Viêm niệu đạo có tự khỏi được không và điều trị viêm niệu đạo bằng cách nào?
Bài viết có ích: 771 lượt bình chọn
Viêm niệu đạo là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại ống niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Đây là bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do đó, điều trị viêm niệu đạo sớm là hành động vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ nhưng điều trị bằng cách nào lại là câu hỏi khó với nhiều người. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra biện pháp điều trị viêm niệu đạo đúng đắn nhé!
Viêm niệu đạo và các thông tin cơ bản cần phải biết
Để tìm ra biện pháp điều trị viêm niệu đạo hiệu quả thì việc nắm rõ các thông tin cơ bản của bệnh lý này là vô cùng cần thiết.
Đầu tiên, viêm niệu đạo là tình trạng ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong đó, viêm niệu đạo do khuẩn lậu hoặc Escherichia coli (E. coli) là 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh lý này.
Thông thường, viêm niệu đạo thường có thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 tuần, sau đó người bệnh sẽ có các triệu chứng cơ bản như sau:
- Cảm giác đau, nóng rát, hoặc khó chịu trong quá trình tiểu tiện, đặc biệt là lúc bắt đầu hoặc kết thúc dòng tiểu.
- Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên, nhưng lượng nước tiểu mỗi lần ít. Có cảm giác tiểu không hết hoặc khó chịu sau khi đi tiểu.
- Xuất hiện dịch hôi màu vàng, xanh hoặc trắng đục ở đầu dương vật.
- Ngứa ngáy hoặc đau âm ỉ tại đầu dương vật kèm theo triệu chứng đau rát khi xuất tinh.
- Người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, quan sát lỗ niệu đạo thấy sưng đỏ.
Viêm niệu đạo có thể tự khỏi không?
Nhiều bệnh nhân còn chần chừ trong việc tìm kiếm các biện pháp điều trị viêm niệu đạo bởi cho rằng đây là bệnh lý có thể tự khỏi ngay cả khi không điều trị.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ viêm niệu đạo không tự khỏi hoàn toàn nếu không được điều trị đúng cách, đặc biệt khi nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, virus, hoặc nấm. Tình trạng này có thể tạm thời giảm nhẹ nếu cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể để hạn chế các triệu chứng, nhưng vi khuẩn hoặc tác nhân gây viêm vẫn có thể tồn tại và gây các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Nhiễm trùng lan rộng trong hệ tiết niệu phổ biến nhất là gây viêm bàng quang và viêm đài bể thận với mức độ tử vong cao.
- Viêm kéo dài hoặc không điều trị đúng cách có thể gây sẹo ở niệu đạo dẫn đến hẹp niệu đạo gây cản trở đường đi của nước tiểu.
- Vi khuẩn có thể lan đến mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, hoặc tuyến tiền liệt, gây viêm nhiễm mạn tính từ đó gây tắc nghẽn ống dẫn tinh, giảm chất lượng tinh trùng gây vô sinh hiếm muộn.
- Trong trường hợp nặng, vi khuẩn từ niệu đạo có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết, một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
- Viêm niệu đạo làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh khác như HIV, herpes, hoặc giang mai.
Để hạn chế các biến chứng của viêm niệu đạo xảy ra, các chuyên gia khuyến khích người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế uy tín từ sớm.
Điều trị viêm niệu đạo tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng - quy trình đạt chuẩn, chữa bệnh hiệu quả
Để điều trị viêm niệu đạo hiệu quả thì ngoài chữa đúng thời điểm thì chữa ở đâu và bằng phương pháp nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Đa khoa Quốc tế Cộng đồng - 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội sẽ là địa chỉ đáng để bệnh nhân tham khảo khi đang mắc viêm niệu đạo.
1. Quy trình thăm khám tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng
Để xây dựng phác đồ điều trị viêm niệu đạo hiệu quả, người bệnh bắt buộc phải thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng, quy trình thăm khám được diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Tiến hành thăm khám lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa với các câu hỏi liên quan đến triệu chứng, tiền sử quan hệ tình dục cũng như bác sĩ sẽ quan sát lỗ niệu đạo bằng mắt thường để xem niệu đạo có sưng, mức độ tiết dịch như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân với các xét nghiệm phổ biến là nhuộm gram, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm PCR,...
- Bước 3: Nhận kết quả và lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
2. Biện pháp điều trị viêm niệu đạo tại Cộng đồng
Dựa trên kết quả thăm khám, các bác sĩ tại phòng khám sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
- Biện pháp nội khoa: Phổ biến nhất là sử dụng kháng sinh đặc hiệu với trường hợp viêm niệu đạo do khuẩn lậu gây ra hoặc kháng sinh phổ rộng với tác nhân gây bệnh là E.Coli. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc chống viêm như Ibuprofen để giảm đau và sưng. Tuy nhiên, thuốc chỉ được kê đơn với các trường hợp viêm niệu đạo nhẹ và được phát hiện sớm
- Biện pháp ngoại khoa: Hiện phòng khám đang áp dụng hệ thống trị liệu quang dẫn CRS II với các trường hợp viêm nhiễm nặng hoặc không thể đáp ứng hiệu quả điều trị của thuốc. Đây là biện pháp điều trị tiên tiến sử dụng sóng cao tần để tác động tới các ổ viêm nhiễm tại niệu đạo và tiêu diệt chúng một cách chính xác.
Đa khoa Quốc tế Cộng đồng đang là một trong số ít cơ sở được cấp giấy phép ứng dụng CRS II vào điều trị viêm niệu đạo. Bởi CRS II yêu cầu rất cao ở trang thiết bị cũng như tay nghề của y bác sĩ nên không nhiều cơ sở y tế có thể đáp ứng được các điều kiện đó. Nhưng đến với Đa khoa Quốc tế Cộng đồng, người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ với ít nhất hơn 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, điều trị nên hoàn toàn có thể yên tâm.
Như vậy, các thông tin về điều trị viêm niệu đạo đã được cung cấp chi tiết trong bài. Nếu đang có các triệu chứng của viêm niệu đạo nhưng chưa có thời gian thăm khám, bạn cũng có thể liên hệ hotline 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ giải đáp online.
- Giải đáp: Viêm niệu đạo nam uống thuốc gì? Biện pháp phòng tránh viêm niệu đạo nam bạn cần phải biết
- Giải pháp tự nhiên: Chữa viêm niệu đạo bằng thuốc nam
- Viêm niệu đạo biểu hiện như thế nào? 7 triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc viêm niệu đạo cần chú ý
- Giải đáp: Viêm niệu đạo có nguy hiểm không và biện pháp điều trị hiệu quả
- Lý giải: Viêm niệu đạo không lậu có đáng lo ngại không?
- Viêm niệu đạo chlamydia là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?