện mất kiểm soát gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, cần sớm được điều trị.

Triệu chứng nhận biết: 

  • Nước tiểu bị rò rỉ ngoài ý muốn, gây ẩm ướt quần lót, thậm chí còn gây ướt quần mặc bên ngoài. 
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Cảm giác đau, khó chịu khi tiểu tiện.

Tiểu tiện mất kiểm soát được chia thành 3 loại, trong đó tiểu tiện mất kiểm soát khi gắng sức xảy ra có thể do sự tổn thương trực tiếp tại cơ thắt niệu đạo hoặc các tổn thương phần mềm quanh cơ thắt niệu đạo. 

Rối loạn chức năng cơ thắt

Rối loạn cơ thắt bàng quang niệu đạo là hậu quả của các bệnh lý thần kinh (chấn thương cột sống, đa xơ cứng…) gây gián đoạn lên quá trình điều hoà phản xạ tiểu tiện của hệ thần kinh trung ương. Từ đó gây sự mất phối hợp giữa cơ thắt niệu đạo ngoài và cơ thắt bàng quang. 

Trong chức năng của hệ tiết niệu bình thường, hai nhóm cơ trên riêng biệt, độc lập với nhau nhưng khi hoạt động sẽ phối hợp với nhau. Tuy nhiên, khi bị rối loạn, thay vì thư giãn thì cơ thắt niệu đạo lại co thắt không đồng bộ gây gián đoạn dòng chảy, đồng thời làm gia tăng áp lực lên bàng quang. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Trên đây là những thông tin được chia sẻ về cơ thắt niệu đạo. Nếu thông tin trong bài viết chưa cung cấp vấn đề bạn muốn biết, có thể liên hệ ngay đến hotline hoặc để lại câu hỏi tại tổng đài tư vấn để nhanh chóng được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối