Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn là dấu hiệu bệnh gì, nguy hiểm không?
Bài viết có ích: 486 lượt bình chọn
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn khiến người bệnh lo lắng không biết bản thân có đang mắc bệnh gì không. Mặc dù đã cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện, đây thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm. Vậy đi cầu ra máu đau rát hậu môn là bị làm sao, có chữa được không cùng tìm câu trả ngay.
Nhận biết hiện tượng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn là tình trạng có máu đi kèm mỗi khi đi đại tiện, máu có thể lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, chảy thành giọt kèm theo cảm giác đau rát khó chịu ở hậu môn.
Đây thường là vấn đề cảnh báo các vấn đề sức khỏe, từ nhẹ như nứt trầy da hậu môn hay các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng như trĩ, ung thư, nứt kẽ…Dưới đây là một số biểu hiện mà người gặp phải tình trạng này sẽ trải qua:
- Phân có lẫn máu: Máu lẫn trong phân, máu tươi hoặc đen hoặc nâu sẫm tùy nguyên nhân cụ thể. Nếu máu sẫm có thể là dấu hiệu các bệnh tiêu hóa trên như bệnh lý ở ruột hoặc dạ dày.
- Đau rát hậu môn: Cảm giác khó chịu, đau rát và cảm giác tăng lên khi đi đại tiện.
- Nứt trầy da: Nguyên nhân gây đau rát hậu môn, nếu kéo dài có thể gây tổn thương và hình thành vết nứt kẽ.
- Ngồi khó khăn: Tình trạng đau rát gây khó chịu khi ngồi làm việc, khi ma sát sát quần áo cũng gây khó chịu.
Nguyên nhân đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn. Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng xuất hiện để có hướng thăm khám kịp thời và điều trị phù hợp.
1. Đi đại tiện ra máu và đau rát hậu môn - Bệnh trĩ
Đây là triệu chứng sớm cảnh báo bệnh trĩ. Búi trĩ hình thành ma sát với phân khi đại tiện gây tình trạng đi vệ sinh ra máu, cảm giác đau rát nhẹ. Bệnh càng nặng, mức độ triệu chứng càng tăng, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến trĩ sa nghẹt tắc mạch, hoại tử nhiễm trùng hậu môn, thậm chí tiến triển ung thư hậu môn trực tràng.
Các triệu chứng bệnh trĩ bao gồm: Đại tiện ra máu tươi, đau rát hậu môn, sa búi trĩ, chảy dịch ngứa ngáy hậu môn…
2. Đi cầu ra máu và đau rát hậu môn - Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn muộn. Đại tiện ra máu tươi, màu đen hoặc sẫm màu kèm theo cảm giác tức nặng ở hậu môn.
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện về sau như đại tiện không tự chủ, thay đổi thói quen đại tiện, đầy hơi chướng bụng, sụt cân không rõ lý do…Đi vệ sinh ra máu do ung thư trực tràng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh trĩ. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường kể trên nên đi thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và khắc phục kịp thời.
3. Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn - Polyp hậu môn trực tràng
Polyp hậu môn trực tràng là một hay nhiều khối u lành tính lồi vào bên trong trực tràng. Polyp không thể phát hiện qua mắt thường mà chỉ phát hiện thông qua nội soi hậu môn trực tràng.
Khối polyp phát triển về kích thước và ma sát với phân khi đại tiện gây tình trạng chảy máu, kèm theo táo bón đau rát. Đồng thời, khối polyp chảy máu tiếp xúc lâu ngày trong môi trường hậu môn nhiều vi khuẩn rất dễ bị nhiễm trùng, gây viêm loét đau rát.
Khối polyp cần được loại bỏ sớm, mặc dù lành tính nhưng khi tiến triển biến chứng, có rất nhiều trường hợp ung thư hậu môn trực tràng có nguồn gốc phát triển từ khối polyp.
4. Đi ngoài ra máu và đau rát hậu môn - Nứt kẽ hậu môn
Vết nứt rách ở hậu môn có thể gây hiện tượng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn. Lượng máu không nhiều như bệnh trĩ, người bệnh có thể phát hiện khi thấy máu dính trên giấy vệ sinh. Cảm giác đau rát, nhất là khi đại tiện kèm theo vết nứt mang nguy cơ viêm loét, nhiễm khuẩn nếu không được khắc phục sớm.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thường do táo bón lâu ngày, người bệnh phải rặn mạnh khiến niêm mạc hậu môn bị rách. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng vết rách, có thể dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
5. Đau hậu môn đi vệ sinh ra máu - Táo bón
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây đau rát hậu môn và đi vệ sinh ra máu. Thói quen sinh hoạt kém khoa học, chế độ ăn uống thiếu hụt chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng…khiến phân khô cứng, kích thước lớn dẫn đến táo bón.
Tình trạng này cần được cải thiện vì nếu kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh hậu môn trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn…
Ngoài ra, đi cầu ra máu và đau rát hậu môn còn có thể do các bệnh viêm đại trực tràng, viêm ruột, kiết lỵ…gây ra. Tốt hơn hết, hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được hỗ trợ kiểm tra nguyên nhân và khắc phục.
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn cách chữa hiệu quả
Tình trạng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn cần được điều trị sớm, tránh kéo dài có thể gây mất máu cơ thể suy nhược. Nếu do bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng nói riêng.
Các bác sĩ khuyến cáo, cần chủ động đi thăm khám và nội soi hậu môn trực tràng ngay khi phát hiện triệu chứng. Thứ nhất để loại trừ nguy cơ do khối u ác tính hậu môn trực tràng gây ra, thứ hai để phát hiện đúng nguyên nhân và sớm điều trị hiệu quả.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang là địa chỉ y tế chuyên khoa Hậu môn trực tràng hàng đầu, địa chỉ tại số 193c1 - Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội. Phòng khám hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và cập nhật không ngừng các trang thiết bị y tế tiên tiến hỗ trợ mang lại hiệu quả điều trị mong muốn.
Về cách điều trị đau rát hậu môn và đi vệ sinh ra máu, với trường hợp bị táo bón có thể tự điều trị tại nhà bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Trường hợp do bệnh lý, sẽ có hai hướng điều trị như sau: Điều trị nội khoa với các trường hợp bệnh trĩ cấp độ nhẹ, nứt kẽ hậu môn…Can thiệp ngoại khoa với trường hợp mắc bệnh trĩ nặng, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn nặng…
- Đối với bệnh trĩ: Tiến hành phẫu thuật cắt trĩ với nhiều phương pháp như Longo, HCPT II, Milligan Morgan…Trong đó, phương pháp hiện đại HCPT II được đánh giá cao vì ưu điểm ít gây đau, hạn chế chảy máu, hiệu quả cao và tỷ lệ tái phát thấp, hồi phục nhanh và không cần nằm viện.
- Polyp trực tràng: Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ polyp trực tràng với phương pháp sóng cao tần tiên tiến, loại bỏ dứt điểm khối polyp, ngăn ngừa khả năng tái phát,.
- Bệnh nứt kẽ hậu môn: Tiến hành phẫu thuật với các vết nứt lớn và sâu, kỹ thuật được áp dụng như nong hậu môn, cắt vết nứt và khâu lại…
Trên đây, nguyên nhân bị đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn đã được giải đáp chi tiết. Liên hệ ngay về tổng đài tư vấn trực tuyến 0243.9656.999 hoặc nhấp chuột chọn tư vấn online để được hỗ trợ sớm nhất.
- Tham khảo các cách giảm sưng búi trĩ dễ thực hiện tại nhà
- Chuyên gia giải đáp: Bị sa búi trĩ có tự co lại không?
- Bệnh trĩ độ mấy thì phải cắt? Cắt trĩ ở đâu Hà Nội tốt nhất?
- Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch, bao lâu thì lành? [Giải đáp]
- Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- Hậu môn bị lồi thịt: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả