Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ: Nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 66 lượt bình chọn

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ cũng giống như dấu hiệu bệnh trĩ nói chung. Điều quan trọng nhất, chị em cần nắm rõ các dấu hiệu này để nhận biết sớm, điều trị hiệu quả ngay từ đầu để mang lại hiệu quả cao và ngăn ngừa các biến chứng. Vậy nhận biết các dấu hiệu bị bệnh trĩ ở phụ nữ như thế nào, cách điều trị ra sao cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Nhận biết ngay các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ

Bệnh trĩ ở nữ giới và nam giới không có sự khác biệt, đều có những biểu hiện chung. Vậy nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ như thế nào?

1. Dấu hiệu bị bệnh trĩ ở phụ nữ - Đại tiện ra máu

Dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở bệnh trĩ. Khi có dấu hiệu này,. người bệnh nên đi thăm khám chuyên khoa, vì đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác như ung thư hậu môn trực tràng, nứt kẽ hậu môn hay polyp hậu môn.

Ở giai đoạn đầu, đi ngoài ra máu xảy ra ở trĩ nội chủ yếu, máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh khi đại tiện. Bệnh càng nặng, lượng máu chảy càng nhiều có thể thành tia, thành giọt dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao…

2. Dấu hiệu phụ nữ bị bệnh trĩ - Tức nặng, đau rát hậu môn

Búi trĩ hình thành gây cảm giác tức nặng, cộm vướng và khó chịu, nhất là trường hợp bị trĩ ngoại. Cảm giác đau sẽ tăng lên theo cấp độ bệnh, không chỉ lúc đi đại tiện mà cả lúc đi lại vận động, đứng lên ngồi xuống hay khi mang vác vật nặng. 

Đặc biệt, khi trĩ biến chứng thành trĩ huyết khối sẽ gây cảm giác đau dữ dội. Trĩ ngoại huyết khối đau đớn hơn trĩ nội huyết khối cùng nguy cơ vỡ búi trĩ nếu không sớm thăm khám và điều trị. 

3. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ - Sa búi trĩ 

Búi trĩ bắt đầu sa xuống hậu môn từ cấp độ 2. Ở nữ giới, búi trĩ bị sa chủ yếu ở khu vực tiếp nối tầng sinh môn và cửa hậu môn. Búi trĩ sa ra ngoài cọ xát với phân hoặc quần áo gây chảy máu, sưng lên gây đau đớn khó chịu. Ở trường hợp nặng, búi trĩ sa xuống không thể co lên được dù có tác động lực.

4. Dấu hiệu mắc bệnh trĩ ở phụ nữ - Ngứa ngáy hậu môn 

Búi trĩ sa ra ngoài chảy nhiều dịch khiến hậu môn luôn ẩm ướt, khó chịu. Tình trạng này có thể khiến hậu môn bị kích ứng, ngứa ngáy và viêm nhiễm. Ở nữ giới, viêm nhiễm có thể lây lan sang vùng sinh dục dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

5. Dấu hiệu mắc trĩ ở phụ nữ - Táo bón/ tiêu chảy kéo dài

Người mắc bệnh trĩ thường bị táo bón hoặc bị tiêu chảy kéo dài, do áp lực của búi trĩ gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và tống phân ra ngoài.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ nguy hiểm như thế nào? 

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ không thể tự khỏi được mà cần phải tiến hành điều trị. Việc chậm trễ điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Thiếu máu mãn tính: Bệnh trĩ gây đại tiện ra máu, lượng máu mất càng nhiều khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu, lâu dần gây tình trạng mãn tính, cơ thể xanh xao mệt mỏi, ngất xỉu…
  • Gây viêm nhiễm phụ khoa: Búi trĩ sa ra ngoài chảy dịch gây viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến viêm phụ khoa, do vùng kín nữ giới nằm ngay sát lỗ hậu môn.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng: Nữ giới bị bệnh trĩ ảnh hưởng đến đời sống tình dục, trĩ gây đau đớn khó chịu, chị em cảm thấy tự ti suy giảm ham muốn. 
  • Ung thư hậu môn trực tràng: Biến chứng nặng nề của bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm. Tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm lâu ngày cùng môi trường hậu môn không sạch sẽ hình thành các tế bào ác tính, gây nên bệnh ung thư hậu môn trực tràng.

[Shortcode bác sĩ Tùng]

 

Cách điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ hiệu quả hiện nay

Như đã chia sẻ, các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ cần được điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng. Vậy cách điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ như thế nào? 

1. Thuốc chữa bệnh trĩ ở phụ nữ

Thuốc chữa bệnh trĩ sẽ được bác sĩ chỉ định với trường hợp bệnh trĩ nhẹ (cấp độ 1-2) chưa xảy ra biến chứng. Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn như thuốc đặt hậu môn, thuốc bôi, thuốc làm bền thành mạch…

  • Các loại thuốc trị bệnh trĩ: Thuốc trị táo bón, thuốc giảm đau, thuốc trị viêm, thuốc chống ngứa. Thuốc chữa bệnh trĩ chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh gây tác dụng phụ đáng tiếc.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chị em cũng cần thay đổi chế độ ăn uống giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn và ngăn ngừa tái phát. Nên bổ sung chất xơ thông qua rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước….
  • Tăng cường vận động: Người mắc bệnh trĩ nên thường xuyên luyện tập vận động để phòng chống táo bón và hạn chế tái phát sau này. 

2. Điều trị ngoại khoa 

Can thiệp phẫu thuật cắt trĩ được chỉ định với trường hợp bệnh trĩ nặng (độ 3-4), đã dùng thuốc nhưng không khỏi hoặc trường hợp bệnh trĩ đã kèm theo biến chứng sa nghẹt, tắc mạch…

Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt trĩ được áp dụng, tuy nhiên nên cân nhắc lựa chọn các phương pháp hiện đại ít đau, hạn chế chảy máu, hạn chế biến chứng và giảm nguy cơ tái phát.

  • Phương pháp Milligan Morgan: Phương pháp mổ mở kinh điển, ít tái phát sau mổ nhưng gây đau đớn kéo dài, vết thương lớn dẫn đến khả năng hồi phục chậm hơn, mất nhiều thời gian hơn. 
  • Phương pháp Longo: Phương pháp sử dụng đồng thời máy cắt - khâu nối. Phẫu thuật kéo búi trĩ về vị trí bình thường, cắt - khâu mạch máu nuôi búi trĩ khiến búi trĩ teo nhỏ lại. Ưu điểm ít đau sau mổ, tỷ lệ tái phát thấp, chi phí mổ cao. 
  •  Cắt trĩ HCPT II: Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần rất ít gây đau khi mổ, vết thương nhỏ giúp hạn chế chảy máu, hạn chế tổn thương đến cơ vòng hậu môn, từ đó hạn chế tối đa các biến chứng sau mổ. 

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ nên khám ở đâu? Chị em đang tìm kiếm địa chỉ y tế chuyên khoa thăm khám bệnh trĩ uy tín thì Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là một địa chỉ không nên bỏ qua. 

Phòng khám đã được cấp phép bởi Sở Y tế, là đơn vị y tế chuyên khoa Hậu môn trực tràng uy tín. Phòng khám áp dụng điều trị bệnh trĩ bằng thuốc chuyên khoa kết hợp phẫu thuật cắt trĩ HCPT II.

Phòng khám quy tụ đội ngũ các bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, từng công tác và giữ các chức vụ quan trọng tại các bệnh viện tuyến đầu như bệnh viện Xanh pôn, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh viện Quân đội 354, bệnh viện Hữu nghị…

Phòng khám làm việc thời gian ngoài giờ hành chính (8h-20h), người bệnh có thể chủ động đặt hẹn khám theo thời gian cá nhân. Người bận rộn cũng có thể đăng ký khám ngoài giờ hành chính để không bị ảnh hưởng đến công việc cá nhân. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Trên đây là tổng hợp về các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ cũng như cách điều trị hiệu quả. Chị em có nhu cầu tư vấn và đặt hẹn khám, vui lòng gọi về điện thoại 0243.9656.999 hoặc CLICK TẠI ĐÂY.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối