Đừng bỏ qua nguyên nhân bệnh lậu ở miệng để phòng ngừa hiệu quả hơn!

Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 616 lượt bình chọn

Nguyên nhân bệnh lậu ở miệng ngoài quan hệ tình dục bằng đường miệng còn có thể lây nhiễm qua những con đường nào khác? Vì sao một số người dù đã tránh quan hệ bằng miệng nhưng vẫn mắc bệnh? Có cách nào chữa dứt điểm bệnh lậu ở miệng hay không? 

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh căn bệnh này và để giải đáp toàn bộ thắc mắc, chuyên gia y tế tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh lậu ở miệng

Bệnh lậu ở miệng là 1 dạng nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào niêm mạc miệng, cổ họng và gây viêm nhiễm.

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục nên không chừa bất kỳ giới tính nào, cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc như nhau. Những nguyên nhân bệnh lậu ở miệng phổ biến bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) với người bị nhiễm lậu.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chứa vi khuẩn lậu (từ bộ phận sinh dục hoặc hậu môn).
  • Sử dụng chung dụng cụ tình dục mà không vệ sinh đúng cách.
  • Hiếm gặp: Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp (dùng chung khăn, bàn chải đánh răng…) nhưng nguy cơ này rất thấp.

Nhiều trường hợp bệnh lậu ở miệng không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi bắt đầu có dấu hiệu, người bệnh thường gặp các biểu hiện như:

  • Đau họng kéo dài, dễ nhầm với viêm họng do virus.
  • Sưng đỏ niêm mạc họng, có thể có mủ trắng hoặc vàng trên amidan.
  • Khó nuốt, đau khi nuốt.
  • Hơi thở nặng mùi dù vệ sinh răng miệng đều đặn.
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi trong một số trường hợp nặng.
  • Hạch bạch huyết ở cổ sưng to, đau nhức.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Bệnh lậu ở miệng có nguy hiểm không?

Chuyên gia y tế khẳng định: Lậu ở miệng không chỉ là một căn bệnh nhiễm trùng đơn giản mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe toàn thân.

Biến chứng tại vùng miệng & họng thường gặp nhất và cụ thể như sau:

  • Viêm họng lậu mãn tính: Đau rát cổ họng kéo dài, sưng đỏ niêm mạc họng và xuất hiện các mảng mủ trắng hoặc vàng.
  • Áp xe quanh amidan: Vi khuẩn lậu có thể gây nhiễm trùng nặng, dẫn đến hình thành ổ áp xe quanh amidan, gây đau họng dữ dội, khó nuốt, sưng to một bên cổ họng, sốt cao.
  • Viêm hạch bạch huyết vùng cổ: Các hạch bạch huyết ở cổ sưng to, đau nhức, gây khó chịu khi nuốt và có thể dẫn đến sốt cao.

Biến chứng lan rộng trong cơ thể xảy ra khi người bệnh không phát hiện bệnh sớm hoặc phát hiện nhưng chủ quan, nhầm lẫn với bệnh khác:

  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng huyết, biểu hiện qua sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, viêm khớp do lậu, lên mụn mủ, ban đỏ, nguy cơ sốc nhiễm trùng phải cấp cứu.
  • Viêm khớp: Vi khuẩn di chuyển đến các khớp, gây viêm khớp nhiễm khuẩn, làm sưng đau, tấy đỏ,  ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Viêm màng não: Hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, vi khuẩn lậu lan lên não gây ra các triệu chứng: đau đầu dữ dội, cứng cổ, khó cử động cổ, rối loạn ý thức, lú lẫn, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
  • Viêm màng trong tim: Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu có thể gây nhiễm trùng van tim, dẫn đến suy tim, khó thở, phù nề, thậm chí là tử vong.

Biến chứng về sức khỏe sinh sản và lây nhiễm, không chỉ có bản thân nhiễm bệnh mà còn lây sang những người xung quanh như bạn đời, con cái.

  • Tăng nguy cơ nhiễm HIV: Viêm nhiễm do lậu làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện cho HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn khi quan hệ tình dục không an toàn.
  • Lây nhiễm cho bạn tình: Bệnh có khả năng lây lan nếu người bệnh tiếp tục quan hệ mà không có biện pháp bảo vệ với nhiều bạn tình.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu phụ nữ mang thai bị bệnh lậu mà không điều trị, vi khuẩn có thể lây sang em bé trong lúc sinh thường, gây viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến mù lòa.

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

Làm gì khi bị bệnh lậu ở miệng?

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Việc chẩn đoán chính xác cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa bằng 1 số phương pháp sau:

  • Xét nghiệm dịch họng kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn lậu.
  • Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm để xác định mức độ kháng kháng sinh.
  • Xét nghiệm PCR giúp phát hiện DNA của vi khuẩn nhanh chóng và chính xác.

Sau khi chẩn đoán và nhận kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, can thiệp ngoại khoa không phải là phương pháp chính để điều trị bệnh lậu ở miệng, trừ khi có biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, điều trị bằng kháng sinh là phương pháp tối ưu.

Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ, vì dễ rơi vào tình trạng bị lừa mua thuốc kém chất lượng, gây hại thêm mà còn lãng phí tiền bạc!

1. Điều trị bằng kháng sinh

Hiện nay, do tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu ngày càng gia tăng, phác đồ điều trị đã được cập nhật để đảm bảo hiệu quả.

Kháng sinh tiêm (phác đồ ưu tiên)

Bác sĩ thường chỉ định Ceftriaxone 500mg - kháng sinh mạnh nhất hiện nay để điều trị bệnh lậu, đặc biệt là lậu kháng thuốc.

  • Tiêm 1 liều duy nhất nếu dưới 150kg, nếu trên 150kg, có thể cần 1g.
  • Trường hợp nhiễm Chlamydia kèm theo, bác sĩ sẽ kê thêm Azithromycin hoặc Doxycycline.

Kháng sinh uống (trong trường hợp không thể tiêm)

Trong trường hợp không thể tiêm Ceftriaxone, bác sĩ có thể chỉ định các kháng sinh thay thế như:

  • Cefixime 800mg (uống 1 liều duy nhất)
  • Azithromycin 2g (uống 1 lần duy nhất) (nhưng ít được khuyến cáo do nguy cơ kháng thuốc cao)

2. Hỗ trợ phục hồi

Ngoài dùng thuốc kháng sinh, người bệnh nên kết hợp 1 số biện pháp sau giúp giảm triệu chứng viêm họng, đau rát, khó chịu:

  • Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn: Dùng nước muối sinh lý hoặc Betadine Gargle để súc miệng 2-3 lần/ngày giúp giảm viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước, bổ sung vitamin C: Giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Tránh thực phẩm cay nóng, rượu bia, thuốc lá: Hạn chế kích thích vùng họng, giúp niêm mạc miệng mau lành.
  • Không quan hệ tình dục bằng miệng trong quá trình điều trị: Tránh lây nhiễm cho bạn tình và làm bệnh trở nặng hơn.

Điều trị cho bạn tình: Nếu bạn mắc bệnh lậu ở miệng, bạn tình cũng cần được kiểm tra & điều trị ngay cả khi họ chưa có triệu chứng.

Người bệnh nếu đang tìm kiếm 1 địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh xã hội uy tín ở Hà Nội, đừng bỏ qua Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Đây là cơ sở chuyên khoa hàng đầu với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Trong đó không thể không nhắc đến Tiến sĩ, Bác sĩ Trịnh Tùng, Bác sĩ Đỗ Quang Thế, Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương là những bác sĩ CKI cao cấp, hiện đang phụ trách chuyên môn tại phòng khám, được nhiều bệnh nhân yêu mến, tin tưởng lựa chọn.

Địa chỉ phòng khám: Số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số hotline: 0243 9656 999. Mở cửa từ 8:00 - 20:00 tất cả các ngày trong tuần tiếp đón bệnh nhân, kể cả ngày lễ, Tết.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

 

Cách phòng tránh bệnh lậu ở miệng

Để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh lậu ở miệng, bạn cần có biện pháp phòng tránh đúng cách. Chuyên gia có 1 số lời khuyên hữu ích như sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng khi quan hệ tình dục bằng miệng. Chỉ chung thủy với 1 bạn tình, tránh quan hệ bừa bãi.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nếu có đời sống tình dục không an toàn, nên xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Phụ nữ mang thai cũng nên xét nghiệm để tránh lây nhiễm cho em bé.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu… với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng lưu ý rằng việc đánh răng không thể ngăn ngừa bệnh lậu nếu đã có tiếp xúc với vi khuẩn.
  • Không quan hệ tình dục khi có triệu chứng lạ ở miệng hoặc họng: Nếu bị đau họng kéo dài, có mủ ở amidan, hơi thở hôi, viêm loét miệng hoặc hạch sưng đau, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.

[Shortcode tư vấn 3]

 

Như vậy, bài viết đã làm rõ các nguyên nhân gây bệnh lậu ở miệng, qua đó giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về căn bệnh này. Mặc dù lậu ở miệng không trực tiếp gây vô sinh, nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn rất đáng lo ngại. Vì vậy, đừng chần chừ thăm khám khi có dấu hiệu bất thường. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, đừng ngần ngại đặt câu hỏi tại đây với tổng đài tư vấn 24/7 để được hỗ trợ miễn phí và kịp thời.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối