Đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bài viết có ích: 760 lượt bình chọn
Đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu là một trong những biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa thường gặp, khiến nhiều chị em vô cùng lo lắng. Không biết tình trạng này nguyên nhân do đâu và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản không. Dưới đây là giải đáp chi tiết nguyên nhân dùng thuốc đặt phụ khoa bị ra máu cũng như cách khắc phục hiệu quả dành cho chị em.
Một số biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa điển hình
Đặt thuốc phụ khoa là một phương pháp chữa viêm nhiễm phụ khoa được nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình đặt thuốc phụ khoa lại xảy ra nhiều hiện tượng khiến chị em lo lắng, không biết đây được xem là bình thường hay bất thường.
Đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu là một hiện tượng có thể gặp phải sau khi đặt thuốc. Ngoài ra, một số hiện tượng thường gặp khác có thể kể đến bao gồm:
- Đặt thuốc phụ khoa bị đau bụng
- Đặt thuốc phụ khoa bị chảy ra ngoài
- Đặt thuốc phụ khoa bị ra dịch vàng, hồng, chảy nước…
Nguyên nhân đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu
Thuốc đặt phụ khoa chứa các hoạt chất điều trị vi khuẩn, nấm men gây bệnh. Về nguyên lý điều trị thì các loại thuốc này sẽ không gây chảy máu âm đạo. Vậy nguyên nhân khiến việc đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu là do đâu?
1. Đặt thuốc không đúng thời điểm
Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu có thể do chị em đặt thuốc không đúng thời điểm gây ra. Cụ thể, chị em đặt thuốc vào thời gian trước hoặc sau kỳ nguyệt san thì có thể thấy máu chảy ra kèm theo bã thuốc, đây thực chất là máu kinh nên chị em không cần quá lo lắng.
2. Trong thời gian đang đặt thuốc thì phát sinh quan hệ
Dùng viên đặt phụ khoa bị ra máu có có thể do chị em quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc.
Việc quan hệ tình dục trong thời điểm này không những làm gia tăng mức độ viêm nhiễm mà còn khiến âm đạo dễ bị chảy máu. Bên cạnh đó, việc không kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc còn làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc và tăng nguy cơ tái phát bệnh.
3. Âm đạo bị tổn thương
Dùng thuốc đặt phụ khoa bị ra máu còn có thể do âm đạo của chị em đang bị tổn thương. Niêm mạc âm đạo vốn nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Trước khi đặt thuốc, chị em cần tìm hiểu thật kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi đặt viên phụ khoa vào âm đạo phải hết sức cẩn thận để hạn chế những va chạm, cọ xát làm âm đạo bị chảy máu.
4. Đặt thuốc không đúng cách
Viên đặt phụ khoa có nhiều loại, kích cỡ và hình thù. Do đó, việc đặt thuốc đòi hỏi kỹ thuật phải khéo léo, nếu đưa thuốc vào âm đạo sai cách trong khi viên thuốc lớn có thể làm rách niêm mạc, tổn thương và dẫn đến chảy máu.
Bên cạnh đó, thuốc đặt phụ khoa thường gồm 2 loại viên nén cứng và viên trứng dạng gel. Nếu sử dụng viên nén cứng, nếu đặt thuốc luôn và không làm mềm trước thì viên thuốc có thể làm niêm mạc âm đạo tổn thương và chảy máu do vỏ ngoài góc cạnh và cứng.
Cách đặt thuốc đúng là khi thuốc được đưa thuận lợi vào âm đạo ở vị trí sâu cách 2-3cm. Trước tiên, chị em cần làm ẩm viên thuốc cứng khoảng 20 giây trong nước, sau đó đưa thuốc vào đúng chiều để thuốc có thể dễ dàng cố định vào thành âm đạo, không bị rơi ra và gây chảy máu.
Trong trường hợp đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu thì chị em cũng không nên quá hoang mang, hãy từ từ điều chỉnh lại cách thực hiện cho phù hợp.
5. Tổn thương tại cổ tử cung
Những tổn thương tại cổ tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung…cũng đều có thể gây tình trạng ra máu sau khi đặt thuốc phụ khoa.
Trong trường hợp này, chị em cần sắp xếp đi khám bác sĩ và điều trị dứt điểm tình trạng bệnh để ngăn ngừa chảy máu cũng như những ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
6. Do dụng cụ đặt thuốc hay móng tay quá dài
Đặt thuốc phụ khoa ra ít máu có thể do móng tay quá dài gây xước niêm mạc âm đạo.
Ngoài ra, khi đặt thuốc phụ khoa sẽ cần dùng dụng cụ đưa thuốc vào bên trong. Việc sử dụng dụng cụ đặt thuốc sai cách cũng có thể khiến âm đạo bị chảy máu.
7. Thuốc làm thay đổi estrogen
Nguyên nhân đặt thuốc phụ khoa ra máu còn có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Thuốc đặt âm đạo có thể làm rối loạn nội tiết tố, từ đó gây phản ứng phụ là rong kinh, xuất huyết âm đạo nhưng tình trạng này không quá phổ biến.
Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu khi mang thai có đáng lo?
Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy mẹ bầu đặt thuốc phụ khoa nhưng bị ra máu có nguy hiểm không?
Trên thực tế, viên đặt âm đạo chỉ tác động đến vùng âm đạo đang bị viêm nhiễm và hoàn toàn không ảnh hưởng đến khu vực khác. Do vậy, việc đặt thuốc bị ra máu có thể quá trình thực hiện chưa đúng, mẹ bầu không cần quá hoang mang vì thuốc sẽ không gây ảnh hưởng nào đến thai nhi.
Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn không biết ra máu hồng khi đặt thuốc phụ khoa là do đâu thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra cụ thể.
Đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu phải làm sao?
Theo chia sẻ của các bác sĩ phụ khoa, chị em khi đặt viên phụ khoa ra máu thì cần hết sức bình tĩnh, nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Thường xuyên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, phù hợp để vệ sinh “vùng tam giác”, có thể pha nước muối loãng để vệ sinh, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Thay đổi liệu trình: Ra máu khi đặt thuốc viêm phụ khoa có thể do liệu trình điều trị không phù hợp thể trạng. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để đưa ra liệu trình phù hợp hơn.
- Đặt thuốc đúng cách: Xem xét lại cách đặt thuốc có đúng hướng dẫn của bác sĩ không và lưu ý cần loại trừ những nguyên nhân gây chảy máu đã nêu trên.
Lời khuyên khi sử dụng thuốc đặt viêm phụ khoa
Để hạn chế những biểu hiện bất thường gây lo lắng, hoang mang, đặc biệt là hiện tượng đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu dưới đây là một số khuyến cáo của bác sĩ mà chị em cần lưu ý:
- Bảo quản thuốc đặt ở nơi thoáng mát để tránh làm thuốc bị tan chảy. Chị em có thể bảo quản thuốc trong tủ lạnh hoặc có thể trao đổi với bác sĩ nếu không biết cách bảo quản.
- Viên đặt có thể bị tuột ra do dịch tiết âm đạo, do đó chị em có thể dùng miếng lót sau khi đặt thuốc để cố định và hạn chế tình trạng đặt thuốc bị chảy ra ngoài.
- Trong khi đặt thuốc, có thể sử dụng bao tay y tế hoặc bao ngón tay để giữ vệ sinh và để tránh móng tay làm tổn thương niêm mạc âm đạo.
- Hạn chế vận động mạnh hoặc luyện tập thể thao quá sức trong khoảng 1 giờ sau đặt thuốc. Tốt hơn hết, chị em nên nằm yên một vị trí trong âm đạo và đặt thuốc vào buổi tối trước lúc đi ngủ.
- Không sử dụng vaseline hay các sản phẩm tương tự để bôi trơn thuốc đặt. Việc này sẽ càng làm gia tăng mức độ viêm nhiễm vì vaseline không được khuyến cáo dùng cho vùng kín.
- Để bảo quản thuốc cần để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em.
Đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu do nhiều nguyên nhân, chị em cần hết sức chú ý để có hướng khắc phục và thăm khám kịp thời. Nếu còn thắc mắc chị em có thể liên hệ ngay số hotline 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp cụ thể.
- Thuốc chữa viêm phụ khoa liệu có thực sự an toàn
- Tham khảo các cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả được chuyên gia khuyến nghị
- Que thử viêm nhiễm phụ khoa có tốt không? [Giải đáp chi tiết]
- Cách đặt thuốc viêm phụ khoa và những lưu ý khi sử dụng
- [Sự thật] Cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi có hiệu quả không?
- Tổng hợp cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà - Đâu là cách chữa dứt điểm?