Khí hư ở vùng kín: Khi nào bình thường và bất thường?
Bài viết có ích: 862 lượt bình chọn
Khí hư ở vùng kín phái đẹp có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Có thể là hiện tượng khí hư bất thường cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đối với nữ giới, khí hư được xem là thước đo phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản và sức khỏe phụ khoa. Vì vậy, chị em phụ nữ nắm rõ triệu chứng bất thường của khí hư để chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.
Khí hư ở vùng kín là gì?
Khí hư ở vùng kín còn gọi là dịch tiết âm đạo, huyết trắng... là chất dịch được tiết ra từ môi lớn, môi bé, nội mạc tử cung ở nữ giới. Chất dịch này thường kéo dài từ tuổi dậy thì cho đến thời kỳ mãn kinh.
Khí hư
Thành phần và tính chất của khí hư:
- Khí hư gồm các thành phần: nước, hỗn hợp alcohol, accs glycol, acetic acid, lactic acid, ketone, urea, squalene, pyridine, aldehyde...
- Khí hư có tính axit nhẹ, nếu mắc phải bệnh lây truyền qua đường tình dục thì tính axit trong khí hư sẽ cao.
Vai trò của khí hư với phái đẹp:
- Giữ ẩm, làm sạch môi trường âm đạo, cân bằng độ pH, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh viêm phụ khoa
- Là chất bôi trơn, giúp việc quan hệ tình dục dễ dàng, giảm đau khi có sự cọ sát của dương vật vào thành âm đạo. Đặc biệt hơn, dịch âm đạo giúp tinh trùng di chuyển nhanh vào vòi trứng để thụ tinh.
Nhận biết khí hư vùng kín bình thường và bất thường
Khí hư ở vùng kín được phân chia thành 2 loại: Khí hư bình thường và khí hư bất thường. Nhận biết rõ tình trạng khí hư của mình giúp chị em chủ động thăm khám sản phụ khoa kịp thời, từ đó tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Khí hư bình thường là như thế nào?
Khí hư bình thường còn được gọi với cái tên khí hư sinh lý. Khí hư có màu trong suốt, có thể có màu trắng giống sữa, đôi khi hơi ngả vàng, có tính đàn hồi. Thông thường khí hư sinh lý không mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ, số lượng tiết ra không nhiều. Đây là triệu chứng bình thường, chị em hoàn toàn có thể yên tâm.
Tuy nhiên, tính chất và số lượng khí hư có đôi chút khác biệt tùy thuộc cơ địa chị em và từng giai đoạn cuộc đời:
- Trước và sau rụng trứng, khí hư ra ít, không dai. Trong thời gian rụng trứng, khí hư ra nhiều, dai hoặc loãng
- Hầu hết bé gái cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, âm đạo chưa tiết khí hư do chưa có nội tiết. Khi bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng đã phát triển, trứng bắt đầu rụng theo chu kỳ, nội tiết tố được sản xuất, khí hư xuất hiện.
- Trước và sau mãn kinh, khí hư ra ít hơn do lượng hormone bị thiếu hụt, chức năng buồng trứng suy giảm, chị em dễ bị khô âm đạo.
- Thời gian mang thai, khí hư ra nhiều do lượng hormone, lượng máu trong mạch máu, lượng nước trong cổ tử cung và dịch âm đạo... tăng lên.
Kết luận: Tóm lại, khí hư vùng kín không có triệu chứng bất thường về số lượng, màu sắc, tính chất... chị em hoàn toàn có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình.
2. Nhận diện qua hình ảnh khí hư bất thường
Khí hư ở vùng kín bất thường do một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa gây ra như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ... Lúc này, dịch âm đạo có sự thay đổi về màu sắc, tính chất, số lượng, mùi.
Khí hư ra nhiều, có màu trắng giống phô mai
- Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, đặc quánh giống phô mai có thể do triệu chứng bệnh viêm âm đạo do nấm – cụ thể là nấm men Candida.
- Ngoài triệu chứng khí hư, viêm âm đạo do nấm còn có triệu chứng: vùng kín sưng tấy, ngứa, khí hư mùi tanh, cảm giác nóng rát, đau vùng kín...
- Đối tượng mắc bệnh: Chị em có hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém, chị em thời kỳ mang thai...
Khí hư màu vàng, màu xám, màu trắng
Khí hư vàng
- Triệu chứng bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn, chiếm 90% các trường hợp mắc bệnh.
- Triệu chứng: khí hư ra nhiều, có màu vàng, đôi lúc có màu trắng, xám kèm mùi tanh hôi, vùng kín nóng rát, sưng đau, khó chịu
Khí hư màu vàng, xanh, dày
- Triệu chứng: màu xanh, vàng kèm bọt, dạng loãng, có mùi hôi khó chịu, vùng kín ngứa râm ran, đau khi quan hệ tình dục... Cảnh báo bệnh viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas.
Khí hư màu nâu, đỏ, kèm theo máu
- Nguyên nhân: Do chị em gặp vấn đề ở tử cung, buồng trứng như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, ung thư tử cung... Đôi khi bắt nguồn từ những khối u lành tính như bướu cổ tử cung, xói mòn cổ tử cung.
- Triệu chứng: Khí hư màu nâu, có máu, có màu đen, khí hư có mùi hôi tanh, đau bụng dưới, mệt mỏi, suy nhược, đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...
Khí hư màu vàng hoặc màu xanh giống nõn chuối
- Triệu chứng cảnh báo bệnh lậu: khí hư ra nhiều, có màu vàng, màu xanh kèm mủ, có mùi hôi khó chịu, đi tiểu nhiều, đau xương chậu, nước tiểu có mủ, chảy máu âm đạo...
Khí hư vùng kín khi nào cần khám bác sĩ?
Khí hư ở vùng kín khi nào cần đi thăm khám bác sĩ là điều không phải chị em nào cũng nắm rõ. Nếu nữ giới xuất hiện khí hư kèm triệu chứng được liệt kê dưới đây, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
- Khí hư ra nhiều, có sự thay đổi về màu sắc như màu vàng, màu xanh, màu xám, màu nâu, màu đen... có mùi hôi khó chịu
- Vùng kín sưng tấy, ngứa, đau rát
- Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu ra máu, ra mủ...
- Đau khi quan hệ tình dục, xuất huyết bất thường khi “yêu”...
Cách điều trị khí hư vùng kín do nguyên nhân bệnh lý
Khí hư ở vùng kín có cách điều trị nào hiệu quả? Có thể nói, điều trị khí hư cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, loại bệnh lý và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Cụ thể:
- Điều trị bằng thuốc (nội khoa)
Thuốc kháng sinh điều trị được bác sĩ kê đơn chủ yếu là thuốc điều trị viêm, ngăn ngừa tái phát, giảm triệu chứng do vi khuẩn gây ra. Người bệnh cần dùng thuốc đủ liều, đủ lượng, đều đặn theo đơn thuốc của bác sĩ mới mang lại kết quả tốt nhất.
Điều trị bằng thuốc (Hình ảnh minh họa)
Tuy nhiên, thuốc tây y chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh giai đoạn đầu. Chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, hầu hết thuốc tây y đều có tác dụng phụ, chị em cần lắng nghe thật kỹ lời khuyên từ bác sĩ.
- Điều trị bằng tiểu phẫu (ngoại khoa)
Ngoại khoa thường áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, điều trị bằng nội khoa không mang lại kết quả.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị khí hư bất thường ở vùng kín theo từng nguyên nhân bệnh:
Đối với viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, bệnh lậu...: Điều trị theo phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, viba, sóng ngắn)
Đối với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung: Điều trị theo phương pháp đông – tây y kết hợp sóng cao tần RFA.
Nguyên lý hoạt động: Nhiệt lượng sóng cao tần, sóng hồng ngoại, sóng viba... dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm. Tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh, ức chế sự phát triển của virus...
Ưu điểm:
- Hạn chế đau đớn
- Thời gian điều trị nhanh, thời gian hồi phục nhanh
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, điều hòa nội tiết tố nữ, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...
Cách vệ sinh vùng kín phòng ngừa khí hư bất thường
Khí hư ở vùng kín cần được chăm sóc đúng cách và khoa học. Có như vậy chị em mới tránh được bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
Không thụt rửa âm đạo
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa âm đạo
- Không sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín có chất tẩy rửa mạnh
- Chú ý vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, những ngày hành kinh cần kiêng quan hệ tình dục
- Mặc quần lót có thoáng mát, hút ẩm tốt, chất liệu cotton
- Tránh mặc quần lót ẩm ướt, bó sát... tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Khi phát hiện triệu chứng bất thường, nên đi thăm khám phụ khoa
- Trường hợp khí hư bất thường, viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần do bệnh nhân không tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ chuyên khoa: sử dụng thuốc không đủ liều, dùng thuốc không đều đặn...
Trên đây là những thông tin tổng quan về khí hư ở vùng kín, khí hư bình thường và khí hư bất thường. Giúp phái đẹp tự trang bị kiến thức phòng ngừa cho bản thân. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Cách khử mùi hôi cậu nhỏ tại nhà an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện
- Khí hư màu trắng bột không ngứa là bệnh gì? Chữa khỏi được không?
- Ra khí hư màu nâu đen trước kỳ kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?
- [ NHẬN BIẾT ] Ra huyết trắng nhiều có phải có thai không?
- 7 bệnh lý gây ra khí hư trắng sữa và cách điều trị hiệu quả
- 8 nguyên nhân khí hư có mùi tanh và cách khắc phục