Đi ngoài ra máu sau cắt trĩ: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Bài viết có ích: 782 lượt bình chọn
Biến chứng đi ngoài ra máu sau cắt trĩ là hiện tượng nhiều người bệnh mắc phải. Không ít bệnh nhân thắc mắc sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu có sao không? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục tình trạng này như thế nào.
Sau khi phẫu thuật trĩ, tùy từng trường hợp mà người bệnh có thể sẽ bị chảy máu nhiều hay ít. Tuy nhiên, nếu chủ quan không xử lý kịp thời thì vết mổ sẽ bị tổn thương trong thời gian dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc, suy giảm sức khỏe do thiếu máu.
Đi tìm nguyên nhân đau sau khi cắt trĩ
Đi ngoài ra máu sau cắt trĩ là một trong những biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật mổ trĩ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc hồi phục sức khỏe mà nhiều người bệnh bỏ qua. Có nhiều nguyên nhân gây nên sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu, cụ thể là:
Đi ngoài ra máu không cắt trĩ
- Chữa trĩ chưa triệt để: Phẫu thuật cắt trĩ là thủ thuật phức tạp nên cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín và có đội ngũ bác sĩ lành nghề, chuyên môn cao. Nếu vì muốn tiết kiệm mà người bệnh lại đến các cơ sở không có tên tuổi để cắt trĩ thì nguy cơ xảy ra biến chứng và nhất là chảy máu khi đi ngoài sẽ rất cao. Nguyên nhân là do búi trĩ vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, các khe hở vẫn còn tồn tại khiến việc chảy máu xảy ra liên tục mỗi khi đi ngoài.
- Do mắc các bệnh mãn tính: Những bệnh nhân đã có sẵn các bệnh mãn tính trong người như cao huyết áp, xơ gan, đái tháo đường,… thì tình trạng sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu sẽ rất dễ xảy ra do cơ chế đông máu đã bị rối loạn hoặc cản trở hệ thống tĩnh mạch hậu môn. Vì vậy, những khi gặp áp lực cao lúc đi ngoài, máu sẽ rất dễ chảy ra.
- Do táo bón: Khi mới phẫu thuật xong, lớp da ở hậu môn và niêm mạc vẫn còn chưa thể hồi phục hoàn toàn nên dễ bị tổn thương dưới bất kỳ áp lực nào. Đồng thời, vết thương còn dễ bị chảy máu nhiều hơn nếu tình trạng táo bón cứ tiếp diễn. Bởi phân khô cứng nên người bệnh cần phải dùng sức rặn, khi đó phân cọ xát với vết mổ trĩ sẽ gây chảy máu lúc đi ngoài.
- Bệnh trĩ tái phát: Dù có được phẫu thuật thì búi trĩ mới cũng rất dễ hình thành và khả năng tái phát bệnh trĩ là rất cao. Và chảy máu khi đi ngoài là hiện tượng thường gặp.
Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật trĩ
Đi ngoài ra máu sau cắt trĩ là một trong biến chứng nguy hiểm. Sau phẫu thuật trĩ là khoảng thời gian quan trọng người bệnh cần phải lưu ý chăm sóc tốt giúp quá trình hồi phục bệnh dễ dàng và không bị tái phát. Tuy nhiên có không ít trường hợp người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật trĩ nếu không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ hoặc phẫu thuật ở cơ sở không uy tín.
Các biến chứng sau phẫu thuật trĩ người bệnh có thể mắc phải là:
- Xuất huyết
Xuất huyết là một trong những biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật trĩ. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân sau khi mổ trĩ vẫn đi cầu ra máu.
- Hẹp hậu môn tạm thời
Một trong những biến chứng sau mỗ trĩ không thể không kể đến là hiện tượng hẹp hậu môn tạm thời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sau khi phẫu thuật các cơ khống chế của hậu môn bị tê liệt chức năng gây nên. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng bởi chúng có thể tự phục hồi sau đó một thời gian.
- Hẹp hậu môn vĩnh viễn
Trái với hẹp hậu môn tạm thời, hẹp hậu môn vĩnh viễn là một trong những biến chứng sau mỗ trĩ đáng lưu tâm. Bởi nếu tình trạng này không được can thiệp kịp thời có thể làm hẹp ống hậu môn, gây khó khăn cho việc đại tiện về sau. Do đó, sau khi loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp phẫu thuật người bệnh nên có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.
Hẹp hậu môn
- Nhiễm trùng tại chỗ
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nếu không biết cách chăm sóc, nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ là khá cao. Chưa kể đến, nhiễm trùng có thể khiến các tế bào ung thư phát triển và gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Do đó, sau khi áp dụng bất cứ phẫu thuật xâm lấn nào, người bệnh nên lưu ý giữ gìn vệ sinh sau khi đi tiêu bằng cách rửa sạch hậu môn bằng nước. Tuyệt đố không nên dùng giấy hoặc khăn giấu gây cọ xát, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
Ngoài các di chứng điển hình nêu trên, sau khi mổ trĩ người bệnh cũng có thể gặp phải các biến chứng khác như:
- Bí tiểu sau mổ
- Sa niêm mạc
- Lộ niêm mạc
- Khó đi cầu sau mổ trĩ
- Da thừa phù nề sau mổ
Biện pháp hạn chế biến chứng chảy máu hậu môn sau mổ trĩ
Đi ngoài ra máu sau cắt trĩ nên có biện pháp nào khắc phục? Một trong những nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật bệnh trĩ là bác sĩ không nên tạo vết mổ quá to để tránh làm tổn thương đến các mô cơ xung quanh. Đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.
>>Xem thêm: 5 địa chỉ chữa trị đại tiện ra máu nhiều người tới khám!
Để hạn chế những biến chứng chảy máu sau mổ, bí tiểu sau mổ, sau mổ trĩ đi cầu không được,... sau khi phẫu thuật cắt bỏ trĩ, người bệnh nên lưu ý những biện pháp phòng tránh sau đây:
1. Phòng tránh chứng táo bón
Một trong những nguyên nhân gây chảy máu sau mổ là do chứng táo bón gây nên. Do đó, sau khi mổ, người bệnh nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để giảm thiểu tối đa tình trạng táo bón.
Tốt nhất, bệnh nhân nên uống nhiều nước, khoảng 2 – 2,5 lít nước. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây. Hạn chế ăn thịt đỏ hoặc các loại đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích hay chất béo như rượu bia, thức ăn nhanh,...
2. Tránh tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn
Sau khi phẫu thuật để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn, bệnh nhân nên vệ sinh sạch sẽ khu vực này sau khi đi tiêu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp như ngâm hoặc xông mông trong nước ấm. Cách làm này không những giúp giảm viêm mà còn hỗ trợ giảm đau nhức sau phẫu thuật trĩ.
Ở một số đối tượng cắt trĩ nội hoặc ngoại, có thể xoa bóp vùng xung quanh khu vực hậu môn để bộ phận này nhanh chóng phục hồi chức năng, làm giảm triệu chứng hẹp hậu môn.
3. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định
Sau khi phẫu thuật trĩ, để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không bỏ liều. Bên cạnh đó, nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ giúp theo dõi và đánh giá kết quả phẫu thuật. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nếu vết mổ gây biến chứng.
Thuốc kháng sinh
4. Vận động nhẹ nhàng
Người bệnh không nên làm việc nặng sau khi mổ trĩ. Tốt nhất, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng. Bởi việc thực hiện các hoạt động mạnh thường gây ảnh hưởng đến vết mổ khiến bệnh lâu lành.
Biến chứng sau mổ trĩ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kéo dài thời gian bình phục bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng, bởi chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được các di chứng này. Điều quan trọng là trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp phẫu thuật nào, bệnh nhân nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ điều trị. Có như vậy, việc điều trị bệnh mới mang lại kết quả tốt.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết đi ngoài ra máu sau cắt trĩ do nguyên nhân nào? Giải pháp khắc phục là gì? Nếu còn bất cứ thông tin gì cần được giải đáp, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?