Đâu là nguyên nhân gây bí tiểu ở nam giới và cách khắc phục hiệu quả
Bài viết có ích: 574 lượt bình chọn
Bí tiểu ở nam giới hay không đi tiểu được, không phải là dấu hiệu hiếm gặp ở nam giới. Tình trạng này khiến nam giới rất khó chịu, không thể đi tiểu được mặc dù bàng quang căng tức. Bí tiểu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới, đặc biệt là nam giới trung niên nếu không được chữa trị kịp thời.
Hiểu đúng về tình trạng bí tiểu ở nam giới là gì?
Bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Bí tiểu ở nam giới là tình trạng người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được. Tình trạng này gặp nhiều ở nam giới trong độ tuổi trưởng thành trong đó tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 10 lần nữ giới, phổ biến nhất trong độ tuổi từ 40 – 80 tuổi.
Bạn PV.H (35 tuổi, Hà Nội): Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi thường xuyên gặp phải tình trạng buồn tiểu nhưng không đi tiểu được. Nếu có đi tiểu thì nước tiểu chỉ rỏ vài giọt, đứng lâu mới tiểu được. Tôi có thấy một số dấu hiệu kèm theo như bứt rứt, đau vùng bụng dưới rốn, thời gian buồn tiểu liên tục không kể ngày hay đêm. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi đây là dấu hiệu bệnh gì?
Bí tiểu được chia thành 2 loại theo các dấu hiệu sau:
- Bí tiểu mãn tính: xuất hiện trong thời gian dài, buồn tiểu nhưng không đi tiểu hết được hoàn toàn, các biểu hiện không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nếu không phát hiện được những bất thường sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.
- Bí tiểu cấp tính: Xuất hiện đột ngột, người bệnh muốn đi tiểu nhưng không thể đi được gây nên tình trạng đau bụng dưới, tức bụng, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, cần có sự hỗ trợ khám và chữa trị sớm.
Cho dù tình trạng bí tiểu không đi tiểu được xuất hiện do nguyên nhân nào cũng cần được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu càng để lâu không điều trị gây ảnh hưởng đến cuộc sống và nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng.
Nguyên nhân gây bí tiểu ở nam giới là do đâu?
Thông thường khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định (khoảng 250 – 300ml) sẽ tạo ra “tín hiệu” đến não bộ báo bạn cần đi tiểu. Thế nhưng bí tiểu ở nam giới thì khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đầy nhưng không tiểu được. Nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu này là do:
- Bàng quang không liên hệ với hệ thần kinh thực vật điều này gây ảnh hưởng đến việc điều khiển phản xạ đi tiểu khiến bàng quang không co bóp đủ mạnh.
- Do nam giới bị chấn thương cột sống hoặc chấn thương xương chậu.
- Nam giới bị mắc các bệnh bàng quang như viêm bàng quang cấp, viêm bàng quang mạn, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang,…
- Nam giới bị mắc các bệnh ở niệu đạo như: viêm niệu đạo mạn tính gây xơ hóa, chít hẹp niệu đạo do viêm nhiễm bởi bệnh lậu hoặc do vi khuẩn chlamydia.
- Do ảnh hưởng của các bệnh của tuyến tiền liệt làm đè nén, chèn ép vào cổ bàng quang.
- Một số trường hợp có thể bị bí tiểu nhất thời do tâm lý như đi tàu xe chật chội, ngồi học hoặc họp trong thời gian lâu,…
Bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể khiến nam giới gặp phải tình trạng khó khăn mỗi lần đi tiểu. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu khó khăn khi đi tiểu bạn cần thăm khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Dấu hiệu bí tiểu ở nam giới không khó nhận biết nhưng thường bị bỏ qua
Tình trạng bí tiểu ở nam giới xuất hiện các triệu chứng như thế nào phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh. Thời gian đầu người bệnh thường không có dấu hiệu cụ thể hoặc tình trạng bí tiểu diễn ra không thường xuyên nhưng khi bệnh đã chuyển nặng các dấu hiệu này sẽ xuất hiện thường xuyên và liên tục.
- Người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu ngay nhưng đứng rất lâu trong nhà vệ sinh lại không thể đi tiểu được
- Mỗi lần đi tiểu nam giới lại thấy đau đớn và khó chịu ở vùng bụng dưới, thậm chí có thể đau dọc niệu đạo ngược lên bàng quang.
- Nếu trong trường hợp bị bí tiểu quá lâu mà không đi tiểu được thì cần phải cấp cứu ngay để giải phóng nước tiểu tích tụ bên trong.
- Mất kiểm soát bàng quang, bàng quang co bóp không theo điều hành của hệ thống thần kinh trung ương,
- Dòng nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, nước tiểu có mùi hoặc có màu bất thường.
Dấu hiệu bí tiểu thường dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu khó đi tiểu, tiểu són… Mỗi dấu hiệu lại kèm theo biến chứng khác nhau, do đó ngay khi nghi ngờ mắc bệnh bạn hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám.
Bí tiểu ở nam giới có nguy hiểm không, dấu hiệu bệnh gì?
Bí tiểu ở nam giới ngoài những nguyên nhân đã nêu trên thì còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nam khoa khác nhau. Mỗi căn bệnh lại có những dấu hiệu và biểu hiện không giống nhau cũng như cách khắc phục theo từng nguyên nhân.
- Tắc nghẽn niệu đạo: Tình trạng này khiến dòng nước chiểu bị chặn không thoát ra bên ngoài cơ thể. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh lý như phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, do khối ung thư chèn ép, sỏi đường tiết niệu hoặc người bệnh bị táo bón nặng.
- Do mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ tiết chế các chất nhờn để pha loãng tinh trùng thành tinh dịch, nó nằm bao quanh cổ bàng quang. Do đó nước tiểu sẽ chảy qua niệu đạo và qua cả bộ phận này. Chính vì vậy, khi bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ khiến nước tiểu bị cản trở và khó đi tiểu.
- Cơ bàng quang bị suy yếu: Tình trạng này thường gặp ở những người mắc các bệnh tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, đái tháo đường hoặc các bệnh ở thắt lưng… Những căn bệnh này sẽ chi phối và ảnh hưởng đến cơ bàng quang, khiến bàng quang không co bóp và làm trống hoàn toàn, gây bí tiểu.
Bất cứ dấu hiệu bệnh lý nào gây bí tiểu cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Bí tiểu khiến nam giới đau rát khó chịu, buồn tiểu mà không đi tiểu được gây bứt rứt, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt. Do đó các biện pháp thăm khám và điều trị cần sớm được thực hiện.
Bí tiểu ở nam giới khắc phục bằng cách nào hiệu quả?
Tình trạng bí tiểu ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cho dù là nguyên nhân nào thì việc thăm khám các bác sĩ chuyên khoa là hết sức cần thiết. Dựa vào những dấu hiệu từng nam giới gặp phải các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Một số các chỉ định có thể được thực hiện khi bạn gặp phải dấu hiệu khó đi tiểu, bí tiểu bao gồm: xét nghiệm máu để phát hiện chất PSA, chụp x-quang sỏi đường tiết niệu, siêu âm kích thước tuyến tiền liệt…
Với nam giới lớn tuổi khi có dấu hiệu bị phì đại tuyến tiền liệt hay viêm nhiễm sẽ được chỉ định dùng thuốc. Nếu sử dụng thuốc không hiệu quả sẽ được tiến hành phẫu thuật. Việc áp dụng phương pháp điều trị nào sẽ do các bác sĩ chuyên khoa quyết định.
Khi gặp dấu hiệu tiểu buốt, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ bạn cần chú ý: Quan hệ tình dục an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo vì căn bệnh này có thể gây hẹp niệu đạo; Hạn chế sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia để tránh căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn…
Trên đây là một số thông tin về tình trạng bí tiểu ở nam giới hy vọng sẽ giúp nam giới hiểu hơn về tình trạng này để có biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp về tình trạng khó tiểu, đi tiểu buốt, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa qua số 0243 9656 999 để được giải đáp.
- Thông tin chi tiết từ A - Z về nhiễm trùng đường tiểu
- Nước tiểu không nín được có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
- Nước tiểu có bọt và mùi hôi: nguyên nhân và cách cải thiện
- [Giải đáp] Đi tiểu xong bị buốt ở nữ uống thuốc gì?
- [Chuyên gia giải đáp] Ăn gì để hết đi tiểu đêm?
- Cách chữa nước tiểu có mùi hôi bạn chắc chắn không nên bỏ qua