Nhiễm trùng niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bài viết có ích: 288 lượt bình chọn
Nhiễm trùng niệu đạo có thể gặp ở cả nam giới cả nữ giới, trong đó nam giới độ tuổi sinh sản thường có tỷ lệ mắc cao hơn. Bệnh lý này cần được sớm phát hiện và điều trị để tránh gây ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.
Nhiễm trùng niệu đạo là gì?
Nhiễm trùng niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng tại niệu đạo, thường do vi khuẩn ra. Bệnh được chia thành tình trạng cấp tính và mãn tính, trong đó tiết dịch niệu đạo và đau buốt tiểu tiện là triệu chứng điển hình.
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu đào thải từ bàng quang ra ngoài, ở nam giới còn là đường thoát ra của tinh dịch mỗi khi xuất tinh. Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn được chia thành 2 nhóm chính là nhiễm trùng do lậu và nhiễm trùng không do lậu.
- Viêm niệu đạo không do lậu: bao gồm E.coli, mycoplasma, chlamydia…Trong đó vi khuẩn chlamydia thường gặp nhất.
- Viêm niệu đạo do lậu: Chủ yếu do vi khuẩn lậu cầu gây ra, thuộc nhóm vi khuẩn gram âm chiếm đến 20% tổng số ca viêm niệu đạo.
Tình trạng nhiễm trùng tại niệu đạo còn có thể không liên quan đến tác nhân lây truyền qua đường tình dục như biến chứng sau thủ thuật đường tiểu (nội soi bàng quang, đặt thông tiểu…), sỏi niệu đạo hay dị vật niệu đạo…
Nguyên nhân gây nhiễm trùng niệu đạo do đâu?
Nhiễm trùng niệu đạo xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập tấn công niệu đạo và phát triển tại đây. Có thể xảy ra khi vi khuẩn từ hậu môn tấn công sang niệu đạo, một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại niệu đạo bao gồm:
- Dị tật đường tiểu bẩm sinh
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ nhiều bạn tình
- Thói quen vệ sinh cá nhân kém
- Ức chế hệ thống miễn dịch
- Tắc nghẽn ống niệu đạo
- Người đặt ống thông tiểu
- Người vừa tiến hành phẫu thuật tiết niệu gần đây
- Tiền sử mắc các bệnh lý tiểu đường, HIV, hoá trị ung thư, sử dụng ức chế miễn dịch…
- Lạm dụng kháng sinh làm phá vỡ hệ cân bằng lợi khuẩn trong đường tiết niệu và đường ruột….
Nhận biết ngay các triệu chứng nhiễm trùng niệu đạo
Triệu chứng nhiễm trùng niệu đạo điển hình là tình trạng tiết dịch niệu đạo (trắng hoặc xanh vàng, đặc như mủ) cùng cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu.
Ngoài ra, để nhận biết sớm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể chú ý các triệu chứng bao gồm:
- Cảm giác buốt rát khi tiểu tiện (trong khi tiểu tiện hoặc cuối bãi).
- Đi tiểu nhiều lần bất thường, tuy nhiên lượng nước tiểu rất ít, thậm chí chỉ rặn ra được ít nước tiểu.
- Nước tiểu đục màu và có mùi rất khai nồng, thậm chí trong nước tiểu có lẫn máu.
- Cảm giác đau tức bụng dưới, đau nhức thắt lưng.
- Các triệu chứng toàn thân: Sốt, mệt mỏi, run rẩy…
Nhiễm trùng niệu đạo có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng niệu đạo nếu được phát hiện và chữa trị đúng cách kịp thời rất hiếm khi gây ra biến chứng. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng kéo dài không được điều trị là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ.
- Nhiễm trùng bị tái phát, nhất là ở những người đã bị nhiễm trùng từ 2 lần trở lên trong vòng 6 tháng trở lại đây.
- Vi khuẩn tấn công ngược dòng vào bàng quang, niệu quản và thận, nguy hiểm nhất là tấn công vào thận gây tổn thương vĩnh viễn tại đây. Nguy cơ suy thận cấp tính hoặc mãn tính, viêm bể thận,...
- Gây hẹp niệu đạo ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện và xuất tinh sau này.
- Nhiễm trùng máu do vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào máu. Biến chứng này có thể đe doạ tính mạng người bệnh.
Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng niệu đạo hiện nay
Như vậy, nhiễm trùng niệu đạo cần được sớm phát hiện và điều trị y tế để tránh gặp phải các biến chứng đáng tiếc. Việc chủ động phòng ngừa và tiến hành điều trị ngay khi phát hiện triệu chứng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bệnh.
1. Cách phòng ngừa nhiễm trùng niệu đạo hiệu quả
Hãy tham khảo ngay một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng niệu đạo tốt nhất:
- Không được nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, đồng thời hãy chắc chắn rằng nước tiểu đã được đào thải hết ra khỏi bàng quang khi tiểu tiện.
- Uống nhiều nước giúp hỗ trợ đào thải vi khuẩn ra khỏi bàng quang niệu đạo.
- Nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn.
- Vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn tấn công vào niệu đạo.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cả trước và sau khi quan hệ.
- Nên đi tiểu sau khi quan hệ để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn có hại đã xâm nhập vào niệu đạo.
- Thông báo với bạn tình khi phát hiện bị viêm niệu đạo, đồng thời thăm khám và điều trị song song cùng bạn tình để ngăn ngừa nguy cơ tái phát trong tương lai.
- Kiêng quan hệ tình dục khi điều trị bệnh để phòng ngừa lây nhiễm chéo, giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
2. Cách điều trị nhiễm trùng niệu đạo như thế nào?
Bệnh nhiễm trùng niệu đạo sẽ không thể tự khỏi nếu không được tiến hành điều trị nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, loại bỏ nhanh chóng triệu chứng viêm nhiễm và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Với trường hợp phức tạp như người ghép tạng, người có tiền sử mắc bệnh ảnh hưởng đến đường tiết niệu….việc điều trị có thể sẽ phức tạp hơn, kéo dài lâu hơn từ 7-14 ngày.
Để phòng ngừa nguy cơ kháng thuốc, bệnh nhân cần chú ý tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ngưng thuốc khi thấy triệu chứng đã đỡ hẳn hoặc cơ thể đã khoẻ hơn. Các triệu chứng nhiễm trùng có thể biến mất trước khi tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Việc bỏ dở điều trị có thể làm tăng nguy cơ tái phát mạn tính trong tương lai. Trường hợp bạn bị tái nhiễm 2-3 lần/ năm cần trao đổi với bác sĩ để được điều trị theo phác đồ phù hợp hơn.
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, ngoài việc điều trị bằng thuốc chuyên khoa kê đơn sẽ được điều trị bằng công nghệ trị liệu quang dẫn CRS II tiên tiến.
- Giúp tăng hiệu quả hấp thu thuốc, từ đó phát huy tối đa hiệu quả điều trị như mong muốn, loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng viêm nhiễm.
- Phương pháp điều trị vật lý nên không gây đau đớn hay biến chứng, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Tăng cường hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sử dụng kháng sinh từ đó giảm nguy cơ kháng thuốc.
- Hạn chế nguy cơ tái phát, không cần nằm viện, hồi phục nhanh chóng.
- Thời gian điều trị nhanh.
Quá trình điều trị nhiễm trùng niệu đạo tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng được trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa Nam học - Ngoại tiết niệu điều trị. Các bác sĩ có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm dày dặn đưa ra phác đồ chuẩn chỉ, phù hợp với hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh có thể đặt lịch khám ngoài giờ/ cuối tuần mà không lo phụ phí ngoài giờ. Khi đến khám không cần chờ đợi lâu, vào khám ngay và được bác sĩ tư vấn cụ thể tình trạng bệnh.
Trên đây, thông tin về bệnh nhiễm trùng niệu đạo đã được chia sẻ cụ thể. Nếu còn bất kỳ các thắc mắc cần được giải đáp, đừng ngần ngại gọi ngay về số hotline 0243.9656.999 để được giải đáp và hỗ trợ tận tình.
- Viêm niệu đạo chlamydia là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu về viêm niệu đạo không đặc hiệu và biện pháp phòng tránh - điều trị an toàn
- Tình trạng niệu đạo bị viêm là gì? - Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và điều trị như thế nào?
- So sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ - Tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở niệu đạo
- Xét nghiệm tế bào biểu mô niệu đạo cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?
- Ung thư niệu đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ