Tổng hợp các thông tin liên quan đến nội soi niệu đạo
Bài viết có ích: 625 lượt bình chọn
Nội soi niệu đạo là một kỹ thuật được áp dụng để chẩn đoán các bệnh lý về đường tiết niệu. Với quy trình này sẽ hỗ trợ trong việc đánh giá chuẩn xác tình trạng, mức độ bệnh cũng như về nguyên nhân gây bệnh cụ thể cho con người. Vậy nội soi vùng niệu đạo có vai trò quan trọng tới vậy thì quy trình thực hiện sẽ như thế nào, việc nội soi có xảy ra rủi ro biến chứng nào hay không chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết chia sẻ bên dưới này nhé.
Nội soi niệu đạo là gì?
Nội soi niệu đạo giúp bác sĩ kiểm tra đường tiểu dưới của người bệnh qua máy nội soi trong đó bao gồm có niệu đạo, bàng quang. Máy nội soi được thiết kế bằng 1 loại ống nhỏ có đầu gắn kèm camera, sau đó bằng chuyên môn bác sĩ đưa ống nội soi vào lỗ niệu đạo để quan sát hình ảnh bên trong đường tiết niệu.
Nội soi cơ quan niệu đạo thường không gây mất quá nhiều thời gian, việc thực hiện diễn ra trong khoảng từ 10 đến 15 phút và sau nội soi ngay trong ngày người bệnh có thể về nhà mà không cần nằm viện. Việc nội soi sẽ hỗ trợ phát hiện các bệnh lý như hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo,...Người bệnh có thể lựa chọn nội soi với ống mềm hoặc ống cứng sau khi đã cân nhắc về các ưu nhược điểm của chúng.
Nội soi không chỉ giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý mà còn hỗ trợ trong việc điều trị hiệu quả một số bệnh mà không phải làm phẫu thuật.
-
Đối với việc nội soi bằng ống mềm
Khi lựa chọn nội soi bằng ống mềm sẽ giúp bác sĩ quan sát dễ dàng trong niệu đạo và cả bàng quang, quá trình nội soi sẽ ít gây đau, người bệnh có thể thoải mái khi nội soi. Tuy nhiên khi dùng ống mềm sẽ không trị được triệt để những vấn đề tại niệu đạo, việc đưa dụng cụ can thiệp còn gặp nhiều khó khăn
- Đối với việc nội soi bằng ống cứng
Trái ngược với việc nội soi bằng ống mềm thì khi dùng ống cứng để nội soi có thể đưa được đa dạng các dụng cụ can thiệp, bác sĩ dễ kiểm soát dụng cụ soi, thao tác dễ dàng. Tuy nhiên nhược điểm có thiết bị này đó là sẽ khó quan sát được toàn bộ niệu đạo và thường sẽ gây đau, gây khó chịu cho người bệnh. Trước khi tiến hành nội soi người bệnh sẽ cần phải được gây mê.
Tóm lại, tùy thuộc vào mục đích của việc nội soi người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp nội soi phù hợp.
Quy trình thực hiện nội soi niệu đạo như thế nào?
Nội soi niệu đạo cần phải được thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo về mức độ an toàn và tính chính xác tuyệt đối. Theo đó, các chuyên gia cho biết, nội soi ở niệu đạo sẽ cần đảm bảo đúng theo quy trình như sau:
1. Chuẩn bị
Để đảm bảo an toàn, trước khi nội soi tại niệu đạo bệnh nhân sẽ cần chuẩn bị một vài vấn đề sau:
- Nhịn ăn uống từ đêm trước hôm nội soi hoặc dùng thuốc gây tê
- Uống kháng sinh trước nội soi ( tùy từng trường hợp)
- Thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng nhất là các loại thống chống đông máu
2. Thực hiện nội soi
- Bước 1: Bệnh nhân được thực hiện ở tư thế nằm ngửa. Bác sĩ vệ sinh bên ngoài niệu đạo cho người bệnh
- Bước 2: Bôi gel lên lỗ niệu đạo để di chuyển ống nội soi trong niệu đạo một cách linh động, giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh
- Bước 3: Đưa ống nội soi nhẹ nhàng vào niệu đạo, bác sĩ quan sát qua màn hình
- Bước 4: Kéo ống nội soi nhẹ nhàng ra ngoài, vệ sinh niệu đạo sạch sẽ
3. Hồi sức sau nội soi
Bệnh nhân sau khi được nội soi xong sẽ được đưa về phòng nghỉ tại chỗ và chờ kết quả. Đa số sẽ được về ngay trong ngày và hồi phục sau không quá 4 giờ.
Trong mọi trường hợp được nội soi đều cần phải tuân thủ theo đúng quy trình các bước trên đây. Trước khi nội soi người bệnh nên lắng nghe bác sĩ tư vấn cụ thể về quy trình này.
Khi nào cần nội soi niệu đạo?
Nội soi niệu đạo là chỉ định đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa với nhiều trường hợp khác nhau. Theo đó chỉ định này thường được thực hiện với những trường hợp sau đây:
- Đi tiểu ra máu: ngoài việc xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp X - quang trong nhiều trường hợp cần nội soi để chẩn đoán chính xác bệnh lý.
- Bị rối loạn đường tiểu dưới: các biểu hiện xuất hiện bao gồm có tiểu đau, tiểu khó, tiểu không kiểm soát,...
- Tầm soát khối u ác tính: nội soi chẩn đoán chính xác sự chèn ép, xâm lấn của khối u để có phác đồ điều trị hiệu quả kịp thời
- Sỏi bàng quang: nội soi trong trường hợp này với mục đích tán sỏi bàng quang, lấy sỏi cũng như dị vật ở bàng quang
- Đặt ống thông tiểu: Nội soi để đặt ống thông vào niệu quản để hỗ trợ nước tiểu được lưu thông dễ dàng hơn
- Viêm tiền liệt tuyến: Nội soi cắt đốt tiền liệt tuyến và cắt mô u xơ đưa ra ngoài.
Các vấn đề cần lưu ý khi nội soi niệu đạo
Nội soi niệu đạo không phải là kỹ thuật quá phức tạp tuy nhiên nó vẫn đòi hỏi về sự tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối do đó khi được chỉ định nội soi, người bệnh nên lưu ý tới các vấn đề như sau:
- Chia sẻ rõ ràng tình trạng bệnh đang gặp phải, tuyệt đối không giấu diếm, trả lời những câu hỏi của bác sĩ bởi trong một số trường hợp có thể phải chống chỉ định nội soi có nghĩa là không thể nội soi được.
- Cân nhắc, tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện nội soi: đảm bảo về chất lượng, trang thiết bị y tế, tay nghề bác sĩ để tránh gặp phải các rủi ro nguy hiểm hay việc chẩn đoán sai kết quả
- Sau nội soi không uống bia rượu, không lái xe, không mang vác vật nặng và kiêng quan hệ tình dục khoảng 1 - 2 tuần
- Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau nội soi cần tái khám lại ngay để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Việc nội soi nếu không được tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định người bệnh có thể sẽ gặp phải các biến chứng sau nội soi như sau:
- Biến chứng nhiễm trùng đường tiểu: kỹ thuật nội soi ở niệu đạo có thể gây nhiễm trùng với các biểu hiện đau khi tiểu, sốt toàn thân,...thường gặp nhất là khi nội soi loại bỏ sỏi bàng quang 5cm
- Chảy máu vùng sinh thiết: biến chứng xảy ra với các biểu hiện bất thường sau nội soi như đi tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng
- Hạ natri máu: cơ thể bị mất cân bằng lượng natri tự nhiên.
- Biến chứng thủng bàng quang: biến chứng xảy ra khi đang thực hiện nội soi, do sai kỹ thuật, do dùng dụng cụ nội soi sai.
Tổng hợp những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ về kỹ thuật nội soi niệu đạo, việc nắm rõ về những kiến thức cũng là một điều cần thiết đối với bất cứ một ai. Ngoài ra, với mọi vấn đề thắc mắc khác người bệnh có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí.
- Viêm niệu đạo chlamydia là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu về viêm niệu đạo không đặc hiệu và biện pháp phòng tránh - điều trị an toàn
- Tình trạng niệu đạo bị viêm là gì? - Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và điều trị như thế nào?
- So sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ - Tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở niệu đạo
- Xét nghiệm tế bào biểu mô niệu đạo cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?
- Ung thư niệu đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ