Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là biểu hiện cho bệnh lý nào, có cách chữa nào hiệu quả không?
Bài viết có ích: 891 lượt bình chọn
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới hiện đang là một trong những vấn đề dành được đông đảo sự quan tâm của mọi người. Sở dĩ như vậy bởi tình trạng này xuất hiện để cảnh báo cho bạn biết cơ thể đang gặp phải bệnh lý nào đó. Để biết thêm về triệu chứng đau bụng đi tiểu buốt và cách khắc phục nó, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây từ chuyên gia bạn nhé!
Đi tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới có cần đi khám không?
Tình trạng đi tiểu buốt và đau bụng dưới xảy ra khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện đi tiểu buốt đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng thì bạn không nên bỏ qua, cụ thể:
- Cảm giác đau buốt, nóng ran dọc niệu đạo mỗi khi đi tiểu tiện;
- Thường xuyên có cảm giác thôi thúc phải đi tiểu ngay, đôi khi vừa đi vệ sinh xong lại buồn tiểu ngay;
- Tần suất đi tiểu trong ngày hơn 8 lần tuy nhiên lượng nước tiểu được thải ra rất ít, đôi khi nước tiểu chuyển màu hồng do lẫn máu;
- Dòng nước tiểu chảy ra rất yếu hoặc bị ngắt quãng;
- Vùng bụng dưới khó chịu, đau âm ỉ hoặc đau quặn, kèm theo đau lưng hoặc căng tức vùng chậu.
Nếu bạn phát hiện một trong các dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng khắc phục hiệu quả.
Tiểu buốt đau bụng dưới xảy ra do nguyên nhân nào?
Nếu hiện tượng đi tiểu buốt và đau bụng dưới diễn ra kéo dài với mức độ đau ngày càng dữ dội thì nhiều khả năng bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý sau đây:
- Viêm đường tiết niệu
Tình trạng vi khuẩn tấn công cơ quan đường tiết niệu gây viêm nhiễm thường gây ra các triệu chứng như tiểu buốt tiểu rắt, khó tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu màu đục, có mùi khai nồng, thậm chí tiểu tiện ra máu và kèm theo tình trạng sốt, nôn mửa.
- Viêm niệu đạo
Bệnh lý này thường khiến tình trạng đau bụng dưới và tiểu buốt xuất hiện, kèm theo tăng tần suất đi tiểu. Cơn đau bụng dưới có thể dữ dội, người bệnh cảm thấy nóng rát vùng kín khi tiểu tiện và nước tiểu có thể lẫn mủ.
- Viêm bàng quang
Khi mắc bệnh viêm bàng quang, người bệnh thường khó đi tiểu dù bàng quang chứa đầy nước tiểu, đồng thời xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, đau tức bàng quang dẫn đến đau bụng dưới khi đi vệ sinh.
- Sỏi tiết niệu
Sỏi hình thành do các khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải hết mà đọng lại thành thể rắn. Sỏi di chuyển trong đường tiết niệu có thể gây tổn thương viêm nhiễm, dẫn đến đau bụng dưới đi tiểu buốt nhiều lần, tuy nhiên lượng nước tiểu ra rất ít.
- Bệnh lậu
Lậu là căn bệnh nguy hiểm lây nhiễm qua đường tình dục hoặc tiếp xúc không an toàn. Ngoài dấu hiệu đau bụng dưới và tiểu buốt nhiều lần, người bệnh thường cảm thấy đau rát vùng kín khi quan hệ, nước tiểu có thể lẫn mủ hoặc máu.
Cách khắc phục tình trạng đi tiểu buốt và đau bụng dưới đơn giản tại nhà
Chính vì đi tiểu buốt và đau bụng dưới có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm, tình trạng cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách chữa tiểu buốt kèm đau bụng dưới mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
1. Thay đổi lối sống
Chế độ ăn uống sinh hoạt tác động là cách chữa đi tiểu buốt đau bụng dưới một cách tự nhiên và an toàn. Người bệnh lưu ý những vấn đề sau:
- Uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động bài tiết vi khuẩn và các chất cặn bã ra ngoài qua đường tiểu;
- Khi buồn tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn tiểu quá 5-10 phút;
- Ăn uống khoa học bằng cách tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C, có tác dụng lợi tiểu như trái cây, rau xanh;
- Vận động thường xuyên, tập luyện thể dục thể thao điều độ, có thể tập yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội,…
2. Sử dụng thuốc Tây
Nếu tình trạng tiểu buốt kèm đau bụng dưới là do bệnh lý gây ra thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau tạm thời Tylenol, Panadol, Ibuprofen hoặc thuốc kháng sinh Amoxicillin, Penicillin,… để ngăn ngừa các tác nhân gây viêm nhiễm đường tiết niệu;
- Nhóm thuốc chẹn alpha như Xatral, Flomax, Hytrin,… được dùng để làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.
Mặc dù thuốc Tây có tác dụng tức thời nhưng tiềm ẩn các tác dụng phụ có hại cho gan và sức khỏe người bệnh nếu dùng sai cách và không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Bài thuốc dân gian
Các mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, được đánh giá là tương đối an toàn, hạn chế được nhược điểm của thuốc Tây y là các tác dụng phụ. Cụ thể, người bệnh có thể áp dụng các cách dưới đây để hỗ trợ khắc phục tình trạng tiểu buốt, đau bụng dưới:
Cách 1: Chuẩn bị 30g bầu đất, 20g râu ngô, 20g mã đề đem rửa sạch rồi cho vào sắc cùng 500ml nước. Đun lửa nhỏ đến khi cạn còn một nửa thì chắt lấy nước uống 2 lần/ ngày. Bạn hãy kiên trì sử dụng trong 10 ngày để thấy triệu chứng cải thiện đáng kể.
Cách 2: Đem 50g lá bìm bìm, 50g lá mảnh cộng tươi đi rửa sạch rồi sắc cùng 550ml nước cho tới khi cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp. Phần nước được chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày. Người bệnh nên sử dụng liên tục 10 ngày để cải thiện chứng tiểu buốt.
Cách 3: Rửa sạch 1,5kg kim anh tử rối đun chậm cho đặc lại thành dạng cao. Mỗi lần sử dụng, bạn hãy cho 1 thìa cao vào cốc nước ấm và khuấy cùng một chút đường trắng, uống ngày 2 lần.
Điều trị bệnh lý gây tiểu buốt đau bụng dưới bằng cách nào hiệu quả?
Nếu phát hiện triệu chứng đi tiểu buốt và đau bụng dưới, bạn cần đi khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được điều trị tích cực.
Nếu tiểu buốt đau bụng dưới do bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh lậu, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ. Tuy nhiên, việc uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt cùng với hại khuẩn.
Thấu hiểu nỗi lo của người bệnh, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội hiện đang áp dụng vô cùng thành công phương pháp trị liệu quang dẫn CRS II nhằm giải quyết những trường hợp bệnh lậu hoặc viêm đường tiết niệu gây đau bụng dưới kèm tiểu buốt.
Phương pháp này được đánh giá cao vì hiệu quả tác động sâu nhằm tiêu diệt các tác nhân gây viêm nhiễm, kích thích đào thải dịch viêm ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, công nghệ xâm lấn tối thiểu của CRS II đảm bảo an toàn đối với chức năng của cơ quan sinh dục, giúp người bệnh hạn chế nguy cơ biến chứng và tái phát sau khi điều trị.
Ngoài ra, để đề phòng nguy cơ mắc phải các bệnh lý gây ra tình trạng đau bụng dưới kèm tiểu buốt, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát theo định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Thông qua thực hiện các xét nghiệm cần thiết, nếu phát hiện bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Cuối cùng, hy vọng những chia sẻ về đi tiểu buốt và đau bụng dưới sẽ có ích cho bạn trong việc phòng tránh hoặc phát hiện bệnh kịp thời. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ giải đáp.
- Thông tin chi tiết từ A - Z về nhiễm trùng đường tiểu
- Đâu là nguyên nhân gây bí tiểu ở nam giới và cách khắc phục hiệu quả
- Nước tiểu không nín được có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
- Nước tiểu có bọt và mùi hôi: nguyên nhân và cách cải thiện
- [Giải đáp] Đi tiểu xong bị buốt ở nữ uống thuốc gì?
- [Chuyên gia giải đáp] Ăn gì để hết đi tiểu đêm?