7 Dấu hiệu của bệnh trĩ thường gặp và cách điều trị dứt điểm
Bài viết có ích: 891 lượt bình chọn
Dấu hiệu của bệnh trĩ khá dễ dàng để nhận biết, nhất là khi đã xuất hiện búi trĩ bên ngoài hậu môn. Các bác sĩ khuyến cáo ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa sớm, điều trị theo chỉ định ngay từ đầu. Dưới đây là tổng hợp các dấu hiệu bị bệnh trĩ thường gặp và thông tin về cách chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay.
Những dấu hiệu của bệnh trĩ dễ dàng nhận biết
Để nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ thường sẽ dựa vào triệu chứng cũng như những ảnh hưởng đến người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh trĩ giai đoạn đầu chưa rõ ràng, tuy nhiên khi búi trĩ sa xuống hậu môn sẽ có dấu hiệu rõ rệt. Người bệnh cần quan sát kỹ các dấu hiệu này để có hướng thăm khám sớm, điều trị hiệu quả, hạn chế nguy cơ tái phát.
1. Dấu hiệu bệnh trĩ - Táo bón kéo dài
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ là tình trạng táo bón, khó đại tiện kéo dài. Tình trạng này thường xuyên xảy ra, nhất là sau khi sử dụng đồ ăn cay nóng, chất kích thích thì sẽ càng rõ rệt hơn.
Đại tiện khó, mỗi lần phải cố gắng rặn hết sức gây đau rát và khó chịu vô cùng. Khi đại tiện xong luôn có cảm giác chưa hết phân nên luôn có cảm giác muốn đại tiện tiếp. Thậm chí, khi rặn quá mạnh còn gây chảy máu, hình thành các vết nứt hậu môn với nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
2. Dấu hiệu bị bệnh trĩ - Đi ngoài ra máu
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ và xuất hiện ở hầu hết người mắc bệnh trĩ. Dù là trĩ độ nhẹ hay nặng thì dấu hiệu này vẫn thường xảy ra.
Búi trĩ hình thành và dần sưng to lên, khi gặp ma sát với phân sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Ở cấp độ nhẹ, máu dính trên giấy hoặc trên phân, thường là máu đỏ tươi.
- Ở cấp độ nặng, máu chảy thành giọt/ bắn thành tia như cắt tiết gà, thậm chí khi đi lại, ngồi xổm hoặc vận động mạnh cũng đều thấy máu chảy.
- Trường hợp nặng, búi trĩ chảy máu đông lại gây tình trạng đi ngoài ra máu cục.
3. Dấu hiệu của bệnh trĩ - Có khối thịt thừa ở hậu môn
Còn gọi là dấu hiệu sa búi trĩ, là tình trạng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ sưng to theo thời gian sẽ sa ra ngoài hậu môn:
- Giai đoạn nhẹ búi trĩ sa ra ngoài có thể tự co vào được.
- Giai đoạn nặng, búi trĩ sa ra ngoài nhưng không tự co được nữa, phải tác động lực để đẩy lên. Trường hợp trĩ độ nghiêm trọng búi trĩ sa thường trực bên ngoài, dù có dùng lực đẩy lên cũng không được.
Búi trĩ nằm thường trực ngoài hậu môn gây tình trạng sa nghẹt, tắc mạch khiến việc đại tiện trở nên khó khăn, dễ bị nhiễm trùng hoại tử. Bệnh nhân gặp khó khăn khi đi lại, đứng ngồi, thậm chí đau đớn không thể sinh hoạt được.
4. Dấu hiệu bị trĩ - Đau rát hậu môn
Bệnh trĩ gây đau rát khó chịu, có thể kéo dài vài giờ hoặc đau dai dẳng, cảm giác đau tăng mạnh khi đại tiện và sau đại tiện, Người bệnh trĩ ngoại thường bị đau đớn hơn trĩ nội, do trĩ nội hình thành ở vùng không có dây thần kinh cảm giác nên thường sẽ ít đau hơn.
Phân khô cứng ma sát vào búi trĩ bị xung huyết, gây đau rát và sưng nề vùng hậu môn. Nặng hơn, khi búi trĩ sa ra ngoài hình thành biến chứng khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng:
- Trĩ tắc mạch: cục máu đông hình thành trong búi trĩ, bệnh nhân thường không dám ngồi ngay ngắn mà chỉ ngồi bằng một bên mông vì quá đau đớn.
- Trĩ sa nghẹt: Gây phù nề búi trĩ, thậm chí sưng rất to không đẩy lên được khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng.
5. Dấu hiệu khi bị bệnh trĩ - Chảy dịch nhầy hậu môn
Búi trĩ sa ra ngoài kèm theo hiện tượng chảy dịch nhầy khiến hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời và vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây nhiễm khuẩn, viêm nhiễm kích ứng hậu môn.
6. Dấu hiệu của bệnh trĩ - Ngứa rát hậu môn
Tình trạng chảy dịch nhầy khiến hậu môn luôn ngứa ngáy và khó chịu. Triệu chứng sẽ thường thấy hơn ở bệnh nhân trĩ ngoại do búi trĩ ngoại hình thành bên ngoài hậu môn gây cảm giác cộm vướng, ngứa ngáy.
7. Dấu hiệu bệnh trĩ nặng - Trĩ huyết khối
Bệnh trĩ giai đoạn nặng sẽ thường xuất hiện triệu chứng này, là sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch trĩ, gây đau đớn dữ dội với người bệnh. Nguyên nhân gây tình trạng này là do hệ thống tĩnh mạch trong búi trĩ phình to, máu không thể lưu thông gây tích tụ lại thành cục máu đông.
Trĩ ngoại huyết khối thường gây đau đớn hơn trĩ nội huyết khối. Cục máu đông càng lớn dẫn đến nguy cơ vỡ búi trĩ, chảy máu ồ ạt vô cùng nguy hiểm.
Dấu hiệu của bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Các chuyên gia cảnh báo, dấu hiệu của bệnh trĩ không thể tự khỏi được mà cần phải điều trị y tế. Búi trĩ không điều trị sẽ càng sưng to và sa ra ngoài, che khít lỗ hậu môn gây đau đớn và khó khăn khi đại tiện.
Việc chậm trễ điều trị bệnh trĩ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng do tình trạng viêm nhiễm, hoại tử hậu môn lâu ngày, hình thành tế bào ung thư ác tính khu vực hậu môn trực tràng.
- Búi trĩ lòi ra ngoài sưng viêm, kèm theo chảy dịch dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm thậm chí hoại tử búi trĩ.
- Sa nghẹt, tắc mạch trĩ, nguy hiểm hơn cả là hình thành trĩ huyết khối gây đau đớn dữ dội, nguy cơ vỡ búi trĩ chảy máu ồ ạt.
- Chảy máu hậu môn khiến cơ thể bị mất máu, lâu ngày gây bệnh thiếu máu mãn tính, cơ thể xanh xao, dễ ngất xỉu…
Để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ nên đi thăm khám chuyên khoa sớm, điều trị hiệu quả theo phương pháp chỉ định của bác sĩ.
Các trường hợp bệnh trĩ nhẹ, dấu hiệu mới khởi phát chưa gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày có thể được chỉ định điều trị nội khoa. Các trường hợp bệnh trĩ nặng, dấu hiệu đã nghiêm trọng, búi trĩ sưng to sa hẳn ngoài hậu môn sẽ cần điều trị ngoại khoa - cắt trĩ để điều trị.
Hiện nay, cắt trĩ là phương pháp giúp loại bỏ dứt điểm búi trĩ và điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh trĩ. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp cắt trĩ nhưng không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả mong muốn.
Các bác sĩ Trưởng Phó khoa đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng hiện nay chỉ tin tưởng áp dụng phương pháp HCPT II trong điều trị bệnh trĩ. Phương pháp được đánh giá là đột phá mới trong phẫu thuật cắt trĩ không đau. Hiệu quả cắt trĩ đạt tới 99%, giảm tối đa tỷ lệ tái phát. Sóng cao tần điều trị, không cắt trực tiếp búi trĩ nên rất ít gây đau (hoặc không đau), hạn chế tình trạng chảy máu trong và hậu phẫu, hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến chức năng sinh lý hậu môn.
Sau điều trị, duy nhất tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng người bệnh được sử dụng máy xông nhiệt tiêu viêm hậu môn giúp tăng khả năng hồi phục, rút ngắn thời gian lành vết thương, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng.
Trên đây bài viết đã tổng hợp các dấu hiệu của bệnh trĩ và gợi ý về phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn có thể liên hệ ngay về hotline 0243.9656.999 để các bác sĩ chuyên khoa nhanh chóng hỗ trợ.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?