Khám phụ khoa có đau không? 4 bước khám cơ bản
Bài viết có ích: 532 lượt bình chọn
Rất nhiều chị em băn khoăn khám phụ khoa có đau không. Có thể nói, khám phụ khoa vô cùng quan trọng, cần thực hiện theo định kỳ nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sinh lý và chức năng sinh sản. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại, hạn chế về kiến thức nên nhiều chị em lo sợ khám phụ khoa gây đau đớn. Để giải đáp vấn đề này, theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Thời điểm “vàng” thích hợp đi khám phụ khoa
Trước khi giải đáp vấn đề khám phụ khoa có đau không, chị em cần nắm rõ thời điểm “vàng” thích hợp cho việc đi khám phụ khoa.
Khám phụ khoa
Theo bác sĩ sản phụ khoa, nữ giới nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Thăm khám sớm giúp phát hiện bệnh kịp thời, tăng khả năng điều trị tốt nhất.
Mốc thời gian quan trọng phái đẹp cần đi khám phụ khoa:
- Trước khi kết hôn: Sức khỏe sinh sản giữ vai trò quan trọng, đặc biệt cuộc sống hôn nhân. Thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp loại trừ bệnh lý viêm nhiễm, bệnh lý ảnh hưởng chức năng sinh sản,...
- Trước khi có ý định mang thai: Giúp phát hiện, điều trị kịp thời vấn đề từ bộ phận sinh dục, từ người mẹ,... để tránh lây nhiễm cho thai nhi. Đảm bảo sức khỏe thai kỳ cả mẹ và mẹ, tránh biến chứng nguy hiểm.
- Khi vùng kín có triệu chứng bất thường: Ngứa, rát, đặc biệt đau khi quan hệ, ra nhiều khí hư có mùi với màu bất thường, rối loạn kinh nguyệt,...
Đi khám phụ khoa có đau không?
Đi khám phụ khoa có đau không là thắc mắc được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Thực tế, khám phụ khoa định kỳ vô cùng cần thiết và quan trọng, không chỉ riêng nữ giới có quan hệ tình dục.
Bởi bệnh phụ khoa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Việc phát hiện sớm triệu chứng bất thường của bệnh giúp quá trình chữa trị hiệu quả, tiết kiệm.
Khám phụ khoa là việc kiểm tra tổng thể âm đạo nữ giới để tìm tác nhân gây bệnh. Thực tế, công việc này khá đơn giản, nhanh gọn, không đau đớn như nhiều người lầm tưởng.
Vậy khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không? Theo chuyên gia, quá trình khám phụ khoa không gây ra bất kỳ đau đớn nào. Suốt quá trình đó, bạn chỉ cảm thấy khó chịu vài giây và cảm giác này biến mất ngay sau đó. Vì vậy, đừng lo lắng quá mức đến “mất ăn mất ngủ” trước khi có ý định đi thăm khám sức khỏe vùng kín.
Điều quan trọng, chị em cần lựa chọn địa chỉ thăm khám phụ khoa uy tín, chất lượng. Chỉ có vậy, bệnh nhân mới tránh được nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra. Đây là mối nguy hiểm có thật khi mọi người tiến hành thăm khám phụ khoa tại địa chỉ y tế kém chất lượng.
Tìm hiểu 4 bước khám phụ khoa cơ bản
Khám phụ khoa có đau không đã có câu trả lời. Vậy 4 bước khám phụ khoa có quy trình như thế nào? Bác sĩ khám những gì? Để giúp chị em giải tỏa được thắc mắc và có cái nhìn chính xác hơn, theo dõi nội dung dưới đây.
- Bước 1. Kiểm tra cơ quan sinh dục bên ngoài
Trước tiên, bác sĩ tiến hành khám hình dáng cơ quan sinh dục để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, khí hư, mùi hôi bất thường, niêm mạc âm đạo sưng,... hay xuất hiện triệu chứng bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà, giang mai,...
- Bước 2. Khám bằng phễu mỏ vịt
Phễu mỏ vịt là dụng cụ chuyên dùng thăm khám phụ khoa. Trước khi đưa phễu mỏ vịt vào âm đạo, bác sĩ tiến hành bôi chất bôi trơn.
Dụng cụ phễu mỏ vịt từ từ đưa sâu vào trong để tách mọi ngóc ngách âm đạo. Giúp bác sĩ kiểm tra cơ quan sinh dục bên trong: Buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng,...
Khám bằng phễu mỏ vịt
Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ nhỏ như thìa nhựa, bàn chải nhỏ,... để lấy mẫu tế bào cổ tử cung, xác định tình trạng bệnh.
Phái đẹp thường lầm tưởng, khám mỏ vịt đau đớn. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Điều này có thể dẫn tới khó chịu nhưng không gây đau đớn. Bởi âm đạo có khả năng co giãn tự nhiên, kích thước phễu mỏ vịt không quá to nên phái đẹp không cần lo lắng.
- Bước 3. Khám vùng kín nữ bằng 2 tay
Trước khi khám cơ quan sinh dục nữ bằng tay, bác sĩ sẽ đeo bao tay có bôi chất bôi trơn và luồn 1 hoặc 2 ngón tay vào sâu trong âm đạo. Tay còn lại ấn nhẹ vào bụng dưới bệnh nhân.
Khám bằng tay giúp kiểm tra những vấn đề sau:
- Hình dạng, kích thước tử cung
- Kiểm tra có triệu chứng mang thai không thông qua độ mở rộng của tử cung
- Nếu thấy đau bụng dưới chứng tỏ bạn nhiễm trùng
- Nếu ống dẫn trứng bị sưng có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung
- Kiểm tra độ mở rộng của buồng trứng, các khối u hoặc u nang
- Bước 4. Kiểm tra hậu môn – trực tràng
Cuối cùng, bác sĩ tiến hành kiểm tra hậu môn – trực tràng bằng tay để xác định xem có khối u nào nằm sau tử cung không.
Bác sĩ dùng một ngón tay đưa sâu vào hậu môn để kiểm tra cơ nối giữa âm đạo và hậu môn.
Những lưu ý khi đi thăm khám phụ khoa
Như vậy, khám phụ khoa có đau không đã có lời giải đáp cặn kẽ cho chị em. Vậy phụ nữ cần lưu ý những gì khi đi thăm khám phụ khoa.
Quá trình thăm khám phụ khoa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên, để đảm bảo không đau đớn, không để lại biến chứng, phái đẹp cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ tâm lý thoải mái khi đi khám, không nên lo lắng thái quá. Đây là việc làm cần thiết và có lợi cho sức khỏe.
- Tuyệt đối không khám phụ khoa trong kỳ hành kinh. Cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước khi đi khám. Không được lạm dụng dung dịch vệ sinh, đặc biệt dung dịch chứa độ sát trùng cao. Điều này có thể khiến môi trường âm đạo thay đổi, kết quả xét nghiệm không được chính xác.
- Cần khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để có kết quả khám chính xác.
Địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội
Ngoài những vấn đề lo lắng như khám phụ khoa có đau không, điều chị em thực sự quan tâm là địa chỉ khám chất lượng, uy tín.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có nhiều địa chỉ y tế sản phụ khoa ra đời. Trong đó, lựa chọn địa chỉ như mong muốn không phải điều dễ dàng. Biết được nhu cầu đó, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã và đang triển khai gói khám ưu đãi, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng- Địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội
Có thể khẳng định, đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, chị em phụ nữ được hưởng dịch vụ hàng đầu.
Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện bệnh kịp thời, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Hơn nữa, trang thiết bị y tế hiện đại luôn được đầu tư giúp quá trình khám bệnh hiệu quả. Trong đó, bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài – Nguyên Giám đốc trung tâm tư vấn dân số - Trưởng phòng trung tâm dân số Sở Y tế Thái Bình.
Đặc biệt, gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản giúp khách hàng phát hiện sớm bệnh lý viêm nhiễm. Từ đó có thể điều trị dễ dàng, không tốn kém. Ngoài ra, bệnh nhân còn được sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (ung thư cổ tử cung) để điều trị kịp thời khi có nguy cơ mắc bệnh.
Nội dung bài viết giúp phái đẹp giải đáp thắc mắc khám phụ khoa có đau không. Theo bác sĩ chuyên khoa, khám phụ khoa không hề gây tổn thương cơ quan sinh dục và không gây cảm giác đau đớn. Vì vậy, chị em đừng quá lo lắng khi dự định kiểm tra vùng kín. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí.
- Thuốc chữa viêm phụ khoa liệu có thực sự an toàn
- Tham khảo các cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả được chuyên gia khuyến nghị
- Que thử viêm nhiễm phụ khoa có tốt không? [Giải đáp chi tiết]
- Cách đặt thuốc viêm phụ khoa và những lưu ý khi sử dụng
- [Sự thật] Cách chữa viêm phụ khoa bằng tỏi có hiệu quả không?
- Tổng hợp cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà - Đâu là cách chữa dứt điểm?