Hẹp niệu đạo và những thông tin bạn cần biết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh
Bài viết có ích: 319 lượt bình chọn
Hẹp niệu đạo tuy là một bệnh lý phổ biến, nhưng những biến chứng mà bệnh có thể gây ra là không thể coi thường. Vậy niệu đạo hẹp là gì, nguyên nhân do đâu, làm sao để nhận biết, phương pháp chữa bệnh nào hiệu quả? Đối với các thắc mắc này, những chia sẻ của bác sĩ đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng có trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn.
Bệnh hẹp niệu đạo tiềm ẩn những mối nguy hại nào?
Để biết thế nào là hẹp niệu đạo, bạn đọc trước tiên cần phải nắm rõ cấu tạo và chức năng của bộ phận này. Ở cả hai giới, niệu đạo chính là phần quan trọng thuộc đường tiết niệu, đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu ra khỏi cơ thể. Riêng đối với phái nam, niệu đạo còn đóng vai trò không nhỏ trong quá trình xuất tinh khi có kích thích tình dục.
Với cơ chế tương tự vòi nước, khi một đoạn nào đó của ống niệu đạo bị bó hẹp, dù ngắn hay dài, dòng chảy sẽ giảm đi đáng kể. Niệu đạo hẹp quá sẽ khiến lưu lượng dòng nước tiểu ít đi, người bệnh khó đi tiểu được hết trong một lần mà phải đi vệ sinh thường xuyên hơn.
Bệnh hẹp đường tiểu thường gặp hơn ở nam giới hơn là phái nữ, vì ống niệu đạo nam dài hơn và dễ bị nhiễm khuẩn. Thêm nữa, nếu cứ để mặc cho căn bệnh này tiến triển mà không đi thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số biến chứng như sau:
- Đường tiểu bị hẹp mà người bệnh vẫn cố chịu đựng trong một thời gian dài, về sau này có nguy cơ dẫn đến niệu đạo bị bít tắc hoàn toàn.
- Nước tiểu bị tích tụ lâu ngày trong bàng quang dễ gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn xâm nhập ngược lên niệu quản và thận.
- Tình trạng ứ đọng còn có thể gây nên tình trạng rò rỉ nước tiểu qua tầng sinh môn hoặc da túi bìu, dẫn đến nhiễm trùng kèm theo ổ áp xe, túi thừa bàng quang, nguy hiểm hơn là dẫn tới suy thận.
- Rối loạn chức năng sinh dục ảnh hưởng chất lượng cuộc “yêu”, đặc biệt ở nam giới, khiến quý ông không còn mặn mà với chuyện tình dục và gặp các biến chứng như xuất tinh sớm, thậm chí liệt dương, mất khả năng sinh sản.
- Nếu còn kéo dài không khám chữa, niệu đạo hẹp rất dễ bị nhiễm khuẩn, phạm vi viêm nhiễm lan rộng ra cả đường tiết niệu, tuyến tiền liệt và mào tinh hoàn.
Triệu chứng nào cho thấy bạn đang bị hẹp đường niệu?
Hẹp niệu đạo có biểu hiện ra sao, tuỳ vào từng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi người sẽ cảm nhận thấy cơ thể mình xuất hiện các triệu chứng không giống nhau, cụ thể như sau:
- Người bệnh thường xuyên mót tiểu, đi tiểu tiện nhiều lần trong thời gian ngắn nhưng luôn cảm thấy chưa tống được hết nước ra ngoài, kèm theo cảm giác đau buốt.
- Nước tiểu có màu lạ, có thể lẫm với cả tinh dịch hoặc máu.
- Các biểu hiện rối loạn tiểu tiện khác như dòng nước tiểu ra yếu và nhỏ giọt, thi thoảng tiểu không tự chủ.
- Căng chướng bàng quang, thường xuyên đau tức vùng chậu, lưng dưới, bụng dưới và xương mu dương vật.
- Đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục, khi xuất tinh lẫn cả máu, lực xuất tinh rất yếu.
- Một số triệu chứng toàn thân như sốt âm ỉ hoặc sốt cao kèm ớn lạnh, sụt cân, buồn nôn, nôn mửa,...
Nguyên nhân nào khiến niệu đạo bị chít hẹp?
Hẹp niệu đạo là một bệnh lý tiết niệu thường gặp ở nam giới, có thể xuất phát từ viêm nhiễm hay sau chấn thương đường tiểu. Bạn đọc cần hiểu rõ căn nguyên của bệnh để biết cách xử lý kịp thời nhằm tránh biến chứng:
- Do chấn thương
Do đường tiểu dưới của nam giới khá dài nên chỉ cần gặp chấn thương vùng tiểu khung cũng có thể gây đứt niệu đạo hoặc lớp màng. Những người thường xuyên đi xe moto, xe đạp rất dễ gặp phải loại chấn thương này, hoặc gặp tai nạn khiến vật nặng đè lên bộ phận sinh dục,...
- Phẫu thuật hoặc thủ thuật
Rất nhiều người đi khám và được chẩn đoán niệu đạo hẹp được ghi nhận có tiền sử mắc các bệnh đường sinh dục. Khi điều trị bằng các thủ thuật như nong niệu đạo, đặt ống dẫn nước tiểu hoặc phẫu thuật, mổ nội soi bàng quang,... điều đó cũng có khả năng khiến cho niệu đạo trở nên chít hẹp dần.
- Do bẩm sinh
Trẻ em nếu có niệu đạo hẹp bẩm sinh thì cần phải phẫu thuật tạo hình niệu đạo càng sớm càng tốt để thông nước tiểu ra khỏi bàng quang. Nếu để lâu, nhiễm khuẩn đường niệu sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong.
- Vệ sinh không sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín là thói quen cần được duy trì hàng ngày để bảo vệ bản thân khỏi gặp tình trạng niệu đạo hẹp dần do nhiễm trùng. Việc vệ sinh kém, không đúng cách sẽ khiến các loại nấm, vi khuẩn có hại sinh sôi ngay tại âm hộ, bao quy đầu, dẫn tới viêm nhiễm trầm trọng.
- Tình dục không an toàn
Nếu quan hệ tình dục với các đối tượng có mầm bệnh xã hội, đặc biệt là không dùng bao cao su, việc này có thể khiến bạn phải hứng chịu nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh nghiêm trọng như lậu, giang mai, sùi mào gà,... trong đó hẹp đường niệu cũng là vấn đề hay được nhắc đến. Do đó, để bảo vệ bản thân và bạn tình, tốt hơn hết bạn nên dùng bao cao su khi giao hợp.
Hẹp đường niệu có thể chữa được không?
Các chuyên gia cho biết, bệnh hẹp niệu đạo có thể điều trị được với các kỹ thuật can thiệp hiện đại mà y khoa phát triển như ngày nay. Căn cứ vào kết quả thăm khám và xét nghiệm, chụp chiếu, người bệnh sẽ được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, một số hình thức phổ biến là:
- Nong niệu đạo
Phương pháp này được thực hiện như sau, đầu tiên người bệnh được gây tê tại chỗ rồi bác sĩ sẽ sử dụng các que nong hoặc bóng trên ống thông với kích thước tăng dần để mở rộng niệu đạo.
Thủ thuật nong niệu đạo không thể giải quyết bệnh lý này ngay từ lần đầu, vì thế phải được thực hiện lặp đi lặp lại. Rủi ro khi tiến hành nong niệu đạo có thể bao gồm đau đớn, chảy máu kéo dài, hoặc nhiễm trùng nếu cơ sở và bác sĩ thực hiện không đảm bảo an toàn.
- Cắt xẻ niệu đạo hẹp
Thủ thuật này sử dụng một ống nội soi được thiết kế đặc biệt để đưa vào niệu đạo đến khi gặp phần hẹp. Kế đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt đoạn hẹp bằng lưỡi dao hoặc laser ở đầu ống soi.
Sau đó, một ống thông nhỏ sẽ được đặt vào niệu đạo, việc này sẽ kéo dài cho tới khi vết thương lành lặn hoàn toàn. Thời điểm có thể rút ống thông phụ thuộc vào tình trạng đáp ứng hậu phẫu của người bệnh.
- Đặt stent niệu đạo
Đây là thủ thuật ngoại khoa, sử dụng một ống soi để luồn và đặt stent kim loại vào trong ống niệu đạo. Phương pháp đặt stent niệu đạo có ưu điểm là phạm vi xâm lấn tối thiểu, tuy nhiên lại chỉ phù hợp với rất ít trường hợp.
- Tạo hình niệu đạo
Phẫu thuật tạo hình niệu đạo được chỉ định tùy thuộc vào đặc điểm của đoạn hẹp trong đường tiểu và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Nếu niệu đạo có đoạn hẹp ngắn, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt nối hai đầu. Trong trường hợp đoạn hẹp dài hoặc không thể cắt nối, bác sĩ sẽ dùng đến tổ chức mô như vạt da thừa hoặc mảnh ghép để mở rộng phần niệu đạo bị hẹp.
Cuối cùng, hy vọng thông tin về hẹp niệu đạo và cách điều trị hiệu quả trong bài viết vừa rồi sẽ đến được với những người bệnh có nhu cầu tìm hiểu. Để được giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này, bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chuyên gia qua tổng đài hỗ trợ 0243.9656.999.
- Viêm niệu đạo mãi không khỏi - Đâu là cách điều trị hiệu quả?
- Tổng hợp các thông tin liên quan đến nội soi niệu đạo
- Lỗ niệu đạo và những vấn đề bất thường có thể gặp phải
- Chấn thương niệu đạo và tất tần tật những vấn đề cần biết
- Bệnh sỏi niệu đạo: Tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
- Cập nhật từ A - Z về tuyến hành niệu đạo ở phái mạnh